Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và một số định hướng đến năm 2020 - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Trang
A. Lí do lựa chọn đề tài. 3
B. Nội dung của đề án. 4
Chương I: Tổng quan về lí thuyết quy hoạch và quy hoạch Đô thị. 4
I.Khái niệm đô thị và đô thị hoá. 4
1. Khái niệm đô thị. 4
2. Khái niệm đô thị hoá. 4
II. Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch xây dựng đô thị.5
1.Tổ chức sản xuất. 5
2.Tổ chức đời sống. 5
3. Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị. 6
III. Lập các đồ án quy hoạch đô thị. 6
1.Sơ đồ quy hoạch xây dựng vùng. 6
2. Quy hoạch chung xây dựng đô thị. 6
3. Quy hoạch chi tiết. 7
4. Quy hoạch hành động. 7
Chương II: Thực trạng và dự báo kinh tế- xã hội tỉnh Hưng Yên. 8
I. Các yếu tố và nguồn lực phát triển. 8
1. Đặc điểm vị trí của Hưng Yên, những thuận lợi khó khăn. 8
2. Khí hậu và thời tiết. 10
3. Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên. 10
4. Dân số và nguồn lực. 11
5. Thực trạng kinh tế – xã hội của Hưng Yên. 11
II. Đánh giá những thuận lợi và hạn chế chủ yếu. 13
Chương III: Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và một số định hướng đến năm 2020. 15
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển. 15
1. Quan điểm phát triển. 15
2. Các mục tiêu cơ bản đến năm 2010 và định hướng đến 2020. 15
3. Các nhiệm vụ chiến lược đặt ra cho Hưng Yên. 16
4. Xác định các phương án phát triển. 16
5. Lựa chọn các trọng điểm đầu tư và các ngành mũi nhọn. 20
II. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu. 20
1. Phát triển công nghiệp. 20
2. Phát triển nông nghiệp. 22
3. Phát triển các ngành dịch vụ. 22
4. Phát triển kết cấu hạ tầng. 23
5. Các ngành giáo dục đầo tạo, y tế, văn hoá. 25
III. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ. 27
1. Qui hoạch phát triển các khu công nghiệp mới. 27
2. Phát triển hệ thống đô thị. 28
3. Tổ chức kinh tế vùng nông thôn. 29
4. Quy hoạch sử dụng đất. 30
Chương IV: Các giải pháp chủ yếu và kiến nghị. 31
I. Các giải pháp chủ yếu. 30
1. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. 31
2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 32
3. Khai thác và mở rộng thị trường. 32
4. Khoa học và công nghệ. 33
5. Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế. 33
6. Đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường năng lực quản lí nhà nước. 33
7. Tổ chức thực hiện các quy hoạch. 34
II. Các kiến nghị nhằm xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên. 34
KẾT LUẬN. 35
Tài liệu tham khảo. 36

Năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn đạt 13,6% và năm 2004 đạt 12,28%. Nâng mức GDP bình quân đàu người 205 USD năm 1997 lên 550 USD năm 2004. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm mạnh từ 51,5% năm 1997 xuống còn 31,92% năm 2004, ngược lại tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,3% lên 36,95% và dịch vụ từ 27,9% lên 31,13%. Tuy nhiên về cơ bản Hưng Yên vẫn còn là tỉnh kém phat triển trong vùng.
Sản xuất nông nghiệp tương đối toàn diện. Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính đều tăng. Sản lượng lương thực năm 2004 đạt 55 vạn tấn ( riêng thóc đạt 52 vạn tấn), đạt mức lương thực bình quân đầu người 458,33 kg. Các loại cây trồng có giá trị như cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc sản tăng khá. Ngành chăn nuôi cũng có bước phát triển nhưng còn chậm, chưa thúc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.
Sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp là 605 tỷ đồng ( theo giá 1994) thì năm 2004 giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.925 tỷ đồng đưa tỷ trọng công nghiệp lên 36,95% trong GDP của tỉnh. Công nghiệp địa phương được đầu tư mở rộng, tiểu thủ công nghiệp cũng có bước phát triển khá. Đặc bịêt khối công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Một số khu công nghiệp như : Như Quỳnh, Phố Nối và thị xã Hưng Yên đang hoạt động khá tốt.
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng. Hệ thống thương nghiệp đang được sắ xếp lại theo hướng cổ phần hoá. Xuất khẩu tăng mạnh từ 21,2 triệu USD năm 1997 lên 230 triệu USD năm 2004. Một số khách sạn, di tích văn hoá, lịch sử... đang được xây dựng và tôn tạo lại, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển nghành du lịch trong những năm tới.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đang được chú trọng cải tạo, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển. Toàn tỉnh có 24km đường sắt quốc gia, 87 km đường quốc lộ, khoảng 1.300 km đường nội tỉnh cùng 72 km đường sông là nhân tố quan trọng để giao lưu kinh tế. Tuy nhiên các đường liên tỉnh, liên huyện bị xuống cấp khá nhiều gây trở ngại lớn cho phát triển giao lưu. 100% số xã trong tỉnh đều đã có điện lưới cho sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phát triển nông ngiệp hiện nay.
Hoạt động khoa học công nghệ được phát triển một bước, nhiều tiến bộ kỹ thuật – công nghệ mới được áp dụng, nhất là các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp( kỹ thuật giống, biện pháp thâm canh, chế biến và bảo quản nông sản...) góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Phong trào quần chúng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống có chuyển biến mới. Song nhìn chung hoạt động khoa học công nghệ chưa gắn với sản xuất. Tiềm lực khoa học công nghệ còn quá nhỏ bé. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công tác dân số và kế hoạch hoá có chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,49% năm 1997 giảm xuống còn 1,2% năm 2004. Đặc biệt Hưng Yên có phong trào giáo dục khá mạnh. Toàn tỉnh có hơn 340 trường phổ thông các cấp và trên 170 trường mầm non. Phong trào xã hội hoá giáo dục phát triển mạnh. Đã có 33 trường đạt chuẩn quốc gia.
An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện. Về cơ bản đã hoàn thành chương trình xoá đói giảm nghèo. Số hộ cùng kiệt giảm từ 8,3% năm 1997 xuống 3% năm 2004. Các nhu cầu về ăn ở, đi lại và hưởng thụ văn hoá ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với đát nước được thực hiện tốt.
Có thể nói, tuy còn nhiều khó khăn phải khắc phục nhưng Hưng Yên đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Những kết quả trên có ý nghĩa hết sức quan trọng để Hưng Yên tự khẳng định mình và tự tin bước vào giai đoạn phát triển mới. Song bên cạnh những kết quả đó, Hưng Yên còn đang gặp nhiều khó khăn, tồn tại trong nhiều lĩnh vực, nhất là về kết cấu hạ tầng, trình độ sản xuất, vốn và công nghệ...
II. Đánh giá những thuận lợi và hạn chế chủ yếu.
1. Những lợi thế so sánh.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gần các trung tâm công nghiệp và kinh tế lớn, đặc biệt là Hà Nội, Hưng Yên có cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của vùng, trước hết là đón nhận đầu tư vào phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng.
Nhân dân Hưng Yên có truyền thống hiếu học, lao động cần cù, lại nằm trong vùng ven đô có điều kiện thuận lợi về thị trường để đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại để phát triển. Mặt khác là một tỉnh đi sau, Hưng Yên có điều kiện để học hỏi các tỉnh khác trong quá trình phát triển theo hướng mở cửa mạnh ra bên ngoài.
Có 24 km đường sắt quốc gia, 23 km quốc lộ 5 chạy qua và 43 km quốc lộ 39A… là địa bàn thuận lợi để Hưng Yên xây dung các khu công nghiệp tập trung, tạo động lực lớn thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Toàn tỉnh có 72 km đường sông lớn bao quanh là lợi thế về giao thông thuỷ và cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Saukhi tái lập tỉnh, với sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, Hưng Yên đang nhanh chóng đI vào ổn định và phát triển khá, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết,tin tưởng trong cán bộ và nhân dân. Đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển nhanh trong thời gian tới.
2. Những hạn chế chủ yếu.
Xuất phát điểm thấp, đất ít, người đông. Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch nhanh song về cơ bản vẫn là một cơ cấu lạc hậu.
Kết cấu hạ tầng kém phát triển, nhất là các tuyến giao thông nội tỉnh. Thiếu vốn nghiêm trọng cho đầu tư phát triển.
Tài nguyên khoáng sản hạn chế là trở ngại rất lớn cho phát triển, nhất là trong giai đoạn hiện nay còn nhiều khó khăn,yếu kém.
Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản lý điều hành các dự án lớn và tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại. Còn thiếu quy hoạch và hệ thống giảI pháp đồng bộ, cụ thể, nhất là về khuyến khích đầu tư, thu hút vốn, mở rộng thị trường và phát triển kinh tế đối ngoại…
Nhìn chung khó khăn hạn chế của Hưng Yên là hết sức to lớn trong bước khởi đầu của nền kinh tế khi mới tách tỉnh.
Chương III: Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 và một số định hướng đến năm 2020
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển.
1. Quan điểm phát triển.
Phát triển kinh tế xã hội của Hưng Yên đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tận dụng tối đa vị trí g...


vK0o95dH1p2O4fx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status