Phân tích SWOT trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty Internet Viettel - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH SWOT. 4
1. Mô hình phân tích SWOT là gì ?. 4
2. Quá trình phân tích SWOT. 7
2.1 Môi trường kinh doanh quốc tế 8
2.2 Môi trường kinh tế quốc dân trong nước 10
2.3 Phân tích môi trường cạnh tranh ngành. 12
2.4. Phân tích và đánh giá thực trạng của Doanh nghiệp. 14
2.5. Tổng hợp kết quả phân tích môi trường của doanh nghiệp 16
3. Ý nghĩa của mô hình SWOT trong việc lập kế hoạch chiến lược. 17
3.1 Vị trí của mô hình SWOT trong chu trình lập kế hoạch chiến lược 17
3.2 Ý nghĩa của phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược của doanh nghiệp. 17
Chương II: PHÂN TÍCH SWOT TẠI CÔNG TY INTERNET VIETTEL 20
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY INTERNET VIETTEL 20
1. Bộ máy tổ chức của công ty 20
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Internet Viettel. 22
2.1 Chức năng: 22
2.2 Nhiệm vụ 22
3. Sản phẩm, thị trường của công ty 23
II. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY INTERNET VIETTEL. 24
1. Môi trường quốc tế. 24
1.1 Những yếu tố quốc tế ảnh hưởng đến lĩnh vực Viễn thông – Internet 24
1.2 Đánh giá những cơ hội và thách thức từ môi trường kinh doanh quốc tế 26
2. Môi trường kinh tế quốc dân trong nước 28
2.1 Môi trường chính trị, pháp luật 28
2.2 Môi trường kinh tế - xã hội 29
2.3. Môi trường công nghệ, cơ sở hạ tầng 31
2.4 Đánh giá môi trường vĩ mô trong nước 32
3. Môi trường cạnh tranh ngành 33
3.1 Thị trường Internet Việt Nam. 33
3.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh 36
3.3 Nhà cung cấp. 43
3.4Khách hàng: 44
3.5Sản phẩm thay thế 45
3.6Đánh giá môi trường cạnh tranh ngành 45
4. Phân tích nội lực của công ty Internet Viettel 47
4.1 Tình hình kinh doanh của Internet Viettel trong thời gian qua 47
4.2 Phân tích marketing 48
4.3Nguồn nhân lực 51
4.4 Văn hóa Internet Viettel 51
4.5Hạ tầng cơ sở và công nghệ 52
4.6 Về nguồn vốn 53
4.7 Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Internet Viettel 53
5. Kết luận về phân tích SWOT của Internet Viettel 54
5.1. Điểm mạnh. 54
5.2. Điểm yếu 54
5.3 Cơ hội 55
5.4.Thách thức 56
Chương III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY INTERNET VIETTEL TRONG THỜI GIAN TỚI 57
1.Định hướng chiến lược sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong thời gian tới. 57
2.Chiến lược quảng cáo truyền thông 60
3.Định hướng chiến lược nguồn nhân lực 62
4.Kiến nghị đối với Nhà nước. 63
KẾT LUẬN 65
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 67


Thị trường kinh doanh lĩnh vực Internet có khả năng mở rộng do:
Trong những năm qua tốc độ phát triển của thị trường viễn thông là rất nhanh, và không ngừng mở rộng.
Trong giai đoạn hiện nay mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị đều phụ thuộc rất lớn vào việc truy nhập các dịch vụ ứng dụng của Viễn thông trong đó có Internet.
Xu hướng xã hội thông tin toàn cầu, sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia mở ra một thị trường rộng lớn không chỉ là trong gianh giới quốc gia mà còn trên phạm vi khu vực và quốc tế.
Các ứng dụng và công nghệ trong lĩnh vực Viễn thông – Internet là rất lớn do đó gianh giới địa lý không còn là vấn đề.
Xu hướng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đặc biệt là Viễn thông – Internet là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn lao động công nghệ cao, nâng cấp cơ sở hạ tầng
Thách thức
Cạnh tranh sẽ gay gắt khi chúng ta mở cửa thị trường Viễn thông – Internet và các doanh nghiệp của chúng ta đang đứng trong thế bất lợi do: Xu thế hội nhập buộc chúng ta phải mở cửa thị trường để tiếp các nhà Viễn thông quốc tế có tiềm lực về tài chính, công nghệ, nhân lực hùng mạnh vào thị trường Việt Nam, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam không những yếu kém về tài chính, công nghệ mà còn yếu kém cả về các kinh nghiệm quản lý, và kỹ năng nghề nghiệp.
Một bất lợi nữa đó là trong khi môi trường công nghệ (một yếu tố quyết định chính trong lĩnh vực Internet – Viễn thông) thế giới luôn luôn có sự chuyển biến nhanh chóng, thì các doanh nghiệp Việt Nam lại không có khả năng tự chủ được về năng lực công nghệ, các doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu vẫn phải mua các ứng dụng về bản quyền công nghệ do đó chúng ta luôn ở trong thế bị động khi tham gia cạnh tranh với các nhà kinh doanh quốc tế
2. Môi trường kinh tế quốc dân trong nước Theo: “Kế hoạch kinh doanh Internet đến năm 2007”, Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Công ty Internet Viettel
2.1 Môi trường chính trị, pháp luật
Việt Nam được đánh giá là nước có tình hình chính trị ổn định nhất thế giới. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam cũng đang được hoàn thiện theo hướng đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Sau 10 năm phát triển thị trường internet ở Việt Nam theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc cải tổ khung pháp lý cho ngành Bưu chính – Viễn thông và Internet. Bộ bưu chính – viễn thông đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng những chính sách và quyết định tiến bộ đã được thông qua mấy năm gần đây như : chiến lược phát triển ngành bưu chính - viễn thông tới năm 2010 định hướng phát triển đến năm 2020; pháp lệnh về bưu chính – viễn thông. Đặc biệt là bản quy hoạch phát triển viễn thông và Internet đến năm 2020 thể hiện sự quan tâm của Chính phủ tới ngành kinh tế được coi là mũi nhọn này. Những động thái đó cho thấy những dấu hiệu tốt lành cho ngành Viễn thông nói chung và Internet nói riêng.
Các quy định pháp quy về quản lý và sử dụng internet dựa trên quan điểm phục vụ sự phát triển, phát triển đến đâu thì phục vụ đến đó. Nhà nước có những chính sách, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển internet để làm đòn bẩy phát triển kinh tế như : chỉ thị 58/CT/TW; quyết định 33/2002/QĐ-CP; QĐ/158/2001/QĐ-TTg. Thị trường Internet cũng được điều chỉnh theo hướng mở cửa và cạnh tranh, mở rộng các thành phần tham gia cung cấp dịch vụ như : Nhà nước, tư nhân và cả các nhà cung cấp nước ngoài vào liên doanh. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ ứng dụng, truy nhập Internet, đại lý Internet công cộng, các doanh nghiệp viễn thông đầu tư hợp lý để phát triển mạng viễn thông phục vụ cho phổ cập Internet.
Chính phủ có những chính sách chỉ đạo giảm giá cước dịch vụ phục vụ cho phát triển Internet như nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001. Bộ Bưu chính – viễn thông từng bước thực hiện các chỉ thị của chính phủ về cấp phép và thực hiện lộ trình giảm giá và có một số quyết định tạo bước đột phá cho phát triển Internet tại Việt Nam.
2.2 Môi trường kinh tế - xã hội
Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư thương mại an toàn bậc nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Những năm trở lại đây kinh tế Việt Nam luôn có mức tăng trưởng cao và ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng nâng cấp theo hướng hiện đại hóa.
Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam
Năm 2005 tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước tăng 8.43% là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây kể từ năm 1996.
Mức tăng trưởng của Việt Nam qua các năm như sau:
Năm.
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Mức tăng trưởng (%)
8.15
5.76
4.77
6.79
6.89
7.08
7.34
7.69
8.43
Nguồn: Nguyễn Sinh Cúc, “ Tổng quan kinh tế - xã hội năm 2005”, tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1 (74 ), tháng 1/2006, tr.20
Cùng với sự tăng trưởng của GDP và nền kinh tế là sự lớn mạnh của ngành Bưu chính – Viễn thông ( sẽ nói sau).
GDP bình quân đầu người tăng.
Năm 2002 GDP bình quân đầu người của Việt Nam ước đạt 406 USD/người/ năm, khoảng 6.090.000 VND/người/năm. Đứng thứ 10 trong 13 nước ASEAN +3 chỉ trên Lào, Campuchia, Myanmar. Năm 2005 thu nhập bình quân đạt 640 USD trong khi giá cước dịch vụ Internet tại thời điểm năm 2002 là 100đ/Mb và luôn được giảm giá cho đến nay chỉ còn khoảng 1/10 đây là điều thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam.
Nhân khẩu Nguồn: “Tổng quan kinh tế - xã hội năm 2005”, Nguyễn Sinh Cúc, tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 1 (74 ), tháng 1/2006, tr.23
Việt Nam là nước đông dân, với dân số hiện nay khoảng 83.14 triệu người, nhưng dân số tập trung ở nông thôn với tỷ lệ 73.2% trong khi đó dân số thành thị chiếm 26.8%. Số người sử dụng Internet khoảng 7.716.730 người chiếm khoảng 9.1% dân số.
Dân số thuộc loại dân số trẻ trong 83.14 triệu người thì số dân trong độ tuổi từ 15-64 chiếm trên 60% đây là độ tuổi có số người sử dụng Internet lớn nhất
Văn hóa
Sau 20 năm đổi mới Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, và có những bước phát triển đáng ghi nhận. Nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước cùng kiệt kém phát triển. Phần đông dân số vẫn tập trung trong khu vực nông thôn với nền kinh tế nông nghiệp và nền văn minh lúa nước, các quan niệm truyền thống làng xã vẫn còn phổ biến và nặng nề, con người Việt Nam ưa trực quan muốn cái gì cũng phải sờ tận tay, nhìn tận mắt đây là một sự cản trở rất lớn đối với phát triển Internet vì các giao dịch hay trao đổi qua Internet là qua môi trường ảo.


y114Pg0ED2T4YNp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status