Tổng đài AXE-10 - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Tổng đài AXE-10



Một công ten nơ ảo là một cấu trúc thông tin dùng để tiếp nhận khung tín hiệu từ khối VC - n phía trước chuyển đến sau đó bổ xung thêm các byte quản lý tuyến thông tin nối giữa các VC - n tại chỗ và khối VC - n đầu xa, các byte này ký hiệu là VC – n POH (Path OverHead: phần bổ xung cho quản lý đường dẫn). Ghép tất cả các byte này thành khung tín hiệu có 9 dòng và n cột, các VC này được ghép trực tiếp vào trường tin PAYLOAD thì gọi là các VC bậc cao. Các VC này được tổ chức thành các khối có cấu trúc khung được lặp lại cứ sau 125us (cho VC - 4) và 500us (cho VC - 12).
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệ thống con vận hành và bảo dưỡng OMS
Hệ thống con thực hiện chức năng vận hành và bảo dưỡng, đảm bảo cho tổng đài hoạt động bình thường, cung cấp dịch vụ với chất lượng cao.
“Vận hành” là đảm bảo các hoạt động của tổng đài không có lỗi, bao gồm: thiết lập và xoá cuộc nối, thay đổi dữ liệu của tổng đài (các dữ liệu về cấu hình vật lý), quản lý lưu lượng mạng, lựa chọn thống kê.
“ Bảo dưỡng” là ngăn ngừa, phát hiện và sửa lỗi.
OMS bao gồm một số thiết bị phần cứng, hệ thống phần mềm khu vực và phần mềm trung tâm. Đây là một hệ thống con trung tâm, cho nên nó hoạt động với hầu hết các hệ thống con khác. Hệ thống con OMS có 4 chức năng chính:
Chức năng giám sát: đảm nhận nhiệm vụ liên tục giám sát hệ thống để phát hiện và sửa lỗi trước khi chúng có ảnh hưởng tới luồng thông tin. Hai chức năng chính là: giám sát đường dây thuê bao và giám sát đường dây trung kế. Khi hỏng hóc hay nhiễu loạn được phát hiện thì lập tức sẽ có cảnh báo.
Kiểm tra và định vị lỗi: OMS có chứa các chức năng chuẩn đoán và kiểm tra, kết hợp với các thông báo và các báo cáo để địnhvị lỗi, kể cả lỗi bên trong cũng như lỗi bên ngoài tổng đài.
Chức năng phân phối: OMS chứa các chức năng đáp ứng cho người vận hành có thể thay đổi dữ liệu tổng đài, nối thêm hay huỷ bỏ các thuê bao.
Chức năng thống kê: OMS chứa các chức năng đảm nhận việc đo lường và in ra các dữ liệu như loại và độ lớn của các luồng thông tin chuyển qua tổng đài. Sự tập hợp các thông tin này rất cần thiết cho việc xây dựng và thiết lập các cấu hình cho tổng đài và mạng lưới.
3.2. Hệ thống con đo lưu lượng và thống kê STS
Hệ thống con TST đáp ứng việc tập hợp, lưu trữ, xử lý và đưa ra các dữ kiện đã được xử lý. Các quá trình trong STS:
Thông tin về lưu lượng được đọc nhờ bộ đếm, được tập và lưu giữ tại một số thời điểm nhất định.
Giá trị của bộ đếm được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đo lường (Measurement Database).
Một “chương trình báo cáo” đã được lập sẵn, sẽ đọc thông tin từ cơ sở dữ liệu đo lường, xử lý và đưa ra các bản báo cáo cho người quản lý và vận hành tổng đài.
3.3. Hệ thống con quản lý mạng NMS
Hệ thống con quản lý mạng NMS đáp ứng việc quản lý tổng đài và mạng lưới. Mạng lưới được thiết kế để quản lý được trường hợp tăng lưu lượng thông tin, hiện tượng tắc nghẽn. NMS sẽ giảm nhỏ ảnh hưởng phụ của việc tràn và lỗi trong mạng lưới bằng cách điều khiển luồng thông tin qua tổng đài. Hoạt động điều khiển có thể thực hiện phân tán hay tập trung tại các Trung tâm quản lý mạng.
Ngoài ra NMS còn có thể chuẩn đoán chi tiết của vấn đề lưu lượng. Khi có hiện tượng tràn và tắc nghẽn xẩy ra, các cách xử lý được xem xét. Nếu cần sẽ có sự hạn chế lưu lượng theo một hướng bận nào đó hay thực hiện việc đổi tuyến. Sau đó NMS tiếp tục giám sát mạng lưới và toàn bộ hạn chế lưu lượng được giải phóng khi luồng thông tin trở về trạng thái bình thường.
NMS có hai dạng chức năng cơ bản sau:
Chức năng thông tin, giám sát và báo cáo trung thực tình trạng của mạng lưới. Có 4 dạng thông tin:
Giám sát, thực hiện việc liên tục quét mạng lưới và đưa ra các thông báo nếu mạng làm việc với tham số lớn hơn giá trị danh định.
Phát hiện, đảm nhận việc phát hiện các sự thay đổi trạng thái hoạt động của mạng. Chẳng hạn có sự thay đổi giá trị tham số vận hành của mạng trên một tuyến nào đó.
Đo đạc, cung cấp những giá trị đo được của mạng đang vận hành, chẳng hạn lưu lượng bị hạn chế vì có tắc nghẽn.
Đọc, cung cấp việc đọc giá trị tức thời các tham số vận hành của mạng.
Chức năng điều khiển: quản lý lưu lượng và các số lượng luồng hay địa chỉ trong mạng có thể truy nhập được. Có hai dạng chức năng điều khiển là chức năng bảo vệ và chức năng mở rộng.
3.4. Hệ thống con tính cước CHS
Hệ thống con tính cước đảm nhận việc tính cước cuộc gọi và kiểm soát (thực hiện việc thanh toán giá cả và thu nhập giữa các mạng có sự phối hợp hoạt động khác nhau), CHS đảm nhận các chức năng sau:
Chức năng tính cước cơ bản, CHS cung cấp những dữ liệu để tính cước với thuê bao cho các cước gọi của họ.
Chức năng kiểm toán, CHS cung cấp dữ liệu để thực hiện việc thanh toán giữa các nhà vận hành mạng với nhau.
Các dịch vụ phụ, cung cấp việc tính cước cho các dịch vụ đặc biệt, ví dụ như tính toán cho việc truyến số liệu.
Việc tính toán cho cuộc gọi thông thường có thể thực hiện bằng phương pháp đếm xung, lập thẻ hay phối giữa hai phương pháp đó. Trong quá trình cuộc gọi thực hiện các thông tin được tập hợp và lưu trữ trong đồng hồ đo của thuê bao hay được gửi tới hệ thống con quản lý tệp FMS.
Bình thường, việc tính cước bắt đầu được thực hiện khi thuê bao B trả lời. Tuy nhiên cũng có thể tính cước trước đó, và được gọi là cước thanh ghi.
Trong cuộc gọi thường, tại thời điểm thiết lập cuộc gọi thì công việc phân tích tính cước được thực hiện. Phân tích cước quyết định tính cước một cuộc gọi, người bị tính cước và phương pháp tính cước. Việc phân tích này được thực hiện bằng lệnh và các tham số cố định. Một số thông tin của việc phân tích cước là:
Số thuê bao gọi(A).
Số thuê bao bị gọi (B).
Các dữ liệu về thuê bao.
Loại cuộc gọi (Telex, call, audio).
Đầu ra của việc phân tích cước là chương trình tính cước. Mỗi một thuê bao có một hệ thống phần mềm lưu trữ những thông tin chi tiết cho việc tính cước. Như đã nói ở trên, có hai phương pháp tính cước là đếm xung và lập thẻ.
Phương pháp đếm xung:
Đếm xung là phương pháp tính cước dựa vào số xung đo được trong thời gian thực hiện cuộc gọi. Thông tin này sẽ tác động lên chương trình tính cước. Có hai phương pháp sử dụng xung đếm:
Một số xung được cố định được biểu hiện trong thời gian cuộc gọi.
Đo bằng một tần số cố định.
Các xung được lưu trữ trong các đồng hồ đo cuộc gọi của thuê bao (trong phần mềm). Những đồng hồ này chứa số xung đo được và được đọc ra một cách định kì do người vận hành điều khiển. Những thông tin này làm cơ sở cho việc thiết lập nên các hoá đơn thanh toán gửi tới các thuê bao.
Bằng phương pháp này ta có thể tính cước ưu tiên cho các cuộc gọi dựa vào thời điểm thực hiện cuộc gọi trong ngày, ngày trong tuần và thể loại cuộc gọi, bằng cách thay đổi tốc độ xung. Tuy nhiên phương pháp này không lưu trữ được nhiều thông tin về cuộc gọi.
Phương pháp lập thẻ:
Lập thẻ là phương pháp cung cấp nhiều thông tin về việc tính cước của cuộc gọi. Khi cuộc gọi kết thúc, dữ liệu lập thẻ được đóng gói và gửi tới hệ thống con quản lý tệp (FMS). Trong trường hợp cuộc gọi thực hiện với thời gian lâu, việc truyền thông tin này được thực hiện định kì. Từ FMS thông tin là các bản ghi cuộc gọi được gửi tới trung tâm tính cước để tạo hoá đơn thanh toán, các thông tin trong phương pháp lập thẻ bao gồm:
Số thoại của thuê bao A.
Số thoại của thuê bao B.
Dữ liệu và thời gian bắt đầu tính cước.
Thông ti...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status