Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3
1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 3
1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 3
1.1.1. Chi phí sản xuất 3
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 4
1.2. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành sản phẩm 6
1.2.1. Nội dung giá thành sản phẩm 6
1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm 7
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8
1.4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9
1.5. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9
1.5.1. Đối tượngkế toán tập hợp chi phí sản xuất 9
1.5.2. Phân biệt giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 10
1.6. Vai trò và nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 11
2. Nội dung cơ bản của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 11
2.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 11
2.1.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất thực hiện kế toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 11
2.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 17
2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 19
2.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp 19
2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương 19
2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức 20
2.3. Các phương pháp tính giá thành 20
2.3.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn 21
2.3.2. Phương pháp tính giá thành phân trước 21
2.3.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số 24
2.3.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 24
2.3.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ 24
2.3.6. Phương pháp loại trừ chi phí 25
2.3.7. Tính giá thành định mức của sản phẩm 26
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGƯỜI TÀN TẬT HÀ NỘI 27
1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty 27
1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty 27
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 30
1.3. Tổ chức bộ máy kế toán 32
1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 35
1.4.1 Phân xưởng nhựa 36
1.4.2. Phân xưởng may 36
1.4.3. Phân xưởng màng 37
1.5. Khái quan một số phân hành kế toán của Công ty 37
2. Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty 38
2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 38
2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 40
2.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 40
2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 40
2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 45
2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 48
3. Công tác kế toán giá thành ở Công ty 53
3.1. Đối tượng tính giá thành 53
3.2. Đánh giá sản phẩm làm dở dang và tính giá thành sản phẩm ở phân xưởng nhựa 54
3.2.1. Đánh giá sản phẩm làm dở 54
3.2.2. Tính giá thành sản phẩm 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GÍA THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY 57
1. Nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty sản xuất kinh doanh của người tần tật Hà Nội. 57
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. 59
2.1. Kiến nghị 1 59
2.2. Kiến nghị 2 60
2.3. Kiến nghị 3 61
2.4. Kiến nghị 4 63
2.5. Kiến nghị 5 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đạt: 716.000.000 đồng
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng từ: 100.690 đồng/ tháng lên đến 129.500 đồng/ tháng.
Qua 5 năm hình thành và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Xí nghiệp vẫn phát triển theo hướng tăng dần, do vậy đến tháng 3/ 1994 UBND thành phố Hà Nội, Sở lao động thương binh xã hội Hà Nội xét quy mô và nhiệm vụ của Xí nghiệp đã quyết định đổi tên Xí nghiệp thành “Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội”. Công ty được thành lập theo căn cứ quyết định 520/ QĐ - UB ngày 36/3/1994 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty có các nhiệm vụ sau:
Sản xuất sản phẩm may mặc
Sản xuất đồ dùng bát đĩa nhựa Melamin
Sản xuất túi ni lông đựng rác thải các loại.
Từ năm 1993 cho tới nay với sự năng động sáng tạo, nắm vững thị trường. Công ty đã thực tế đổi mới về mọi mặt, từ chỗ có một địa điểm làm việc đến nay Công ty đã có ba địa điểm.
25 Thái Thịnh, diện tích làm việc 1.036m2, kho 720 m2 .
Km 9 thanh xuân, diện tích 2000 m2.
Khu sản xuất Mỗ Lao, diện tích 9.470 m2, tập trung ba phân xưởng sản xuất
Lấy chữ tín làm đầu, số hàng hóa và sản phẩm sản xuất của Công ty làm đến đâu tiêu thụ đến đó. Nhờ vậy mà các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty đã tăng cụ thể như sau:
- Lợi nhuận thực hiện:
+ Nâm 1999: 409.597.221 đồng
+ Năm 2000: 282.838.529 đồng
+ Năm 2002: 302.508.649 đồng
- Lương bình quân một công nhân:
+ Năm 1999: 630.000 đồng / tháng
+ Năm 2000: 678.000 đồng / tháng
+ Năm 2002: 750.000 đồng / tháng
- Về doanh thu:
+ Năm 1999: 17.491.339.024 đồng
+ Năm 2000: 19.562.538.474 đồng
+ Năm 2002: 23.120.779.916 đồng
- Tổng số lao động:
+ Năm 1993: 55 người
+ Năm 1996: 116 người
+ Năm 2002: 500 người, trong đó lao động hợp đồng là 150 người và lao động thời vụ là 350 người.
Cho đến nay số vốn đầu tư của Công ty hiện có là: 13.246.203.772 đồng
Trong đó: vốn cố định: 11.826.159.476 đồng
Vốn lưu động: 1.420.044.296 đồng
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội tổ chức quản lý theo một cấp.
- Giám đốc Công ty là người được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý công ty, là người chỉ huy cao nhất, có nhiệm vụ quản lý Công ty một cách toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Giám đốc công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng, điều hành mọi hoạt động của Công ty theo kế hoạch, pháp lý các chính sách và nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty.
- Phó Giám đốc Công ty là người trợ giúp cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được giao và thay Giám đốc thực hiện công việc khi Giám đốc đi vắng.
- Các phòng chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý của Công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc trợ giúp cho Ban Giám đốc lãnh đạo các công tác sản xuất kinh doanh được thông suốt, các phòng chức năng bao gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính:
Gồm 5 người: 1 trưởng phòng, 2 lái xe, 1 tạp vụ. 1 văn thư.
Nhiệm vụ của phòng này: phụ trách công tác về tổ chức, nhân sự cho Công ty, quản lý đội ngũ cán bộ Công ty Trưởng phòng với nhiệm vụ chính là: công tác về tổ chức, nhân sự và công việc chung của cả phòng
Văn thư: chuyên phụ trách về dấu, công văn, giấy tờ và tiếp khách.
+ Phòng kế hoạch vật tư: gồm có 8 người
Có 1 trưởng phòng, còn lại là 7 nhân viên trong đó có 4 nhân viên chuyên mua vật tư các loại và trả hàng, còn lại 3 nhân viên khác chuyên đi ký kết hợp đồng với khách hàng và giao dịch với khách hàng dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng.
Phòng kế hoạch có 2 kho: 1 kho thành phẩm
1 kho dự trữ vật tư
+ Phòng kinh doanh: có 8 người
Gồm 1 trưởng phòng và 7 nhân viên
Nhiệm vụ của phòng này là chuyên làm công tác về chào hàng và bán hàng. Trưởng phòng phụ trách các nhân viên của phòng về công tác tiếp thị sản phẩm, chào hàng, bán hàng còn lại 7 nhân viên làm công tác chào hàng và bán hàng.
+ Phòng tài vụ của Công ty gồm 5 người:
1 kế toán trưởng, 1 kế toán vật tư, 1 kế toán thanh toán, 1 thủ quỹ, 1 kế toán lương bảo hiểm xã hội và tài sản cố định.
Bên cạnh các phòng ban chức năng thì có 3 phân xưởng sản xuất chính:
+ Phân xưởng may: sản xuất các mặt hàng may mặc chủ yếu cho các bệnh viện ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận, may đồng phục học sinh cho một số trường học có nhu cầu…
+ Phân xưởng màng: sản xuất các mặt hàng túi ni lông đựng rác thải phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
+ Phân xưởng nhựa: sản xuất các sản phẩm nhựa Melamin phục vụ cho tiêu dùng trong nước.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc công ty
Phòng GĐ tổ chức hành chính
Phòng vật tư
Phòng tài vụ
Phòng GĐ sản xuất kinh doanh
Phòng kinh doanh
Phân xưởng may
Phân xưởng nhựa
Phân xưởng màng
1.3. Tổ chức bộ máy kế toán:
Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa, hạch toán độc lập và có đầy đủ tư cách pháp nhân, xuất phát từ đặc điểm tổ chức và tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, trực tiếp và tập trung nên Công ty chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng. Phòng kế toán (hay phòng tài vụ) đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, các nhân viên phòng tài vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư
TT.lương, BHXH, TSCĐ
Thủ quỹ
Kế toán thanh toán
Phòng tài vụ của Công ty gồm 5 người, do yêu cầu của sản xuất kinh doanh bố trí công việc cho từng nhân viên phải phù hợp. Phòng tài vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty trong công tác sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất đồng vốn đúng mức có hiệu quả với nhiệm vụ cụ thể từng người.
- Kế toán trưởng phân công công việc cho các kế toán phần hành, ký duyệt các chứng từ thu chi. Cuối mỗi kỳ hạch toán kế toán trưởng là người trực tiếp làm công tác kế toán tổng hợp.
- Kế toán thanh toán chuyên viết phiếu thu, phiếu chi, làm công tác thanh toán với khách hàng và thanh toán với nhà cung cấp, theo dõi các khoản phải thu, phải trả nội bộ khác thông qua tài khoản tiền mặt. Ngoài ra kế toán thanh toán còn phải theo dõi các khoản nộp ngân sách nhà nước, hàng tháng kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, theo dõi phần thanh toán qua ngân hàng.
- Kế toán vật tư thường xuyên theo dõi nhập xuất tồn nguyên vật liệu hàng ngày, tập hợp số liệu báo cáo lượng vật tư tồn kho kiêm kế toán thành phẩm, tiêu thụ, theo dõi cụ thể từng phân xưởng. Hàng ngày kế toán vật tư là người xuất hoá đơn GTGT cho nhân viên phòng kinh doanh đi giao hàng sản phẩm nhựa Mê la min và cho nhân viên phòng kế hoạch đi trả hàng may và túi nilon .Cuối mỗi kỳ, kế toán vật tư là người tập hợp chi phí và tính giá thanh sản phẩm.
- Kế toán lương, bảo hiểm xã hội và tài sản cố định làm lương, theo dõi các chế độ về lương và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, theo dõi sổ sách về TSCĐ của Công ty .
- Thủ quỹ có nhiệm vụ giữ quỹ tiền mặt, hàng ngày vào sổ quỹ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, rút...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status