Đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh giai đoạn từ 1986 đến nay - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Trang
Lời nói đầu
Chương 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1 Các chính sách của Nhà nước
1.2. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch
Chương 2. Tiềm năng của du lịch Quảng Ninh
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
2.2 Văn hoá xã hội
2.3 Tiềm năng du lịch
2.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Chương 3. Thực trạng của hoạt động đầu tư nước ngoài
vào du lịch Quảng Ninh
3.1 Bức tranh đầu tư nước ngoài ở Quảng Ninh
3.2 Hoạt động đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh
3.2.1 Giai đoạn 1986 – 1994
3.2.2 Giai đoạn 1995 đến nay
3.2.2.1 Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn
3.2.2.2 Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giải trí
3.2.3 Nguyên nhân gia tăng đầu tư nước ngoài sau năm 1994
3.3 Tác động của hoạt động đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh
3.3.1 Tác động tích cực
3.3.2 Tác động tiêu cực
Chương 4. Phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài
vào du lịch Quảng Ninh
4.1 Những tồn tại cần giải quyết và phương hướng thu hút
đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh
4.2 Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh
Kết luận
CHƯƠNG 1
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2.1 Khái quát về đầu tư nước ngoài
Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hoá, hoạt động đầu tư không chỉ đơn thuần diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà nó đã vươn ra tất cả các nước các khu vực trên thế giới.
Mục đích của các hoạt động đầu tư này là nhằm khai thác một cách trực tiếp lợi thế so sánh yếu tố sản xuất giữa các quốc gia với nhau, thu được lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu.
2.1.1 Khái niện đầu tư nước ngoài
Có rất nhiều những khái niệm khác nhau về đầu tư nước ngoài, nhưng khái niệm sau được nhiều người thừa nhận :
“ Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý… từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu”.
Qua khái niệm trên ta thấy bản chất của hoạt động đầu tư nước ngoài là đầu tư, tức là các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường kinh doanh của chủ đầu tư. Nhưng chủ sở hữu đầu tư ở đây là nước ngoài và vốn đầu tư là được tính bằng ngoại tệ.
2.1.2 Phân loại đầu tư nước ngoài
Về cơ bản đầu tư nước ngoài được phân làm hai loại là đầu tư đầu tư và đầu tư gián tiếp.
2.1.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức chủ đầu tư bỏ ra một lượng tài sản đủ lớn để lập cơ sở kinh doanh mới hay mua lại các cơ sở kinh doanh hiện có ở nước ngoài và trực tiếp quản lý các tài sản đó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có sự lưu chuyển vốn mà còn thường đi kèm theo công nghệ, kiến thức kinh doanh và gắn với mạng lưới phân phối rộng lớn trên phạm vi toàn cầu. Đối với các nước nhận đầu tư thì đây là hình thức đầu tư có nhiều ưu thế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện qua hai kênh chủ yếu là: đầu tư mới (GI) và mua lại & sát nhập (M&A).
ã GI là kênh đầu tư truyền thống, là hình thức chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới.
ã Còn kênh M&A là chủ đầu tư thực hiện thông qua việc mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài . Kênh này chủ yêú là được diễn ra ở các nước phát triển và phổ biến trong những năm gần đây.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được phân làm nhiều loại:
ã Theo mục đích đầu tư:
+ Đầu tư theo chiều dọc
+ Đầu tư theo chiều ngang
ã Theo tính chất sở hữu (tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong các dự án đầu tư).
+Doang nghiệp 100% vốn nước ngoài
+ Doang nghiệp liên doanh
+ BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện từ khu vực tư nhân và do các công ty xuyên quốc gia thực hiện. Thời gian đầu tư thường là trung hạn và dài hạn.
2.1.2.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (PFI)
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư bỏ ra tài sản (chủ yếu dưới dạng vốn) để mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu …

xoN7igO8Upn80wI
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status