Sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư đối với quá trình phát triển kinh tế - pdf 24

Link down tiểu luận miễn phí cho anh em Sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư đối với quá trình phát triển kinh tế

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do hình thành đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI CHUYỂN CHẤT XÁM TỪ KHU VỰC CÔNG SANG KHU VỰC TƯ
Khái niệm khu vực công-khu vực tư- tiêu chí phân biệt hai khu vực
Khu vực công
Khu vực tư
Tiêu chí phân biệt khu vực công và khu vực tư
Khái niệm về nguồn nhân lực-nguồn nhân lực chất xám
Nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức
Một số định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực chất xám
Nguồn nhân lực chất xám trong khu vực công
Các lý thuyết về di chuyển nguồn nhân lực
Nguyên nhân của việc di chuyển nguồn nhân lực
Mô hình lý thuyết về di chuyển nguồn lực
3.2.1Mô hình của Lewis
3.2.2Mô hình Haris-Todaro
3.2.3Lý thuyết “Mới” về di dân
Một số lí thuyết về quản lí nguồn nhân lực
3.3.1Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow
3.3.2Thuyết vê sự công bằng
3.3.3Thuyết hai nhân tố của Herzberg
3.3.4Mô hình động cơ thúc đẩy của Porter và Lawler
Vấn đề di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư
Kinh nghiệm của một số nước trong việc giải quyết tình trạng chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư
ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC CÔNG VÀ TƯ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - HIỆN TƯỢNG DI CHUYỂN CHẤT XÁM TỪ KHU VỰC CÔNG SANG KHU VỰC TƯ HIỆN NAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Khái quát về tăng trưởng và quá trình phát triền kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.1.1Tăng trưởng kinh tế
1.1.2Phát triển kinh tế
1.1.3Quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế
Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.2.1Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
1.2.2Các chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế
Ảnh hưởng của khu vực công và khu vực tư đối với quá trình phát triển kinh tế
Khu vực công
2.1.1Vai trò của khu vực công
2.1.2Ảnh hưởng tích cực
2.1.3Ảnh hưởng tiêu cực
2.1.4Ví dụ về sự ảnh hưởng của khu vực công hiện nay
Trên thế giới
Trong nước
Khu vực tư
2.2.1Vai trò của khu vực tư
2.2.2Ảnh hưởng tích cực
2.2.3Ảnh hưởng tiêu cực
2.2.4Ví dụ về sự ảnh hưởng của khu vực tư hiện nay
Trên thế giới 54
Trong nước
Thực trạng di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư hiện nay
Trên thế giới
3.1.1Ở Anh
3.1.2Ở Utah
Trong nước
Ảnh hưởng của sự di chuyển chất xám đối với quá trình phát triển kinh tế
3.3.1Ảnh hưởng tích cực
3.3.2Ảnh hưởng tiêu cực
Giải pháp cho hiện tượng di chuyển chất xám từ công sang tư
Một số biện pháp hạn chế sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư đang được áp dụng hiện nay tại Việt Nam
KẾT LUẬN

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài:
Trong thời đại hiện nay, khi mà hầu hết các nước trên thế giới đang hướng đến một nền kinh tế năng động và phát triển, nền kinh tế đa thành phần đang là một ưu thế. Ở nền kinh tế đa thành phần đó luôn tồn tại hai khu vực: “khu vực kinh tế Nhà nước”( khu vực công) và khu vực kinh tế Tư nhân( khu vực tư). Trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ lực và kinh tế tư nhân là động lực phát triển của nền kinh tế. Hai khu vực kinh tế này chính là hai nhân tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, cũng như chiếm một tỉ trọng rất cao trong GDP và trong việc giải quyết công ăn việc làm cho những người trong độ tuổi lao động của các nước.
Và bao giờ cũng vậy, để phát triển kinh tế thì không thể không nói đến yếu tố “nguồn lao động”. Rõ ràng, đây là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn. Nếu nguồn lao động có chất lượng cao thì quá trình phát triển kinh tế cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một thực tế đang trở thành vấn nạn hiện nay đó chính là sự di chuyển của các nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng ( lực lượng tri thức) và chúng ta thường hay nghe với cái tên đó là “hiện tượng chảy máu chất xám”. Có hai luồng di chuyển lao động chính đó là: trên quốc tế và trong nước. Ở phạm vi quốc tế, đó chính là sự di chuyển của những nguồn lao động có tri thức từ các nước kém phát triển hơn đến các nước phát triển hơn. Ở phạm vi trong nước, đó chính là sự di chuyển của lực lượng lao động từ khu vực này sang khu vực khác, hay từ ngành này sang ngành khác… Nổi bật nhất vẫn là sự di chuyển của các nguồn lực lao động từ khu vực công ( khu vực kinh tế nhà nước) sang khu vực tư ( khu vực kinh tế tư nhân) hay ngược lại.
Ở các nước đang phát triển hiện nay, khi mà quá trình tư nhân hóa (privatization) đang được tiến hành mạnh mẽ thì rõ ràng cầu lao động ở khu vực tư sẽ tăng lên một cách đáng kể. Vì thế, việc số lượng công nhân viên chức chuyển việc làm từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân đang tăng lên dù đã được đề cập trong nhiều năm qua nhưng chưa lúc nào vấn đề này lại gây sự chú ý lớn trong xã hội như bây giờ. Trước đây ở các nước thì có việc làm trong Chính phủ, Nhà nước được coi như là một đặc quyền. Song ngày nay, lực lượng lao động, trí thức lại có xu hướng chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân nhất là các sinh viên mới ra trường. Thực tế gần đây cho thấy, tại Việt Nam, đặt biệt là ở khu vực phía Nam, số lượng cán bộ, công nhân viên chức di chuyển sang khu vưc tư nhân đang tăng mạnh. Đây chính là hiện tượng “ chất xám chảy từ khu vực công sang khu vực tư” mà hiện nay cũng đang trở thành thách thức lớn đối với các nước khác trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển như Indonesia, Malaysia... Và do đó, thuật ngữ “di chuyển chất xám” đang dần trở nên phổ biến.
Theo giáo sư tiến sĩ Phạm Xuân Hằng thành viên của Hội đồng lý luận Trung ương ,vấn đề trên là một hệ quả tự nhiên của sự phát triển. Tất cả chúng ta bao gồm cán bộ công nhân viên chức đều muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, được phát triển, đóng góp nhiều cho xã hội, vì vậy ở đây không có gì là sai khi họ rời khỏi nhà nước để tạo điều kiện sống tốt hơn cho mình. (Nguồn: Vietnam News). Nhưng nếu việc làm này ngày càng phổ biến, đội ngũ cán bộ công chức hoạt động trong Nhà nước có nguy cơ bị thiếu hụt hay không đảm bào chất lượng thì nó sẽ trở thành một vấn đề lớn cần được quan tâm một cách nghiêm túc. Vì vậy chúng ta phải tự hỏi: tại sao họ lại chuyển từ khu vực công sang khu vực tư ? Những yếu tố nào đã tác động đến họ? Đặc biệt, hiện tượng này có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực như thế nào đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước đang tồn tài vấn nạn này? Để từ đó xem xét xem có giải pháp và chính sách nào để có thể hạn chế hiện tượng này? Để có câu trả lời, nhóm đã tìm hiểu, nghiên cứu thực hiện đề tài: “ Sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư ở các nước đối với quá trình phát triển kinh tế”

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Phân biệt giữa khu vưc công và khu vực tư trong nền kinh tế
Xác định vai trò của khu vực công và khu vực tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Xác định thực trạng di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư.
Xác định những yếu tố tác động đến việc di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư.
Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình di chuyển chất xám từ khu vực công sang tư đối với quá trình phát triển kinh tế
Đưa ra gợi ý về giải pháp cho việc di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư.

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, nhóm chúng tui sẽ đi từ nghiên cứu tổng quát lý thuyết nói chung, sau đó đưa ra một vài dẫn chứng cụ thể trên thế giới hiện nay. Và cuối cùng, nhóm sẽ phân tích thực trạng tình hình đang diễn ra tại Việt Nam chúng ta hiện nay, tác động của khu vực công, khu vực tư và sự di chuyển chất xám từ khu vực công sang khu vực tư đối với quá trình phát triển kinh tế của nước ta.

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Vì vậy, việc hiểu rõ vai trò của từng khu vực kinh tế trong cơ cấu kinh tế đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia là một điều quan trọng để từ đó có những hướng đi đúng, giúp đưa ra những chính sách, giải pháp hoạch định cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, hiện tượng “chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư đang trở thành một vấn đề nổi trội ở một số nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam chúng ta. Có rất nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn đề này. Có người cho rằng đây là xu thế tất yếu khi kinh tế phát triển và thúc đẩy nền kinh tế đi lên nhưng ngược lại, cũng có người cho rằng quá trình này có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế đất nước nói chung. Vậy thực chất hiện tượng này tác động như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế. Nó có những ảnh hưởnng tích cực và tiêu cực cụ thể như thế nào? Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề tài đã tìm kiếm những tư liệu về vấn đề trên để phân tích, hiểu sâu hơn về khu vực công, khu vực tư cũng như tình trạng “chảy máu chất xám” từ công sang tư để từ đó đưa ra một số nhận xét cụ thể. Cũng qua đó, đưa ra một số giải pháp cho hiện tượng “chảy máu chất xám” này.


B. CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI CHUYỂN CHẤT XÁM TỪ KHU VỰC CÔNG SANG KHU VỰC TƯ

1. Khái niệm khu vực công-khu vực tư- tiêu chí phân biệt hai khu vực:
1.1 Khu vực công :
Khu vực công được xem là một khái niệm quan trọng trong các học thuyết kinh tế-chính trị. Xét ở góc độ kinh tế thì khu vực công là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thi trường. Nó bao gồm các bộ phận sản xuất và phân phối được tài trợ bởi các cơ quan nhà nước. Xét ở góc độ chính trị thì khái niệm “công” thường liên quan đến các hoạt động hay các đặc điểm của nhà nước nói chung, đặc biệt là chính phủ. Xét theo nghĩa này thì khu vực công bao gồm chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, và các doanh nghiệp công hay còn gọi là các doanh nghiệp nhà nước.
Tóm lại có thể nói khu vực công là tổng thể các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng... thuộc sở hữu nhà nước do nhà nước đầu tư, cấp phát tài chính toàn bộ hay bộ phận quan trọng nhất, do nhà nước trực tiếp quản lý, tổ chức nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất tinh thần, những dịch vụ công cộng phục vụ đời sống nhân dân và lợi ích toàn xã hội.
Tại sao trong thị trường hiện nay, nơi mà khu vực tư nhân ngày càng trở nên lớn mạnh thì khu vực công vẫn còn tồn tại và chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội đăc biệt là trong lĩnh vực kinh tế…?Như chúng ta đã biết bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có những “khuyết tật” nhất định của nó. Chỉ có nhà nước thông qua “khu vực công” mới có thể bù đắp, sửa chữa những khuyết tật của thị trường hay thực thi những chính sách làm giảm nhẹ những tác động tiêu cực do thị trường gây ra.

1.2 Khu vực tư
Khu vực tư nhân bao gồm tất cả các nhà cung cấp, các công ty, dịch vụ đã tồn tại ở bên ngoài khu vực công. Hiện nay, kinh tế tư nhân (KTTN) theo nhận thức chung được hiểu là một nhóm các thành phần kinh tế, bao gồm cơ sở sản xuất, hộ nông dân cá thể và tiểu chủ, hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, thương mại ở thành thị; doanh nghiệp tư nhân. KTTN dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, là bộ phận hợp thành hữu cơ quan trọng của nền kinh tế của các quốc gia và ngày càng tỏ rõ sự năng động cũng như tính hiệu quả của nó trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù cả hai khu vực công và tư nhân thực thể tìm cách cải thiện, phát triển nền kinh tế tuy nhiên mục tiêu của những người trong khu vực tư nhân có thể khác với những người trong khu vực công. Ba hình thức tham gia của khu vực tư nhân tồn tại đó là: cho lợi nhuận, không phải cho lợi nhuận và doanh nghiệp xã hội. Một số ví dụ về các thực thể khu vực kinh tế tư nhân chính thức và không chính thức là: Các tổ chức cung cấp dịch vụ, các tổng công ty, các cá nhân cung cấp dịch vụ, các hiệp hội chuyên nghiệp, bên cạnh đó còn có quốc gia và các tổ chức phi chính phủ quốc tế và một số tổ chức từ thiện…
Trong nền kinh tế của một quốc gia, bên cạnh khu vực kinh tế công thì khu vực kinh tế tư nhân là một thành phần không thể thiếu được. Nó, cùng với khu vực kinh tế công, sẽ là hai cánh tay đắt lực, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình đưa nền kinh tế của một đất nước đi lên. Tất nhiên trong quá trình đó, khu vực kinh tế tư nhân không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, nhất là khi mà ở hầu hết các nước hiện nay, quá trình phát triển đa dạng các thành phần kinh tế ngày càng được mở rộng thì tất yếu nó sẽ gây ra một số trở ngại nhất định nếu như nền kinh tế không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, không thể vì thế mà chúng ta phủ nhận vai trò không kém phần quan trọng của khu vực kinh tế này.

1.3 Tiêu chí phân biệt khu vực công và khu vực tư:
Có 3 tiêu chí phân biệt giữa hai khu vực công và khu vực tư:
• Chế độ sở hữu công (tiêu chí chính)
• Nguồn vốn chính của nhà nước
• Chế độ quản lý của nhà nước: ở đây, nhà nước quản lý theo chế độ trực tiếp quản lý, hay chế độ công quản, giao thầu, cho tư nhân tham gia quản lý.
Khu vực công bao gồm : các doanh nghiệp công hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ,hay doanh nghiệp công tư hợp doanh với người nước ngoài…các tổ chức tài chính tín dụng công đặc biệt là ngân sách nhà nước và các ngân hàng nhà nước; các tài nguyên đất nước kể cả các khoáng sản trong lòng đất ; các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ,các cơ sở văn hoá-xã hội công, hệ thống về tổ chức các hoạt động của bộ máy nhà nước.


vww9kf3XdFTKb21

Xem thêm
Thực trạng về cơ chế quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp ở
Quản trị dòng nhân lực trong kỷ nguyên mới
Biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới
Phân tích quản trị chiến lược công ty D&G
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status