Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì kế hoạch 2006 – 2010 và đề xuất một số biện pháp - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kì kế hoạch 2006 – 2010 và đề xuất một số biện pháp



 Tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực mặc dù có thể có những biến động phức tạp ngoài dự kiến, nhưng dự báo chiều hướng chung về cơ bản sẽ phát triển theo hướng tác động tích cực đến nền kinh tế xã hội nước ta.
 Hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới và khu vực. Kinh tế thế giới có khả năng phát triển với tốc độ cao hơn trước, trong đó châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển nhất.
 Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng sâu, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có những tác động rộng lớn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới thoe khả năng tiếp thu trình độ công nghệ của mỗi nền kinh tế, theo đó là sự phân công lao động toàn cầu, có tác động thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển. Xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức sẽ tiếp tục là ưu tiên trong chính sách phát triển của nhiều nước, nhất là tại các nước công nghiệp phát triển. Chúng ta cần tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ, tăng nhanh khả năng và những điều kiện cần thiết cho việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, gắn kết chặt chẽ khoa học và công nghệ với sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và với mọi hoạt động của con người.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


những khó khăn, bất lợi do tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới đang diễn biến phức tạp.
Tình hình bất ổn về chính trị và kinh tế của một số nước trên thế giới không chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà còn có thể tạo nên bất ổn chính trị trong nước với những thủ đoạn tinh vi của địch. Điều đó đỏi hỏi trong thời gian tới phải xây dựng những chính sách đồng bộ về chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao...
Nguy cơ tiềm ẩn tái phát một số dịch bệnh mang tính toàn cầu còn rất lớn như dịch bệnh SARS, dịch cúm gia cầm... và có thể ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam.
Tình hình giá cả một số mặt hàng trên thế giới biến động có thể gây khó khăn cho Việt Nam trong hoạt động xuất, nhập khẩu.
Vấn đề thiếu hụt năng lượng và nguyên liệu sẽ tác động mạnh đến kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó tình hìh trong nước vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức đó là nền sản xuất của ta còn lạc hậu, năng suất chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp; cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh nhạy của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế còn hạn chế và chưa được khai thac triệt để, nhất là khu vực dân cư. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Chi phí sản xuất một số lĩnh vực còn cao so với các nước trên thế giới và khu vực đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam như: điện, giao thông vận tải,... tình trạng bao cấp có xu hướng quay trở lại.
Cơ sở hạ tầng tuy bước đầu đã được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chua tương xứng với yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế; tăng trưởng kinh tế chưa ổn định; khả năng thích ứng với các biến động còn yếu kém.
Tiến trình cải cách hành chính còn chậm, nhiều cơ chế, nhiều chính sách chưa đồng bộ, thủ tục hành chính còn phiền hà; nạn tham nhũng, tệ quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lôi sống của một bộ phận cán bộ công chức; chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu của công cuộc đổi mới đang là sự cản trở lớn đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.
Quá tình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn đối với nền sản xuất, áp lực cạnh tranh của sản phẩm sẽ ngày cang quyết liệt ngay trên thị trường nội địa.
Những biến động phức tạp của thời tiết và khí hậu cũng gây hiều ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân các vùng, nhất là những hộ cùng kiệt nước ta. Thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra ở nhiều vùng trên cả nước, gây thiệt hại lớn trong sản xuất và sinh hoạt của các tầng lớp dân cư. Đời sống nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội chưa giảm nhiều; trật tự, an ninh ở một số vùng còn nhiều diễn biến phức tạp.
2. Tình hình thực hiện
2.1 Kết quả thực hiện chung của từng ngành
Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 23,2% năm 2001 xuống khoảng 20,5% năm 2005. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 38,1% năm 2001 lên khoảng 41% năm 2005. Tỷ trọng các ngành dịch vụ khoảng 38,5% trong giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng còn thấp, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sụ thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế. Bước đầu đã hình thành 1 số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển như: công nghiệp dầu khí, luyện thép, xin măng, cơ khí đóng tàu,lắp ráp ôtô xe máy...
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã có bưôc tiến đáng kể theo hướng công nghiệp hoá, từng bước hiện đại hoá, phát huy lợi thế của từng ngành, từng sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường trong nước và quốc tế. Cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm công nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị tăng thêm.Nghành công nghiệp chế biến đã bước đầu khai thác được các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu
Các ngành dịch vụ truyền thống như thương nghiệp, vận tải, bưu chính viễn thông, khách sạn, nhà hàng phát triển khá. Đặc biệt 1 số ngành có tỷ lệ chi phí trung gian thấp như ngân hàng, bảo hiểm... đã phát triển khá nhanh góp phần làm cho giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng cao và làm cho cơ cấu các lĩnh vực dịch vụ trong giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao.
2.2 Về tốc độ tăng trưởng của các ngành
a. Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân trong 5 năm khoảng 5,4%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 4,8%, trong đó nông nghiệp tăng 4,0%; lâm nghiệp tăng 1,3%; ngư nghiệp tăng 10,7%. Giá trị tăng thêm của ngành nông,lâm, nghiệp tăng bình quân là 3,6%( mục tiêu đề ra là 4,0 – 4,3%)
Ngành trồng trọt đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Diện tích gieo trồng lương thực tuy giảm khoảng 220 nghìn ha do chuyển đổi cơ cấu, nhưng do năng suát, chất lượng đều tăng, nên an ninh lương thực quốc gia, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu vẫn được đảm bảo, sản lượng lương thực tăng bình quân hằng năm 1,1 triệu tấn; dự kiến năm 2005 đạt 39,9 triệu tấn. Các loại cây công nghiệp có lợi thế xuất khẩu như cao su, điều, hồ tiêu... đều phát triển. Ngành chăn nuôi phát triển mạnh, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 6,4% năm, chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp phát triển.
Ngành lâm nghiệp tiếp tục chú trọng vào bảo vệ và trồng rừng; từng bước chuyển hướng từ lâm nghiệp do náh nước quản lí là chính sang phát triển lâm nghiệp với sự tahm gia của nhiều thành phần kinh tế. Độ che phủ rừng tăng từ 33,7% năm 2000 lên khoảng 38% năm 2005, mục tiêu kế hoạch đề ra là 38- 39%
Ngành thuỷ sản phát triển nhanh, nhất là nuôi trồng, Sản lượng thuỷ sản năm 2005 ước đạt 3,3 triệu tấn, tăng 1,5 lần so với năm 2000, trong đó nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 1,36 triệu tấn ; khai thác hải sản ước đạt 1.94 triệu tấn. Tỷ trọng giá trị sản xuất trong toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 15,6% năm 2000 lên khoảng 21,1% năm 2005.
b. Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhất và ổn định. gIá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm, cao hơn 2,6% so với mục tiêu đề ra và cao hơn 1,6% so với 5 năm trước( giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm 1996- 2000 tăng 13,9%, trong đó kinh tế nhà nước 9,8%; khu vực ngoài quốc doanh là 11,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 11,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 22,4%), đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 12,1% so với mục tiêu là 9,5%; khu vực ngoài quốc doanh tăng 21,8%; còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,3%. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng bình quân 10,3%/nă...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status