Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Nam Định



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG 3
1.1.1. Khái niệm về tín dụng 3
1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của tín dụng 4
1.1.3. Bản chất của tín dụng 5
1.1.4. Chức năng của tín dụng 5
1.1.5. Vai trò của tín dụng 5
1.2. Phân loại tín dụng 7
1.2.1. Dựa vào thời hạn cho vay 7
1.2.2. Dựa vào mục đích sử dụng vốn 7
1.2.3. Dựa vào cách cho vay 7
1.2.4. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng 8
1.2.5. Dựa vào cách hoàn trả nợ vay 8
1.2.6. Dựa vào hình thái giá trị tín dụng 8
1.2.7. Dựa vào xuất xứ tín dụng 8
1.3.Quy trình tín dụng 9
1.4. Chất lượng tín dụng 16
1.4.1. Khái niệm 16
1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng 17
1.4.2.2. Đối với khách hàng 18
1.4.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng 18
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá 19
1.4.3.1. Chỉ tiêu đánh giá định tính 19
1.4.3.2. Các chỉ tiêu định lượng 20
1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 24
1.4.3.1. Nhân tố không kiểm soát được 24
1.4.3.2. Nhân tố kiểm soát được 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 30
2.1. Giới thiệu về Quỹ tín dụng Trung ương 30
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 30
2.1.2. Đôi nét về quỹ tín dụng nhân dân Trung ương- Chi nhánh Nam Định 30
2.1.2.1. Giới thiệu về QTDTW chi nhánh Nam Định 30
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của QTDTW Chi nhánh Nam Định 31
2.1.3. Các sản phẩm, dịnh vụ của QTDTW Chi nhánh Nam Định 35
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương- Chi nhánh Nam Đinh 36
2.2.1. Công tác huy động vốn 36
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn 40
2.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác 42
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 43
2. 3. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Nam Định 45
2.3.1. Các chỉ tiêu định tính 45
2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng 46
2.3.2.1. Dư nợ và kết cấu dư nợ 46
2.3.2.2. Doanh số cho vay 51
2.3.2.3 Doanh số thu nợ 54
2.3.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn 58
2.3.2.5 Vòng quay vốn tín dụng 59
2.3.2.6. Thu nhập từ hoạt động tín dụng 60
2.3.2.7. Chỉ tiêu nợ quá hạn 61
2.4. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương Chi nhánh Nam Định 63
2.4.1. Những kết quả đạt được 63
2.4.2. Những tồn tại trong hoạt động tín dụng 63
2.4.3. Những nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 63
TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH 63
3.1. Định hướng mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh Nam Định 63
3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trong thời gian tới 63
3.1.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng 63
3.1.2.1.Định hướng chung 63
3.1.2.2.Mục tiêu hoạt động kinh doanh 63
3.2. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của QTDTW Chi nhánh Nam Định 63
3.2.1 Tăng cường hoạt động huy động vốn 63
3.2.2. Thực hiện tốt quy trình tín dụng và nâng cao chất lượng thẩm định 63
3.2.3. Mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng – chiến lược kinh doanh mới 63
3.2.4. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin 63
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm thu hút và mở rộng khách hàng 63
3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 63
3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 63
3.2.8. Đổi mới công nghệ 63
3.2.9. Xây dựng và sử dụng hợp lý quỹ dự phòng bù đắp rủi ro 63
3.2. Một số kiến nghị 63
3.2.1. Kiến nghị với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 63
3.2.1.1. Hoàn thiên và tạo lập một môi trường pháp lý cũng như các chính sách của Nhà nước để đảm bảo cho hoạt động tín dụng. 63
3.3.1.2. Sủ dụng tốt các công cụ tiền tệ 63
3.3.1.3. Tăng cường hiệu quả của hệ thống thông tin 63
3.3.2. Kiến nghị với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 63
KẾT LUẬN 63
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Định đạt 335,5 tỷ đồng tăng 91 tỷ đồng so với năm 2007 với mức tăng là 27,1%. Năm 2009 tiếp tục bám sát thị trường và thực hiện nghiêm túc các chính sánh vĩ mô của NHNN để có thể đưa ra chính sách kinh doanh hợp lý. Do vậy, năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 554,5 tỷ đồng tăng 128 tỷ đồng so với 2008 với mức tăng 30%.
Bảng 2: Quy mô và tốc độ huy động vốn của QTDTW Chi nhánh Nam Định
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng nguồn vốn huy động
335,5
426,5
554,5
I. Phân theo kỳ hạn
100%
100%
100%
1. Không kỳ hạn
7,0
2,1%
23,5
5,5%
19,4
4,5%
2. Có kỳ hạn
328,5
97,9%
403
94.5%
535,1
96.5%
II. Phân theo đối tượng
100%
100%
100%
1. Tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở
14,1
4,2%
14,1
3.3%
9,4
1,7%
2. Tiền gửi dân cư
316,4
94,3%
406,8
95.4%
538,4
97.1%
3. Tiền gửi các tổ chức kinh tế
5,0
1,5%
5,6
1.3%
6,7
1,2%
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009 )
Qua bảng số liệu ta có thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng đều qua năm. Nguồn vốn huy động phân theo 2 hình thức: huy động theo kỳ hạn và huy động phân theo đối tượng.
Huy động vốn phân theo kỳ hạn: là cách huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Qua bảng số liệu ta thấy cả hai loại này lượng tiền huy động đều tăng qua các năm, nhưng nguồn huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2007, nguồn vốn huy động có kỳ hạn đạt 328,5 tỷ đồng chiếm 97,9% tổng nguồn huy động. Năm 2008, khi lạm phát tăng cao, đồng thời sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD đã khiến cho lãi suất tiền gửi thay đổi liên tục. Vì vậy, đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân không biết gửi đâu thì an toàn và có khả năng sinh lời cao nhất khi đồng nội tệ thì đang dần mất giá, theo đó năm 2008 tiền gửi có kỳ hạn đạt 403 tỷ đồng. Tuy quy mô vẫn tăng so với 2007 nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 94,5% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009, khi nền kinh tế của đất nước đã dần ổn định thì tiền gửi có kỳ hạn lại tăng so với 2008, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm 96,5% tương đương với 535,1 tỷ đồng. Cùng với lượng tiền gửi có kỳ hạn thì lượng tiền không kỳ hạn cũng tăng đều qua các năm. Năm 2007, đạt 7,0 tỷ đồng với tỷ trọng 2,1% trong nguồn huy động. Năm 2008, đạt 23,5 tỷ đồng tăng 16,5 tỷ đồng so với 2007 tương đương tỷ trọng 5,5% trong tổng nguồn huy động. Năm 2009, đạt 19,4 tỷ đồng tăng 2,9 tỷ đồng so với 2008 tương đương với tỷ trọng 4,5% trong tổng nguồn huy động
Huy động vốn theo đối tượng bao gồm: tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở, tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ kinh tế. Trong các đối tượng này ta có thể thấy lượng tiền huy động từ dân cư là chủ yếu. Năm 2007, đạt 316,4 tỷ đồng với tỷ trọng 94,3%. Năm 2008, khi nền kinh tế bất ổn đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân thì tiền gửi dân cư tuy có tăng nhưng lượng tăng không đáng kể. Lượng huy động đạt 406,8 tỷ đồng tăng 90,4 tỷ đồng so với 2007. Năm 2009, tiền gửi dân cư đạt 538,4 tỷ đồng tăng 131,6 tỷ đồng và đạt 97,1% tỷ trong trong tổng nguồn vốn huy động. Để đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã có sự nỗ lực rất lớn. Tuy là một Chi nhánh mới thành lập nhưng QTDTW Chi nhánh Nam Định đã biết nắm bắt tình hình kinh tế, đã xác định được những nhu cầu “nhạy cảm” về chu chuyển vốn của các doanh nghiệp cũng như tâm lý của khách hàng để đưa ra các chiến lược huy động vốn phù hợp. Chi nhánh có lúc đã huy động cả những kỳ hạn ngắn, đồng thời các quỹ thành viên thuộc Chi nhánh nằm đã có mặt tại các xã, huyện. Do đó đã huy động được một lượng vốn dồi dào cho Chi nhánh. Bên cạnh tiền gửi dân cư tăng đều hàng năm thì tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng nhẹ qua các năm, năm 2007 đạt 5,0 tỷ đồng tương đương với tỷ trọng 1,5%, năm 2008 đạt 5,6 tỷ đồng tương đương với 1,3%,năm 2009 đạt 6,7 tỷ đồng đạt 1,2 %. Ngược lại với sự tăng trưởng của tiền gửi dân cư và tiền gửi các tổ chức kinh tế thì tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở giảm mạnh cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm 2009, đạt tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở giảm qua các năm. Năm 2007, đạt 14,1 tỷ tương đương với tỷ trong 4,2%, năm 2008 đạt 14,1tỷ đồng tuy quy mô không giảm nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 3,3%. Năm 2009, đạt 9,4 tỷ đồng giảm 4,7 tỷ đồng với tỷ trọng 1,7% trong tổng nguồn vốn huy động. Qua đây ta thấy các quỹ cơ sở đã dần có khả năng kinh doanh độc lập, do vậy khoản tiền gửi dữ trữ để điều hòa các quỹ cơ sở ngày một giảm .
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Cùng với hoạt động huy động huy động vốn, hoạt động cho vay cũng là một hoạt động quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Với lượng vốn huy động được Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức tín dụng đa dạng và phong phú phù hợp với mỗi loại khách hàng như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Việc thu hút khách hàng vay vốn được gắn liền với thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thiết lập mối quan hệ lâu dài.
Bảng 3: Cơ cấu hoạt động tín dụng của QTDTW Chi nhánh Nam Định
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
157
193,2
260,7
I. Phân theo thời gian
100%
100%
100%
1. Cho vay ngắn hạn
100,5
64%
129,4
67%
164,2
63%
2. Cho vay trung, dài hạn
56,5
46%
63,8
33%
96,5
37%
II. Phân theo đối tượng
100%
100%
100%
1. Cho vay Quỹ tín dụng thành viên
113
72%
125,6
65%
148,6
57%
2. Cho vay các thành phần kinh tế
44
23%
67,6
35%
112,1
43%
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008, năm 2009)
Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ qua ba năm
Qua bảng số liệu ta thấy trong ba năm qua hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Năm 2007 đạt 157 tỷ đồng, năm 2008 đạt 193,2 tỷ đồng tăng 36,2 tỷ đồng tương đương với 23% so với 2007. Năm 2009 đạt 260,7 tỷ đồng tăng 67,5 tỷ đồng tương đương với 34,9% so với 2008.
Hoạt động tín dụng là một trong hai hoạt động quan trọng nhất của TCTD. Vì vậy tuy là một Chi nhánh mới thành lập số dư cho vay chưa lớn so với tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn. Nhưng Chi nhánh đã mở rộng hoạt động này đối với các khách hàng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đóng trên địa bàn, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ tư nhân…Chi nhánh đã triển khai các sản phẩm mới như cho vay tiêu dùng để mua sắm các thiết bị trong gia đình cũng như sửa chữa nhà hay sản phẩm tài hỗ trợ cho học sinh, sinh viên vay vốn đóng học phí. Chi nhánh đã đưa ra các chiến lược để phù hợp với các giai đoạn của nền kinh tế, đồng thời Chi nhánh cũng đa dạng hóa các hình thức cho vay như ngắn hạn, trung và dài hạn với quy mô khác nhau để và đặc biệt Chi nhánh mở rộng địa bàn hoạt động của các thành viên để có thể đóng góp kịp thời cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà, nhu cầu vốn của cá tổ chức kinh tế, góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho người nông dân trong sản xuất đảm bảo đúng thời vụ gieo trồng và phát triển nghề phụ cũng như g...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status