Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tấm lợp và VLXD Đông Anh - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tấm lợp và VLXD Đông Anh



 
Chương I 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ 1
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH VÀ PHÂN TÍCH 1
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về giá thành và tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất: 1
1.1.1. Khái niệm, bản chất và phân loại giá thành sản phẩm: 1
1.1.2. Chức năng và vai trò chủ yếu của giá thành: 3
1.1.3. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc tính giá thành và quản lý giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: 3
1.1.4. Nội dung của công tác kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: 5
1.1.4.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm: 5
1.1.4.2. Kỳ tính giá thành: 6
1.1.4.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm: 6
1.1.4.3.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí (CPSX) vào giá thành sản phẩm: 6
1.1.4.3.2. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tập hợp chi phí sản xuất phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm: 7
1.1.4.4. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: 8
1.1.4.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất: 9
1.1.4.6. Tổ chức kế toán tính giá thành sản xuất sản phẩm. 12
1.2. Một số vấn đề lý luận chung về phân tích giá thành sản phẩm: 13
CHƯƠNG II 16
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 16
VÀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN 16
TẤM LỢP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÔNG ANH 16
2.1. Đặc điểm, tình hình chung của Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu Xây dựng Đông Anh: 16
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu Xây dựng Đông Anh: 16
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty: 17
2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh: 17
2.1.2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu Xây dựng Đông Anh: 18
Thủ quỹ 18
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm: 19
2.2.1. Công tác quản lý giá thành ở Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu Xây dựng Đông anh: 19
2.2.2. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành: 20
2.2.3. Kỳ tính giá thành: 20
2.2.4. Tổ chức kế toán CPSX phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm: 21
2.2.4.1. Nguyên tắc hạch toán CPSX vào giá thành: 21
2.2.4.2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty: 21
2.2.4.2.1. Kế toán chi phí NVLTT: 21
2.2.4.2.2. Kế toán chi phí NCTT: 24
2.2.4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung: 28
2.2.4.3. Tập hợp CPSX cho từng Phân xưởng để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm: 33
2.2.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 35
2.2.6. Tổ chức kế toán tính giá thành sản xuất sản phẩm: 36
2.3. Thực trạng công tác phân tích giá thành sản phẩm tại Công ty: 36
Chương III 38
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẤM LỢP VÀ VLXD ĐÔNG ANH 38
3.1. Một số nhận xét chung về công tác kế toán giá thành và phân tích giá thành tại Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu Xây dựng Đông anh: 38
3.1.1. Ưu điểm: 38
3.1.2. Nhược điểm: 39
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu Xây dựng Đông anh 42
3.2.1. Ý kiến thứ nhất: Sử dụng TK153 và mở sổ chi tiết, sổ cái TK153: 42
3.2.2 Ý kiến thứ hai: Sử dụng TK chi tiết và mở sổ phản ánh chi tiết CPSX cho từng Phân xưởng, đội sản xuất. 43
3.2.3. Ý kiến thứ ba: Lập Bảng phân bổ NVL, CCDC. 45
3.2.4. Ý kiến thứ tư: Phản ánh và tập hợp CPSX đúng, đủ và đúng kỳ. 46
3.2.5. Ý kiến thứ năm: Xác định đúng, đủ và hợp lý CPSX của từng Phân xưởng sản xuất để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. 48
3.2.6. Ý kiến thứ sáu: Tiến hành trích trước hay phân bổ CPSX: 50
.3.2.7. Ý kiến thứ bẩy: Theo dõi và hạch toán trị giá phế liệu thu hồi, sản phẩm hỏng không sửa chữa được, sản phẩm hỏng bắt bồi thường.
3.2.8. Ý kiến thứ tám: Phân tích giá thành của sản phẩm tấm lợp AC.
 3.2.8.1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm tấm lợp AC:
3.2.8.2. Phân tích khoản chi vật liệu trong giá thành của sản phẩm tấm lợp AC:. 50
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


1
* Tài khoản kế toán sử dụng: Để tập hợp CPNVLTT, kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp" có nội dung kết cấu như sau:
Bên Nợ:
Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu, công cụ công cụ (loại phân bổ 1 lần) xuất sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong kỳ hạch toán: Amiăng, xi măng, lưới Inox, than..
Bên Có:
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, công cụ công cụ (loại phân bổ 1 lần) sử dụng không hết được nhập lại kho
- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ vào bên Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
* Hệ thống sổ sử dụng: Sổ cái TK 621, Bảng kê chi tiết TK 152 và Bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất tấm lợp AC (Bảng kê này chỉ tổng hợp và đối chiếu chứ không dùng để ghi vào sổ cái TK 621 và sổ cái TK 154).
* Quy trình ghi sổ:
Cuối tháng, dựa vào các chứng từ có liên quan (như Phiếu xuất kho, Biên bản kiểm kê NVL..), kế toán tính ra được tổng giá trị của NVL, công cụ công cụ (loại phân bổ 1 lần) xuất dùng vào việc sản xuất sản phẩm ở Phân xưởng tấm lợp AC, sau đó, số liệu này sẽ được phản ánh vào Bảng kê chi tiết TK 152- NVL. Số liệu từ Bảng kê chi tiết TK 152 sẽ được phản ánh vào sổ cái TK 152, sổ cái TK 621 (theo định khoản Nợ TK 621/Có TK 152), và cuối tháng, khi tập hợp CPSX toàn Phân xưởng để tính giá thành sản phẩm, sẽ được kết chuyển sang sổ cái TK 154-Chi phí SXKDDD (theo định khoản Nợ TK 154/Có TK 621)
+ Bảng kê chi tiết TK152 "NVL": Phụ lục số 4
- Nội dung của Bảng kê chi tiết TK 152 tháng 12 năm 2001: Phản ánh phần giá trị của NVL, CCDC (loại phân bổ 1 lần) xuất dùng cho Phân xưởng tấm lợp AC, Phân xưởng sản xuất tấm lợp kim loại mầu, và các bộ phận khác trong Công ty.
- Căn cứ để lập bảng: Cuối tháng, dựa vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi vào số tiền đã tổng hợp được cho từng đối tượng sử dụng, đối ứng Có TK 152
Từ Bảng kê chi tiết TK 152, kế toán lấy những số liệu được phản ánh theo định khoản Nợ TK 621/Có TK 152 để ghi vào sổ cái TK 621. Cụ thể như sau: Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan và xác định được tổng giá trị vật liệu làm ngói AC, của Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC, là 4.515.603.835. Số liệu này được dùng làm căn cứ để ghi vào Bảng kê chi tiết TK152, được định khoản như sau:
Ví dụ: Xuất VL làm ngói AC
Nợ TK 621 4.515.603.835
Có TK 152 4.515.603.835
Số liệu này sẽ được ghi vào sổ cái TK 621 (Phụ lục số 5)
+ Sổ cái TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp": Phụ lục số 5
- Nội dung: Sổ cái TK 621 là sổ kế toán tổng hợp, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán, liên quan đến chi phí NVLTT xuất dùng cho sản xuất sản phẩm ở từng Phân xưởng(Phân xưởng sản xuất tấm lợp AC, Phân xưởng sản xuất tấm lợp Kim loại mầu), theo TK621 được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty.
(Nội dung của các sổ cái TK kế tiếp trong Luận văn này cũng tương tự như sổ cái TK 621, chỉ khác là theo TK thuộc sổ cái đó, nên nội dung của chúng chỉ ghi phần phản ánh)
- Căn cứ ghi sổ: Căn cứ để ghi chi phí NVLTT vào sổ cái TK621 là Bảng kê chi tiết TK 152 và Bảng kê chi tiết TK 154 (Phụ lục số 19).
- Kết cấu sổ và phương pháp ghi sổ:
Cột ngày chứng từ: Ghi ngày, tháng, năm lập của chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ.
Cột Số hiệu chứng từ: Ghi BK152.
Cột diễn giải: Ghi nội dung nghiệp vụ phát sinh.
Cột TK đối ứng: Ghi số hiệu của các TK đối ứng Nợ hay Có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ cái TK 621.
Cột số tiền: Ghi số tiền phát sinh Nợ hay Có của TK 621.
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng kê chi tiết TK 152, kế toán tiến hành ghi sổ cái TK 621 theo định khoản:
Nợ TK 621 4.515.603.835
Có TK 152 4.515.603.835
Và xác định được CPNVLTT dùng để sản xuất tấm lợp AC là: 4.515.603.835(đ). Số liệu này sẽ được ghi vào Bảng kê chi tiết TK154 "Chi phí SXKDDD"(Phụ lục số 18), sau đó được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ cái TK 154 (Phụ lục số 19) để phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm tấm lợp AC và cuối quý làm căn cứ lập Bảng cân đối số phát sinh.
+ Bảng tổng hợp chi phí NVLTT: Phụ lục số 6
- Nội dung: Bảng này cho phép biết được chi phí của từng loại NVL xuất dùng để sản xuất ra sản phẩm của Phân xưởng sản xuất là bao nhiêu.
- Căn cứ lập bảng: Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết, Bảng báo cáo lượng vật tư xuất dùng trong tháng, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ để kế toán lập Bảng tổng hợp CPNVLTT của toàn bộ số lượng tấm lợp AC được sản xuất ra trong tháng ở Phân xưởng tấm lợp AC.
Số liệu trên bảng này dùng để đối chiếu với số liệu trên sổ cái TK621, cụ thể: Tổng CPNVLTT tập hợp được ở bảng này là 4.526.735.368 (đ), đúng bằng CPNVLTT trên sổ cái TK 621.
2.2.4.2.2. Kế toán chi phí NCTT:
* Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, giấy báo ca, phiếu giao nhận sản phẩm, Bảng thanh toán lương..
* Phương pháp tập hợp: Sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí (tại Công ty, CPNCTT của Phân xưởng tấm lợp AC thì được tập hợp vào chi phí của Phân xưởng tấm lợp AC). Do không liên quan đến nhiều đối tượng nên khoản này không phải phân bổ.
* Tài khoản sử dụng: TK622 "Chi phí NCTT"-TK này sử dụng để phản ánh CPNCTT sản xuất sản phẩm ở từng Phân xưởng tại Công ty. TK622 có nội dung kết cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp CPNCTT tham gia quá trình sản xuất sản phẩm ở các Phân xưởng gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương theo quy định, phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển CPNCTT vào bên nợ TK154 "Chi phí SXKDDD" cho các đối tượng chịu chi phí liên quan
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
* Hệ thống sổ: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, sổ cái TK622.
* Quy trình ghi sổ: Hàng tháng căn cứ vào số liệu về tiền lương phải thanh toán cho CNTT sản xuất ở mỗi Phân xưởng do Phòng Kinh tế- kế hoạch cung cấp, kế toán sẽ lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục số 7)
Sau đó số liệu ở Bảng phân bổ tiền lương và BHXH sẽ được phản ánh vào Bảng kê chi tiết TK334, sổ cái TK622 (Phụ lục số 8), TK338.
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Phụ lục số 7):
- Nội dung: Bảng phân bổ này phản ánh toàn bộ số tiền lương và các khoản trích theo lương của CNTT sản xuất sản phẩm theo từng Phân xưởng sản xuất, các bộ phận kinh doanh phụ của doanh nghiệp.
- Căn cứ lập Bảng: căn cứ vào số liệu ở Bảng tính lương phải trả cho CNTT ở từng Phân xưởng sản xuất, ở từng bộ phận kinh doanh phụ, lương phải trả cho cán bộ công nhân Phân xưởng, lương của công nhân bốc xếp tấm lợp (thuộc chi phí bán hàng), lương của cán bộ công nhân quản lý doanh nghiệp (thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp) do Phòng Kinh tế- kế hoạch gửi lên.
- Phương pháp lập: Hàng tháng, trên cơ sở các chứng từ về lao động và tiền lương trong tháng, kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp tiền lương phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động (trực tiếp sản xuất sản phẩm ở từng Phân xưởng, quản lý phục vụ sản xuất ở từng Phân xưởng, quản lý chung của doanh nghiệp, phục vụ bán hàng), để gh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status