Mối quan hệ các chủ thể trong quản lý hành chính Nhà nước? ý nghĩa? - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Muốn phân biệt và làm rõ mối quan hệ các chủ thể trong quản lý hành chính Nhà nước trước hết chúng ta cần đi sâu tìm hiểu chủ thể quản lý hành chính Nhà nước là gì?
Khi nói đến chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có thể nói một cách dễ hiểu là "ai quản lý"?
Dưới chủ nghĩa xã hội xét về mặt chính trị xã hội, chủ thể quản lý đất nước là nhân dân lao động. Đảng ta chỉ rõ: "Công tác quản lý không phải là việc riêng của những người quản lý chuyên nghiệp mà là sự nghiệp của nhân dân". Nhà nước là người thay mặt cho dân, là công cụ mạnh mẽ nhất của nhân dân lao động thực hiện quyền lực chính trị, có hệ thống pháp luật và các công cụ cưỡng chế khác. Do vậy về mặt pháp lý, chủ thể quản lý Nhà nước, là Nhà nước với hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước và các viên chức lãnh đạo và quản lý trong các cơ quan đó. Hay nói cách khác bao gồm hai chủ thể cơ bản (bộ máy hành chính Nhà nước và viên chức nhà nước).
1. Bộ máy hành chính Nhà nước theo hiến pháp năm 1992 quy định bao gồm các cơ quan:
+ Cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương.
+ Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
+ Hệ thống các cơ sở trực thuộc bộ máy quản lý Nhà nước.
* Cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương: bao gồm Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc chính phủ trong đó.
Chính phủ theo như Điều 109 quy định Chính phủ là: cơ quan chấp hành của Quốc Hội là cơ quan hành chính cao nhất của CHXHCN Việt Nam.
* Thẩm quyền chính phủ: Chính phủ là cơ quan chấp hành đồng thời là cơ quan tổ chức thực hiện việc chấp hành hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.
- Thống nhất quản lý việc thực hiện văn hoá, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, đối ngoại của Nhà nước.
* Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
- Gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
- Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc Hội.
- Chính phủ có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chính phủ vẫn tiếp tục làm việc, đến khi Quốc hội của khoá mới được bầu thì chính phủ cũ mới thôi hoạt động.
* Quyền hạn của Chính phủ: Ban hành các Nghị quyết, Nghị định đồng thời có quyền kiểm tra các cơ quan Nhà nước trong việc chấp hành chính sách pháp luật hiến pháp, nghị quyết Quốc hội, pháp lệnh nghị quyết Quốc hội.

BYkTb0p3brL4dhB
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status