Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Phân tích những cơ sở xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ); Phân định cụ thể từng trường hợp chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; xác định chủ thể nào được hưởng bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; Tìm hiểu thực trạng tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và đường lối giải quyết các tranh chấp, nguyên nhân cơ bản của tranh chấp, một số vụ án về tranh chấp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã được toà án thụ lý giải quyết
Ch-ơng 1. Những vấn đề lý luận về trách
nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
1.1.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
1.2. Đặc điểm trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
1.2.1. Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra là một dạng trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài
hợp đồng
1.2.2. Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra phát sinh không cần điều kiện lỗi
1.2.3. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không bao gồm
thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời t- của cá
nhân
1.3. Tiến trình phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi
th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt
Nam từ năm 1945 đến nay
1.3.1. Tr-ớc năm 1945
1.3.2. Từ năm 1945- 1983
1.3.3. Từ năm 1983 – 1995
1.3.4. Từ năm 1995 – 2005
1.3.5. Từ năm 2005 đến nay
Ch-ơng 2. Những cơ sở pháp lý XáC ĐịNH
TRáCH NHIệM BồI THƯờNG THIệT HạI DO
NGUồN NGUY HIểM CAO Độ GÂY RA
2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra
2.1.1.1. Thiệt hại vật chất
2.1.1.2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
2.1.2. Có việc gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao
độ
2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy
hiểm cao độ và thiệt hại
2.1.4. Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra
2.2. Xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.2.1. Xác định thiệt hại về tài sản
2.2.2. Xác định thiệt hại về sức khoẻ
2.2.3. Xác định thiệt hại về tính mạng
2.3. Ng-ời có trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại và ng-ời đ-ợc bồi
th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.3.1. Ng-ời có trách nhiệm bồi th-ờng
2.3.1.1. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
2.3.1.2. Ng-ời đ-ợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật
2.3.1.3. Ng-ời chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm
cao độ
2.3.1.4. Ng-ời đ-ợc ng-ời đ-ợc chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ giao lại nguồn nguy hiểm cao độ
(ng-ời thứ ba)
2.3.2. Ng-ời đ-ợc bồi th-ờng
Ch-ơng 3. THựC TIễN GIảI QUYếT Và kiến nghị
hoàn thiện quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
3.1. Thực tiễn giải quyết bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
3.1.1. Tranh chấp do xác định không đúng trách nhiệm bồi th-ờng
thiệt hại
3.1.1.1. Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra bị xác định là trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại
ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra
3.1.1.2. Trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi
trái pháp luật gây ra bị xác định là trách nhiệm bồi th-ờng
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
3.1.2. Tranh chấp do không xác định đ-ợc nguyên nhân dẫn đến
thiệt hại
3.1.3. Tranh chấp do chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không
nhận thức đúng trách nhiệm của mình
3.1.4. Tranh chấp do không xác đúng mức bồi th-ờng và chủ thể
chịu trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại trong tr-ờng hợp
nguồn nguy hiểm cao độ đã đ-ợc giao cho ng-ời khác chiếm
hữu, sử dụng đúng pháp luật.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm
bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
3.2.1. Bổ sung khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
3.2.2. Bổ sung quy định về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
3.2.3. Sửa đổi các tr-ờng hợp chủ sở hữu, ng-ời đ-ợc giao chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đ-ợc miễn trách nhiệm
bồi th-ờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
3.2.4. Hoàn thiện quy định về trách nhiệm bồi th-ờng của ng-ời
đ-ợc giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hợp
pháp
3.2.5. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của ng-ời thứ ba
đ-ợc giao lại nguồn nguy hiểm cao độ
3.2.6. Bổ sung quy định về trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại của
Nhà n-ớc trong tr-ờng hợp nguồn nguy hiểm cao độ thuộc
quyền sở hữu, quản lý của nhà n-ớc
3.2.7. Bổ sung quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi th-ờng
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong tr-ờng hợp
nguồn nguy hiểm cao độ đ-ợc chuyển giao thông qua hợp
đồng mua bán nh-ng ch-a hoàn tất thủ tục sang tên theo qui
định của pháp luật
3.2.8. Bổ sung quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi th-ờng
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong tr-ờng hợp
chủ sở hữu bắt buộc phải giao quyền chiếm hữu sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ theo quyết định hành chính của cơ
quan nhà n-ớc có thẩm quyền
3.2.9. Hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về bảo quản,
trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
3.2.10. Hoàn thiện các quy định về bồi th-ờng thiệt hại
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan
trọng của pháp luật dân sự. Mục đích của chế định này là buộc những chủ thể
có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, có lỗi phải bồi thường những thiệt hại
do mình đã gây ra.
Là một dạng cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra có đặc trưng riêng đó là chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra ngay cả khi chứng minh được mình không có lỗi trong việc xảy
ra thiệt hại. Việc xác định đúng nguồn nguy hiểm cao độ cũng như điều kiện
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu,
người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao, góp phần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, bảo đảm trật tự công bằng xã
hội.
Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng tại Điều 627 của Bộ luật
dân sự năm 1995 cũng như Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005 chưa xây
dựng được khái niệm cụ thể về nguồn nguy hiểm cao độ cũng như những điều
kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra. Trong khi đó, trong những năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ
của công cuộc công nghiệp hóa, cơ giới hóa, số lượng những vật được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ không ngừng tăng lên, kéo theo sự gia tăng về số
lượng những vụ tai nạn do những vật này gây ra. Điều này gây khó khăn
không nhỏ cho các nhà nghiên cứu cũng như những người áp dụng pháp luật
trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng việc giải quyết
những vụ việc về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
trong nhiều trường hợp vẫn chưa thực sự thoả đáng, gây bức xúc trong dư
luận.
Trước thực trạng đó. việc nghiên cứu phân tích và làm rõ cơ sở lý luận
và thực tiễn của những căn cứ pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong nhiều nhu cầu cấp bách
trong khoa học pháp lý dân sự ở Việt Nam hiện nay. Với tinh thần đó, việc
chọn đề tài “Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học
là đảm bảo tính cấp thiết và tính thời sự của việc nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
được chính thức ghi nhận từ năm 1972, trong Thông tư 173/UBTP ngày 23
tháng 3 năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn xét xử bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Trải qua gần 40 năm phát triển và hoàn thiện, đây là
một trong những chế định thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu và áp dụng pháp luật. Đã có nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học phân
tích, bình luận về trách nhiệm này. Tiêu biểu có thể kể đến bài viết: “Chủ thể
của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, tác
giả Lưu Tiến Dũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/1991; “Chủ thể trách
nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, tác giả Nguyễn Đức
Thành, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 8/1998; “Bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 627 BLDS”, tác giả Đặng Văn
Dùng, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/ 1998; “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” tác giả Nguyễn Thanh Lành, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số 8/2002; “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra” tác giả Mai Bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/2003; “Tìm
hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”,
tác giả Lê Phước Ngưỡng, Tạp chí Kiểm sát, số 1/2005; “Bổ sung khái niệm
về nguồn nguy hiểm cao độ”, tác giả Nguyễn Xuân Đang, Tạp chí nghiên cứu
lập pháp, số 4/2005.
Không chỉ ở các bài viết, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra cũng đã được đề cập trong một số công trình nghiên
cứu sau đại học như: Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Lê Mai Anh:
“Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
trong Bộ luật dân sự”, Luận văn“Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng” của thạc sỹ Bùi Thị Thủy Chung...
Trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật học ở
nước ta những năm qua cũng có những phân tích về trách nhiệm này. (VD:
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội…). Một số
sách chuyên khảo cũng đã đề cập đến vấn đề này như: “Bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng“ của Tiến sỹ Phùng Trung
Tập. Đặc biệt, gần đây nhất phải kể đến Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
“Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại- Vấn đề lý luận và thực tiễn”
của Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2009).
Những bài viết, những công trình khoa học kể trên ở những góc độ
khác nhau đã có những ý kiến phân tích, bình luận về khái niệm, điều kiện
làm phát sinh trách nhiệm cũng như những chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau, những bài viết hay mới chỉ đề cập ở dạng chung về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay có
phân tích chi tiết nhưng lại chỉ tập trung vào một số khía cạnh của trách
nhiệm như: chủ thể, điều kiện... mà chưa đưa ra những điểm đặc thù của loại
trách nhiệm đặc biệt này. Một số những bài viết được viết trước khi Bộ luật
dân sự (1995) được ban hành, một số những bài viết khác có phân tích bình
luận song lại trên cơ sở của Bộ luật dân sự 1995 và những văn bản hướng dẫn
thi hành của Bộ luật này.
Trong hai công trình gần đây nhất là sách chuyên khảo của Tiến sỹ
Phùng Trung Tập: “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ
và tính mạng“ và Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Trách nhiệm dân sự
do tài sản gây thiệt hại- Vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trường Đại học Luật
Hà Nội (năm 2009), trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra cũng đã được đề cập đến. Tác giả của hai công trình đã có những
kiến giải sâu sắc về bản chất cũng như điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Tuy nhiên, do chỉ là một
phần nhỏ trong cả một nội dung lớn, nên các yếu tố khác của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng chưa được phân tích
đầy đủ trong hai công trình này.
Với tình hình nghiên cứu trên, có thể nói đề tài "“Trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo pháp luật dân sự
Việt Nam” là một công trình nghiên cứu riêng, không bị trùng lặp với các
công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi đề tài này, chúng tui tập trung nghiên cứu những quy
định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và những văn bản có liên quan như: Luật
Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy, Bộ luật Hàng hải…để
làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, điều kiện phát sinh, cách xác định thiệt hại,
chủ thể phải bồi thường cũng như được bồi thường trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chỉ ra những điểm hợp lý
cũng như chưa hợp lý khi áp dụng các quy định của pháp luật về vấn đề này,
qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá
trình thực thi pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra, từ đó góp phần vào việc hoàn thiện hơn nữa khoa học luật
trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn
dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa
pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa
các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học.
Trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu chúng tui còn sử dụng các
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê… để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận văn.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
5.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên
cứu các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; tìm hiểu thực tiễn áp dụng luật thực định
để giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ trong hoạt động xét xử của Tòa án; qua đó tìm ra những bất cập, thiếu sót
của luật thực định để nêu phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung
5.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Với mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra làm cơ sở để nghiên cứu
các phần tiếp theo của luận văn. Để thực hiện nhiệm vụ này, luận văn đã xây
dựng khái niệm khoa học về nguồn nguy hiểm cao độ, khái niệm về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, phân tích đặcđiểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra,
tìm hiểu tiến trình phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
- Nghiên cứu các quy định hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Với nhiệm vụ này, luận văn phân tích
các quy định của Bộ luật Dân sự về: điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; cách xác định thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
và người được bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Luận
văn tập trung đánh giá nội dung những quy định này trên cơ sở đó tìm ra
những điểm bất cập, hạn chế làm cơ sở cho phương hướng hoàn thiện những
quy định này.
- Tìm hiểu thực tiễn xét xử của ngành tòa án trong việc giải quyết các
tranh chấp liên quan bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
để tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc tranh chấp này trong thực tế.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy
định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
nói chung.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Đề tài mà chúng tui chọn là một công trình đầu tiên nghiên cứu riêng
và chuyên sâu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành. Luận văn đã đưa ra được
một số điểm mới sau đây:
- Luận văn đã xây dựng được khái niệm khoa học về nguồn nguy hiểm
cao độ; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

- Phân tích đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra trên cơ sở đó phân định rạch ròi giữa trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật có lỗi của con người gây ra (có liên
quan đến nguồn nguy hiểm cao độ).
- Phân tích những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Phân tích những cơ sở xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra (thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe).
- Phân định cụ thể từng trường hợp chủ sở hữu, người được giao chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra; xác định rõ ràng chủ thể nào được hưởng bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Hệ thống hóa những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra qua các giai đoạn lịch sử, trên cơ sở phân
tích, so sánh luận văn đã đưa ra những nhận định làm sáng tỏ quá trình hình
thành và phát triển của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Luận văn cũng phân tích nêu ra những bất cập trong quy định của
pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra đồng thời đưa ra được những kiến nghị khắc phục những bất
cập đó nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chương 2: Những cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chương 3: Thực tiễn giải quyết và kiến nghị hoàn thiện quy định của
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra.


p8FdB15egS48A6o

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status