Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long - pdf 24

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I:Lý luận chung về đấu thầu và đấu thầu xây lắp 3
I.Tổng quan về đấu thầu 3
1.Khái niệm chung 3
1.1.Đấu thầu 3
a.Sự cần thiết của việc ban hành luật đấu thầu 3
b.Khái niệm đấu thầu : Có rất nhiều những quan điểm 4
c. Phân loại các hình thức đấu thầu 5
c.1Dựa vào hình thức lựa chọn nhà thầu 5
c.2Dựa vào cách áp dụng đấu thầu 7
c.3Dựa vào tính chất nội dụng của công việc gói thấu phân thành: 10
1.2.Đấu thầu xây lắp 12
2.Pháp luật về đấu thầu và đấu thầu xây lắp 12
II.Pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp 16
1.Các quy định cơ bản của pháp luật đấu thầu 16
2.Khái quát về quy trình đấu thầu 21
2.1. Chuẩn bị đấu thầu 21
2.2. Tổ chức đấu thầu 24
2.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu 25
2.4. Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu 26
2.5. Thông báo kết quả đấu thầu 27
2.6. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng 28
3.Chế định ký kết hợp đồng trong đấu thầu cung ứng và xây 29
a. Hình thức trọn gói 30
b. Hình thức theo đơn giá 30
c. Hình thức theo thời gian 30
d . Hình thức theo tỷ lệ phần trăm 31
4.Các chế tài xử lý các vi phạm pháp luật về đấu thầu . 32
Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật đấu thầu tron 33
I.Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệp Thăng Long 33
1.Sơ lược lịch sử hình thành và quá trình phát triể 33
2.Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu 34
3. Hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong 36
II.Khái quát chung hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty 36
1.Tư cách pháp lý, vai trò của Công ty Thăng Long trong các cuộc đấu thầu 36
2.Năng lực của Công ty cổ phần thương mại xây lắp Công nghiệp Thăng Long trong tổ chức và tham gia đấu thầu 38
a.Năng lực tài chính 38
b.Năng lực tổ chức 38
c.Nguồn lực con người 43
3. Thành tựu, kết quả tiêu biểu trong công tác đấu 43
III. Quy trình thực tham gia dự thầu cung ứng thiết bị 49
1.1. Quy trình tham gia dự thầu cung ứng thiết bị và thi công công 49
1.1.1 Chuẩn bị Hồ sơ dự thầu 49
1.1.2. Khi dự thầu nhà thầu phải nộp 51
a. Nộp Hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu 51
b. Thương thảo và ký kết hợp đồng 53
c. Triển khai thực hiện gói thầu 57
Chương III: Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp 58
I. Nhìn nhận và đánh giá các quy định của pháp luật về đấu thầu 58
1.Ưu điểm 58
2.Nhược điểm 58
II.Đánh giá việc áp dụng pháp luật đấu thầu tại Công ty cổng 59
1.Kết quả đạt được 59
III.Kiến nghị 60
1.Kiến nghị với nhà nước 60
Kết luận 67

Lời mở đầu
Cơ chế kinh tế thị trường đã và đang làm thay đổi bộ mặt của đất nước trong những năm vừa qua. Mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua tương đối cao và có tính chất bền vững. Nhà nước đang thực hiện chính sách đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Để có thể thực hiện được điều này thì Nhà nước đã không ngừng khuyến khích mọi ngành nghề thuộc nền kinh tế quốc dân bằng những chính sách hợp lý.Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chính sách Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước lại càng được nhà nước đặt ưu tiên lên hang đầu.
Với những chính sách mới của Nhà nước thì các doanh nghiệp có “đất” để thể hiện mình khi mà đất nước đã hội nhập nền kinh tế thế giới và đặc là gia nhập tổ chức kinh tế toàn cầu WTO. Và cái mảnh “đất” ấy không hề dễ chịu cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh mình để có thể thích nghi được với mảnh đất đầy khó khăn trên. Một cách mà Nhà nước góp phần giúp đở các doanh nghiệp sống trên mảnh đất bé đấy là Luật Đấu thầu 2005 và các Nghị định hướng dẫn thi hành giúp cho các doanh nghiệp sống trên mảnh “đất ” đó có thể cạnh tranh lành mạnh và có thể phát triển một cách công bằng. Do vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác đấu thầu lớn như thế nào tới sự phát triển của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.
Hiện nay, đấu thầu xây lắp đã trở thành một hoạt động phổ biến trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những giúp cho các chủ đầu tư chọn được cho mình nhà thầu đủ năng lực và đáp ứng được với yêu cầu của gói thầu. Không những vậy việc đấu thầu giúp cho các nhà thầu ngày càng hoàn thiện mình và nâng cao năng lực của mình để có thể tham gia đấu thầu các gói thầu khác. Một minh chứng đó là trong những năm qua, nhờ có hoạt động đấu thầu mà Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long đã và đang khẳng định vị thế của mình trong ngành xây lắp của đất nước. Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ của các công nhân viên và đầu tư trang thiết bị thuộc lại hiện đại nhất để có thể đáp ứng được các gói thầu khó khăn nhất.
Qua những hiểu biết mà em được học tại trường và những kiến thức thực tế được tiếp xúc tại công ty, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long”

















Chương I:Lý luận chung về đấu thầu và đấu thầu xây lắp
I.Tổng quan về đấu thầu
1.Khái niệm chung
1.1.Đấu thầu
a.Sự cần thiết của việc ban hành luật đấu thầu
Việc ban hành Luật đấu thầu là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý dự án, khắc phục các tồn tại hiện có để mang lại hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng các nguồn tiền còn hạn hẹp của đất nước, đồng thời cũng xuất phát từ các lý do sau đây:
Một là, chủ trương ban hành văn bản pháp luật có tính pháp lý cao về đấu thầu đã được Quốc hội thông qua từ nhiều năm trước đây. Dự án Pháp lệnh đấu thầu (PLĐT) đã được Quốc hội khóa X đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1999 và tiếp đó luôn được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật hàng năm. Đến tháng 6/2005, Dự án PLĐT đã qua 10 lần dự thảo, trong đó Dự thảo lần 10 đã được Chính phủ thông qua và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Tuy nhiên, do tầm quan trọng của công tác đấu thầu, phù hợp với xu hướng tăng cường ban hành luật của Quốc hội và yêu cầu hội nhập quốc tế, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ nâng Pháp lệnh đấu thầu thành Luật đấu thầu.
Hai là, việc ban hành Luật đấu thầu sẽ tạo ra sự thống nhất trong quy định đối với việc chi tiêu sử dụng vốn nhà nước, từ đó khắc phục được những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện do có các quy định khác nhau về đấu thầu tại nhiều văn bản pháp lý. Vấn đề chi tiêu sử dụng nguồn vốn nhà nước luôn phức tạp, tiềm ẩn các hành vi gây thất thoát, tiêu cực nên mỗi nước đều ban hành các văn bản pháp lý cao nhất để quản lý với tên gọi như Luật Mua sắm công,…
Ba là, để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, việc ban hành Luật đấu thầu sẽ tăng cường tính pháp lý cao nhất của các quy định về đấu thầu, phù hợp với xu hướng luật hóa của nước ta và các nước trên thế giới.
Bốn là, Luật đấu thầu được ban hành sẽ làm cơ sở pháp lý chủ yếu, là Luật gốc về đấu thầu đối với các hoạt động chi tiêu sử dụng vốn nhà nước, đồng thời là khung pháp lý cho các đối tượng khác áp dụng khi xét thấy phù hợp. Hiện tại, khá nhiều văn bản Luật chuyên ngành khi đề cập về đấu thầu thường quy định là phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu (được hiểu là Luật đấu thầu). Theo đó, Luật đấu thầu được ban hành sẽ làm căn cứ dẫn chiếu cho các luật khác, tạo sự thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện.

TU5Um5Nex4QoXAv
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status