Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê ở trong thị trường nội địa tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa - pdf 24

Download miễn phí Khóa luận Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê ở trong thị trường nội địa tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ NỘI DUNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HÒA. 3
1. Giới thiệu về công ty cổ phần Thái Hòa. 3
1.1. Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển công ty. 3
1.2. Định hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 6
2.Vai trò tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa của công ty. 7
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ cafe ở thị trường trong nước. 8
3.1. Các nhân tố thuộc công ty 8
3.1.1 Đặc điểm nguyên liệu sản xuất của công ty 8
3.2. Các nhân tố thuộc thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIM TÍN. 17
1. Tổ chức tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước của công ty. 17
1.1. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. 17
1.2. Lựa chọn chính sách giá cả . 20
1.3. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ . 22
2. Thực trạng tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa . 27
2.1. Doanh thu bán hang . 27
2.2. Theo cơ cấu thị trường 28
2.3. Cơ cấu mặt hàng 30
3. Đánh giá hoạt động tiêu thụ cà phê. 33
3.1. Đánh giá hoạt động tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước . 33
3.2 Phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch 34
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC CỦA CÔNG TY 37
1. Cơ sở đề xuất giải pháp 37
1.1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 37
1.2. Thuận lợi và khó khăn tiêu thụ cà phê của công ty 37
1.3. Điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa của công ty. 41
2. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê . 42
2.1. Nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam . 42
2.2. Hoàn thiện hệ thống bán cà phê trên thị trường Việt Nam . 44
2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê tiêu thụ ở thị trường trong nước . 45
2.4. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ . 46
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hay cửa hàng nào. Công ty cũng chỉ có một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đặc điểm trên việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
+ Lựa chọn kênh phân phối.
Với đặc điểm như trên Công ty đã vận dụng và sử dụng cả hai loại kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Kênh phân phối trực tiếp, Công ty bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng qua hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm bao gồm các cửa hàng thực phẩm tổng hợp số 1, 2, 3; các trung tâm kinh doanh khác của Công ty. Song hầu hết các cửa hàng và trung tâm này nằm trên địa bàn Hà Nội.
Các Xí nghiệp
Công ty Thái Hòa
Chi nhánh trạm KD cừa hàng
Bán buôn
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng
Người môi giới
Đại lý
Sơ đồ 2.1: Dòng vận động sản phẩm trong hệ thống các kênh phân phối gián tiếp Công ty cổ phần Thái Hòa
Trong kênh phân phối gián tiếp, sản phẩm của Công ty có thể vận động theo các con đường sau:
*Từ xí nghiệp sản xuất qua kho của Công ty -> các trạm, chi nhánh trung tâm, cửa hàng -> nhà bán buôn -> nhà bán lẻ -> người tiêu dùng.
*Từ Xí nghiệp -> công ty -> Đại lý ( người môi giới ) ->nhà bán buôn -> nhà bán lẻ -> người tiêu dùng.
*Từ Xí nghiệp -> Đại lý (người môi giới) -> nhà bán lẻ -> người tiêu dùng.
Như vậy Công ty đã vận dụng tổng hợp các loại kênh phân phối và hoạt động tiêu thụ trong mạng lưới tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng bộ kịp thời thuận tiện với chi phí thấp nhất.
- Lựa chọn các phần tử trong kênh tiêu thụ.
Với việc lựa chọn tổ chức kênh tiêu thụ sản phẩm như trên Công ty cổ phần Thái Hòa đã lựa chọn các phần tử trong kênh tiêu thụ sản phẩm bao gồm: Lực lượng làm bán hàng của Công ty, người mua trung gian bao gồm:
Lực lượng bán hàng cơ hữu của Công ty gồm có lực lượng bán hàng tại văn phòng và lực lượng bán hàng ngoài doanh nghiệp. Lực lượng bán hàng tại văn phòng của Công ty mà trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này bao gồm cán bộ, nhân viên phòng kế hoạch và phòng kinh doanh là chủ yếu. Trong đó phòng kế hoạch có đội thị trường chuyên trách đảm nhiệm nhiệm vụ này. Lực lượng bán hàng ngoài Công ty bao gồm các chi nhánh, các trạm kinh doanh, trung tâm cửa hàng của Công ty ở các tỉnh.
Các đại lý bán hàng có hợp đồng bao gồm các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp khác nhận bán hàng cho Công ty họ không buộc lực lượng cơ hữu của Công ty để hưởng hoa hồng đại lý theo hợp đồng ký kết với Công ty. Đây là lực lượng bán hàng cho Công ty bởi họ bán hàng cho Công ty trong điều kiện họ không mua hàng của Công ty sản phẩm hàng hóa không chuyển quyền sở hữu, họ không đủ yếu tố để xếp vào nhóm người mua trung gian. Họ là những người làm thuận lợi cho quá trình phân phối sản phẩm bán hàng của Công ty.
Do Công ty có thị trường phân phối trên diện rộng, khả năng của Công ty không thể xây dựng được hầu hết các cửa hàng trạm, chi nhánh ở các tỉnh do sẽ phải đầu tư rất lớn tiền của và nguồn nhân lực, cửa hàng chi nhánh sẽ gây lãng phí nguồn vốn và nhân lực hàng năm, số lượng đại lý có hợp đồng cho Công ty không ngừng tăng lên. Trong các tháng giáp tết hàng năm Công ty đều tuyển thêm các đại lý bán hàng cho Công ty và trích cho hoa hồng nhất định theo từng mức giá trị doanh thu mà họ tiêu thụ cho Công ty. Đây là một loại đại lý có hợp đồng tạm thời của Công ty. Người mua trung gian: Bao gồm các nhà buôn lớn nhỏ, đại lý mua đứt bán đoạn, các nhà bán lẻ, người môi giới được Công ty lựa chọn và sử dụng hợp lý trong các kênh.
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển.
Để đảm bảo vận chuyển hàng hóa sản phẩm trong các kênh kịp thời, Công ty có đội xe gồm nhiều loại trọng tải để vận chuyển do đó đã giảm được chi phí trong vận chuyển. Hơn nữa Công ty kết hợp vận chuyển hàng hóa sản phẩm cho nhiều địa điểm gần nhau trong một khu vực. Đối với nhu cầu có khối lượng sản phẩm nhỏ, lẻ, Công ty sử dụng phương tiện xe máy của cán bộ nhân viên tiêu thụ và trả cho họ một khoản chi phí nhất định. Nhưng đây là trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó Công ty còn thuê các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy trong những điều kiện nhất định.
1.2. Lựa chọn chính sách giá cả .
Giá cả là một trong 4 tham số markeiting Mix mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Để xây dựng giá bán các sản phẩm, tuỳ theo loại sản phẩm công ty sử dụng các chính sách giá phù hợp trên cơ sở các chính sách giá chủ yếu:
Chính sách giá theo chi phí vận chuyển. Do đặc điểm thị trường của công ty rộng lớn, hơn nữa mặt hàng cà phê chi phí vận chuyển chiếm một tỷ trọng nhất định trong giá, do đó giá bán cà phê của công ty ở các vùng khác nhau có sự chênh lệch nhất định. Nhưng công ty cố gắng để cho độ chênh lệch giá giữa các vùng ở mức tối thiểu.
Chính sách hạ giá và chiếu cố giá: Đây là chính sách giá được công ty sử dụng nhiều trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm bởi vì hình thức bán buôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của công ty. Hơn nữa đây là hình thức nhằm mục tiêu khuyến khích các trung gian phân phối trong hệ thống kênh tiêu thụ của công ty mua nhiều sản phẩm của công ty hơn. Trong hình thức này, công ty sử dụng chính sách hạ giá theo khối lượng để các trung gian phân phối mua nhiều sản phẩm hơn và do đó họ sẽ hưởng tỷ lệ giảm giá cao hơn khi họ mua nhiều sản phẩm hơn. Tỷ lệ hạ giá này còn được gọi là tỷ lệ chiết giá.
Trong những năm gần đây, mỗi năm công ty có những tỷ lệ chiết giá cho khách hàng khác nhau. Tỷ lệ chiết chiết giá trung bình từ năm 2007 đến năm 2009 đều thay đổi đồng thời mang lại những kết quả nhất định. Năm2007, tỷ lệ chiết giá cao thấp cho khách hàng mua với khối lượng lớn. Đến năm 2009, công ty đã tăng tỷ lệ chiết giá đối với khách hàng mua khối lượng lớn sản phẩm như sau: tỷ lệ chiết giá cao nhất đối với cà phê nhân là: 11%, cà phê xay là: 11%, cà phê hòa tan là: 12%. Năm 2009, công ty tiếp tục tăng tỷ lệ chiết giá lên cao hơn nhẵm tăng khối lượng tiêu thụ và thu hút thêm một số khách hàng trung gian khác tiêu thụ sản phẩm cho công ty, tỷ lệ chiết giá đối với các loại sản phẩm như sau: đối với cà phê nhân là:12%, ca phê xay là:12%, cà phê hòa tan là: 14% và tỷ lệ chiết giá này vẫn được công ty duy trì cho đến hiện nay. Tuy nhiên trong những thời điểm nhất định, công ty có sự điều chỉnh nhất định tỷ lệ chiết giá đối với từng mức khối lượng phù hợp với những mục tiêu thụ sản phẩm nhất định.
Nhìn chung, từ năm xưa trở lại đây công ty đã không ngừng tăng tỷ lệ chiết giá trong chính sách giá của công ty nhằm tiêu thụ được nhiều hàng hoá hơn, tỷ lệ chiết giá này đều được tăng ở tất cả các mức khối lượng mua của khách hàng. Từ đó, công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm gần đây đều tăng lên đồng thời công ty đã mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển thêm hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, kết nạp thêm được nhiều đại lý, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status