Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra kiểm soát tín dụng tại PVFC - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA KIỂM SOÁT TÍN DỤNG TRONG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2
1.1 Khái niệm về kiểm tra kiểm soát tín dụng trong các tổ chức tín dụng. 2
1.1.1 Kiểm tra kiểm soát nội bộ. 2
1.1.2 Kiểm tra kiểm soát tín dụng. 5
1.1.2.1 Khái niệm về tín dụng, chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong các tổ chức tín dụng. 5
1.1.2.2 Kiểm tra kiểm soát tín dụng: 11
1.2 Sự cần thiết phải kiểm tra kiểm soát tín dụng trong các TCTD. 14
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra kiểm soát tín dụng. 18
1.3.1 Những nhân tố từ phía Tổ chức tín dụng. 18
1.3.2 Những nhân tố từ phía nền kinh tế xã hội. 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT TÍN DỤNG TẠI PVFC 21
2.1 Giới thiệu chung về công ty Tài chính Dầu khí. 21
2.1.1 Giới thiệu chung: 21
2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ chính của PVFC. 22
2.1.2.1 Thu xếp vốn cho các dự án. 22
2.1.2.2 Huy động vốn 23
2.1.2.3 Tín dụng Doanh nghiệp : Các hình thức như : 24
2.1.2.4 Hoạt động tài chính Doanh nghiệp. 24
2.1.2.5 Hoạt động đầu tư 24
2.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 03 năm gần đây. 25
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 27
2.1.4.1 Một số đặc điểm về lao động và tiền lương của công ty tài chính dầu khí. 27
2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng chính của các phòng ban của công ty Tài chính Dầu khí. 28
2.2 Thực trạng triển khai kiểm tra kiểm soát tín dụng tại PVFC. 34
2.2.1 Một số quy định chung về tín dụng và kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với công tác tín dụng tại PVFC. 34
2.2.2 Thực trạng triển khai nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát đối với công tác tín dụng ở PVFC. 36
2.2.2.1 Quy trình và nghiệp vụ tín dụng tại PVFC. 36
2.2.2.2 Quy trình và nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát tín dụng tại PVFC. 40
2.3 Đánh giá hoạt động kiểm tra kiểm soát tín dụng tại PVFC. 52
2.3.1 Những kết quả đạt được. 52
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 55
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PVFC 57
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng và kiểm tra kiểm soát tín dụng của công ty. 57
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra kiểm soát đối với chất lượng tín dụng của Công ty Tài chính Dầu khí. 58
3.2.1 Xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ. 58
3.2.2 Xây dựng một quy trình kiểm tra kiểm soát tín dụng hiệu quả và hợp lý. 60
3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự 61
3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động của công ty nói chung và hoạt động KTKSNB nói riêng. 63
3.3 Một số kiến nghị và đề xuất: 66
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước. 66
3.3.2 Đối với các bộ ngành, cơ quan chủ quản (NHNN) 66
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69


Như vậy, Tổng số CBCNV của công ty tại thời điểm cuối năm 2004 là 263 người với hơn 75% là tốt nghiệp Đại học, trong đó có hơn 5% trên đại học. Công tác tuyển chọn lao động vào công ty khá nghiêm ngặt, lao động được tuyển chọn bằng cách nộp hồ sơ thi tuyển, các thí sinh dự thi phải thành thạo vi tính, tiếng anh, phải có kiến thức tốt về chuyên môn và thành thạo giao tiếp. Điều này chứng tỏ công ty Tài chính Dầu khí rất quan tâm đến tuyển chọn và đào tạo CBCNV. Ngoài ra công ty có lợi thế rõ rệt khi đa số lao động tuổi đời còn rất trẻ vì thế họ có sức khoẻ và sự năng động, sáng tạo, sẵn sàng đón nhận những cơ hội và thử thách để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng chính của các phòng ban của công ty Tài chính Dầu khí.
a. Cơ cấu tổ chức của công ty.
- Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm chung trước Tổng công ty và Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty đảm bảo theo đúng pháp luật và quy định của Tổng công ty; Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh ngoại trừ các lĩnh vực cụ thể đã phân công cho các phó Giám đốc, tổ chức nhân sự, tài chính kế toán, kế hoạch tổng hợp, thông tin và kiểm soát nội bộ; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty.
- Các phó giám đốc (02 tại trụ sở Công ty, 01 phụ trách các Chi nhánh phía Nam) có chức năng và nhiệm vụ riêng, phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực của Công ty theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
- 12 phòng ban có chức năng tham mưu, giúp hội đồng quản trị và giám đốc trong quản lý và điều hành công ty. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban theo từng mảng chuyên môn nghiệp vụ.
Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Tài chính dầu khí:
VP.CÔNG TY
P. TỔ CHỨC NS & TIỀN LƯƠNG
P.KẾ HOẠCH & THỊ TRƯỜNG
P. KẾ TOÁN
P. KIỂM TRA, KS NỘI BỘ
P. THÔNG TIN & CN TIN HỌC
P. GIAO DỊCH SỐ 20
P. GIAO DỊCH SỐ 21
P. GIAO DỊCH SỐ 30
P. GIAO DỊCH SỐ 10
P. GIAO DỊCH SỐ 11
P. GIAO DỊCH SỐ 12
P. THU XẾP VỐN & TDDN
P. QUẢN LÝ DÒNG TIỀN
P. DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
P. ĐẦU TƯ
P. QLVUTĐT
P. DỊCH VỤ & TD CÁ NHÂN
CN TP.HCM
CN VŨNG TÀU
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
b.Chức năng chính của các phòng ban.
* Văn phòng Công ty.
Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị công ty trong việc chỉ đạo quản lý và điều hành hoạt động chung.
- Về công tác văn phòng Giám đốc
Xây dựng, quản lý chương trình, kế hoạch công tác của Ban Giám đốc; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các phòng ban, đơn vị trực thuộc công ty thực hiện chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ do Ban Giám đốc giao; Bố trí sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần, hàng tháng của Ban Giám đốc...
- Về công tác văn phòng Hội đồng Quản trị:
+ Xây dựng, quản lý chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng Quản trị công ty.
+ Theo dõi, đôn đốc công ty thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị công ty.
+ Chuẩn bị nội dung công việc cho các kỳ họp của Hội đồng Quản trị công ty.
+ Thực hiện công tác văn phòng của Hội đồng Quản trị công ty...
- Công tác pháp chế:
+ Tư vấn các vấn đề về pháp lý cho Ban Giám đốc trong việc tổ chức, chỉ đạo và thực hiện kinh doanh đúng pháp luật.
+ Theo dõi việc phát hành các văn bản của ban Giám đốc,
+ Thường xuyên cập nhật chính sách, chế độ, quy định liên quan của Nhà nước, Tổng công ty và Ngân hàng Nhà nước
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
* Phòng tổ chức nhân sự và tiền lương là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc công ty trong việc quản lý và điều hành các công ty: Tổ chức nhân sự, đào tạo bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động, công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, lễ tân, an ninh, bảo vệ, công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của công ty.
* Phòng Kế hoạch và thị trường là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc công ty trong công tác kế hoạch hoá, báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm và thị trường.
* Phòng Kế toán là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho giám đốc công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của công ty.
* Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong các công tác kiểm tra, kiểm toán các hoạt động của công ty bảo đảm được thực hiện đúng các quy định của pháp luật và của công ty.
Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ :
- Dự thảo và trình Giám đốc ban hành các cách, nội dung và quy trình nghiệp vụ trong kiểm tra, kiểm soát nội bộ tài chính tín dụng.
- Xây dựng và trình Giám đốc duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch định kỳ hay đột xuất về kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
- Trực tiếp hay phối hợp với Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra công tác quản lý và điều hành theo đúng quy định của pháp luật về hoật động ngân hàng và quy định nội bộ của công ty.
- Kiểm tra việc chấp hành quy trình hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng và quy định nội bộ của công ty và các đơn vị thành viên. Thực hiện kiểm tra, đầu mối đánh giá thực hiện ISO của công ty.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nội quy, quy chế và quy định của công ty.
- Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ngân hàng Nhà nước, của Tổng công ty và các quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ; đánh giá mức độ và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ.
- Trong phạm vi chức năng và quyền hạn theo quy định của pháp luật, xem xét giải quyết hay trình giám đốc giải qu?yết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các đơn vị trực thuộc.
- Rà soát hệ thống các quy định an toàn trong kinh doanh, phát hiện các sơ hở, bất hợp lý để kiến nghị bổ sung. sửa đổi.


https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4g01gaHrym3meA_Zq
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status