Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và mật độ ban đầu đến sự phát triển của tảo Spirulina Platensis nuôi trong nước khoáng - pdf 24

Tải miễn phí luận văn cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
Hàng chục năm qua, các sản phẩm từ tảo Spirulina platensis đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì giá trị dinh dưỡng và giá trị sinh học đặc biệt của nó. Việt Nam được biết đến là nơi có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng loài tảo quý Spirulina platensis. Dù được kỳ vọng rất nhiều, song lợi thế đó chưa được nước ta tận dụng khai thác một cách hiệu quả. Trong khi đó trên thị trường vẫn còn "điệp khúc" cung không đủ cầu, nguyên liệu chủ yếu bán thô đem lại giá trị kinh tế không cao. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì tiềm năng sinh lợi từ nguồn tảo quý này tại Việt Nam là rất lớn. Nó không chỉ được nuôi trồng ở các suối nước khoáng nhằm làm giảm chi phí sản xuất mà còn được nuôi trồng ở diện tích đất nông nghiệp bạc màu với thu nhập lên tới 1.2 tỷ đồng/ ha (Lê Văn Lăng, 2007).
Có thể nói, Spirulina platensis là đối tượng thủy sản mang lại giá trị kinh tế rất cao với thị trường rộng mở. Theo ước tính nhu cầu thị trường thế giới cần 6000 tấn tảo khô/năm với giá trị lên tới 1.25 tỷ USD, vậy mà con người chỉ mới sản xuất được 3000 tấn tảo khô/năm (Vonsha & Tomaselli, 2000). Còn tại Việt Nam, hàng năm sản xuất được 4 - 6 tấn tảo khô (báo Bình Thuận, 11/12/2007).
Hiện nay, giá thành các sản phẩm từ tảo Spirrulina còn rất cao do việc sử dụng các hoá chất tinh khiết làm môi trường nuôi cấy. Việc tìm kiếm các chủng giống Spirulina tốt, môi trường dinh dưỡng rẻ tiền thay thế hay giảm bớt lượng hoá chất cần thiết trong nuôi trồng tảo Spirulina sẽ quyết định giá thành tảo sinh khối. Trong khi đó, nguồn nước khoáng thiên nhiên ở nhiều tỉnh của Việt Nam được xác định có thành phần khoáng rất tốt phù hợp với điều kiện môi trường nuôi trồng tảo Spirulina. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III với sự hướng dẫn của chủ nhiệm đề tài Ths Nguyễn Thị Bích Ngọc và giáo viên hướng dẫn PGS - TS Nguyễn Kim Đường tui đã chọn cho mình đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và mật độ ban đầu đến sự phát triển của tảo Spirulina platensis nuôi trong nước khoáng".
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự phát triển của tảo Spirulina platensis nhằm tìm ra môi trường nuôi tốt nhất.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ ban đầu đến sự phát triển của tảo Spirulina platensis nhằm tìm ra mật độ nuôi ban đầu thích hợp.
- Góp phần xây dựng quy trình nuôi trồng tảo Spirulina platensis tại các suối nước khoáng ở Việt Nam.



Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Xoan















Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Lược sử nghiên cứu và sử dụng tảo spirulina platensis
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng tảo spirulina platensis trên thế giới
Tảo Spirulina platensis là một loại vi tảo dạng xoắn màu xanh lam, chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành dưới kính hiển vi (Nguyễn Lân Dũng, 2000). Loại tảo này do tiến sĩ Clement người Pháp tình cờ phát hiện vào những năm 1960 khi đến hồ Tchad ở Trung Phi. Nhà khoa học này không khỏi ngạc nhiên khi đến vùng đất cằn cỗi, đói kém quanh năm nhưng thổ dân nơi đây rất cường tráng và khỏe mạnh. Khi Clement tìm hiểu về thức ăn của họ, bà phát hiện trong mùa không săn bắn, họ chỉ dùng một loại bánh màu xanh mà nguyên liệu chính là thứ họ vớt lên từ hồ. Qua phân tích, bà phát hiện ra loại bánh có tên “Dihe” này chính là tảo Spirulina platensis (Abdulqader và cs., 2000).
Một số tài liệu sử học ghi nhận ở thế kỷ XVI, thổ dân Aztec sống quanh vùng hồ Texcoco vẫn thường thu vớt một loại thức ăn từ hồ này, họ gọi món đó là Tecuilat. Tecuilat được bán tại các chợ của Mexico và được ăn cùng nước chấm gọi là “Chilmolli”. Về sau Tecuilat được xác định được làm từ tảo Spirulina platensis, một loài thức ăn rẻ tiền và giàu dinh dưỡng (Farrar, 1966).
Ngày nay, Spirulina không chỉ được con người sử dụng làm nguồn thức ăn bổ sung có lợi cho sức khỏe trên toàn thế giới. Mà còn sử dụng để phục vụ nuôi các đối tượng thủy sản và sản xuất thức ăn gia cầm (Belay và ctv, 1996; Wikdors & Ohno, 2000).
Trong những năm gần đây, tảo Spirulina đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và công bố rộng rãi trên toàn thế giới. Sinh khối của loài tảo lam đa bào, dạng sợi có giá trị dinh dưỡng cao. Đa số các nghiên cứu chỉ ra rằng, Spirulina rất giàu protein, chiếm tới 60-71% khối lượng khô của tảo (Becker, 1994; Belay và ctv, 1996; Wikdors và Ohno, 2001). Trong khi đó thịt bò chỉ có 21%, thịt gà ta 20,3%, thịt lợn nạc 19% (báo thanh niên, 26/07/2005); lipit 11,5%; cacbohydrate 15,3%; xơ 0,1%; acid nucleic 4,2% (Becker và Venkataraman, 1982) và có nhiều loại acid béo không bão hòa đa nối đôi (Đặng Đình Kim, 2002). Hàm lượng vitamin rất cao, cứ 1kg tảo xoắn chứa 55 mg vitamin B1, 40 mg vitamin B2, 3 mg vitamin B6, 2mg vitamin B12, 113 mg vitamin PP, 190 mg vitamin E, 4000 mg caroten (tăng thêm 1000 lần so với cà rốt), 0,5 mg acid folic, inosit khoảng 500-1000 mg (Hoàng Hải Vân, 2005).
Phân tích viên nén Spirulina thường được sản xuất tại Hawaii, người ta nhận thấy hàm lượng protein lớn hơn 52%, beta-caroten lớn hơn 1600 mg/kg, tổng số carotenoids lớn hơn 3500 mg/kg, phycocyanin lớn hơn 10% (http://www.cyanotech.com). Tỷ lệ của từng acid amin trong sinh khối Spirulina được Chentianfeng xác định như sau (mg/g) ASP: 54,12; Glu: 81,43; Ser: 23,71; Arg: 28,17; Thr: 32,88%. Gly: 23,63; Ala: 30,49; Pro: 17,12; Val: 20,81; Met: 9,56; Semet: 0,26; Ile: 20,50; Leu: 32,70; Phe: 18,87; Cys + Cy-H: 11,26; Lys: 19,82; His: 5,90; Tyr: 13,21. Cohen và ctv. (1995) đã phát hiện trong sinh khối Spirulina có chứa các acid béo không no mạch dài (LCPUFAs), đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người, đặc biệt là acid omega-3 LCPUFAs, docosahexaenoic acid (DHA) và eicosapentaenoic acid (FPA).
Chính vì những lý giá trị dinh dưỡng đặc biệt như thế nên Spirulina platensis được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, dược phẩm, dinh dưỡng và đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản (Belay, 2002). Đã từ lâu, tảo Spirulina platensis được con người sử dụng làm thức ăn như một loại thức ăn giàu dinh dưỡng có tác dụng trong việc phòng và chữa trị bệnh cho người và động vật (Wikdors & Ohno, 2001). Cũng vì lý do đó, năm 1973, tổ chức y tế thế giới (WHO/OMS) công nhận tảo Spirulina platensis là thực phẩm bảo vệ tốt nhất của loài người trong thế kỷ XXI. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận nó là một trong những nguồn protein tốt nhất (Anaga, 1996; Belay, 2002).


NENF9d1xW6Ujwb3

Xem thêm
Nghiên cứu ảnh hưởng của tảo Spirulina platensis (Nordst.) geitler lên sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status