Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Vụ Kinh tế Nông nghiệp Bộ kế hoạch và Đầu tư - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẨU TƯ VÀ VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 2
I - Tổng quan về Bộ Kế hoạch và đầu tư. 2
1. Chức năng nhiệm vụ của Bộ kế hoạch và đầu tư. 2
2. Cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư. 3
II - Giới thiệu về Vụ kinh tế Nông nghiệp. 4
1. Lịch sử hình thành Vụ kinh tế nông nghiệp. 4
2. Chức năng nhiệm vụ của Vụ kinh tế nông nghiệp. 6
2.1. Chức năng 6
2.2. Nhiệm vụ 6
3. Cơ cấu tổ chức của Vụ kinh tế nông nghiệp. 7
PHẦN II: TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2007 VÀ NHIỆM VỤ NĂM 2008 CỦA VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 9
I - Đánh giá công tác năm 2007. 9
1. Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. 9
2. Đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên: 12
3. Đánh giá vai trò, vị trí, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành trong Vụ: 13
4. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. 14
5. Tổng kết công tác thi đua năm 2007. 16
5.1 Về danh hiệu cá nhân: 16
5.2 Về danh hiệu tập thể 17
II - Nhiệm vụ công tác năm 2008. 17
III - Một số đề xuất, kiến nghị Bộ. 19
PHẦN III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 20
1. Quy trình xây dựng, tổng hợp và theo dõi thực hiện kế hoạch trong nội bộ cơ quan Bộ kế hoạch và Đầu tư. 20
1.1. Nguyên tắc chung 20
1.2. Quy trình về xây dựng, tổng hợp, giao kế hoạch; theo dõi thực hiện kế hoạch hàng năm. 21
Giai đoạn IV: Theo dõi quá trình giao và triển khai thực hiện kế hoạch. 2. Quy trình tổng hợp và điều hành kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm. 21
2.2 Giai đoạn tổng hợp và giao kế hoạch: (Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của các Bộ, ngành , phân bố, tổng hợp vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các Bộ, ngành và địa phương). 22
2.3 Theo giõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 23
KẾT LUẬN 24
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp kết thúc phần học lý thuyết tại trường. Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học được ở trường vào thực tế nhằm phân tích, lý giải và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý kinh tế.
Đợt thực tập này được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai đoạn thực tập tổng hợp và giai đoạn 2 là giai đoạn thực tập chuyên đề. Đối với mỗi giai đoạn thực tập thì yêu cầu là khác nhau: Giai đoạn thực tập tổng hợp đòi hỏi mỗi sinh viên phải có cái nhìn tổng quan và những nhận xét, đánh giá của riêng mình về tình hình thực tế của cơ quan nơi mà sinh viên thực tập. Ngoài ra còn cần có kết quả hoạt động và phương hướng hoạt động của cơ sở thực tập trong thời gian tới.
Với những yêu cầu trên, trong năm tuần thực tập tại Vụ Kinh tế Nông nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS Phan Thị Nhiệm và tập thể các cô chú, anh chị trong vụ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này. Bản báo cáo gồm có các nội dung sau:
CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về Bộ Kế hoạch và Đầu tư
CHƯƠNG II: Giới thiệu về Vụ Kinh tế Nông nghiệp
Em xin chân thành Thank cô giáo TS Phan Thị Nhiệm đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt giai đoạn đầu của kỳ thực tập này.
Em xin chân thành Thank Ban lãnh đạo và các chuyên viên trong vụ đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em hòan thành giai đoạn đầu cuả kỳ thực tập này.


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ VÀ VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ
1. Quá trình xây dựng và trưởng thành của Bộ kế hoạch và đầu tư.
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới được thành lập, ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Đến ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết).
Ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập uỷ ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này.
Năm 1961, uỷ ban Kế Hoạch Quốc gia được đổi tên thành uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 9 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 27 tháng 11 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể uỷ ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên Cứu Quản lý kinh tế TƯ, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới.
Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất uỷ ban Kế hoạch Nhà Nước và uỷ ban Nhà Nước về Hợp tác và đầu tư.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Chức năng nhiệm vụ chung của Bộ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ.
- Trình Chính phủ các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể các nguồn từ nước ngoài để xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đói chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
- Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp kế hoạch.
- Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp nhà nước; điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh.
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước.
- Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức trực thuộc Bộ quản lý.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển.


5CSZ8mYs7Rv1cI1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status