Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự nước CHDCND Lào - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thừa kế theo di chúc trong pháp luật dân sự Lào. Đối chiếu, so sánh những quy định về thừa kế theo di chúc trong pháp luật dân sự của Lào và Bộ luật dân sự 2005 của Việt Nam. Nghiên cứu những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam đồng thời đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng. Nhìn nhận, đánh giá một số vấn đề nóng bỏng của thực tiễn dưới khía cạnh pháp lý về thừa kế theo di chúc.

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO DI
CHÚC TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ LÀO ............................... 5
1.1. Khái niệm, vai trò của pháp luật thừa kế theo di chúc......................... 5
1.1.1 Khái niệm di chúc ................................................................................ 5
1.1.2. Khái niệm thừa kế theo di chúc............................................................ 7
1.1.3. Vai trò của pháp luật thừa kế theo di chúc........................................... 9
1.2. Sự hình thành và phát triển pháp luật thừa kế theo di chúc ở Lào ........ 15
1.2.1. Pháp luật thừa kế theo di chúc trong thời kỳ phong kiến................... 17
1.2.2. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng 12 thành công năm 1975 ........... 19
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay ......................................................... 20
Chƣơng 2: CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT LÀO
VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC TRONG TƢƠNG QUAN
SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................................... 22
2.1. Di chúc hợp pháp ............................................................................... 22
2.2. Người lập di chúc và quyền của người lập di chúc............................ 26
2.3. Người thừa kế theo di chúc và người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc.................................................................... 31
2.4. Di sản thừa kế theo di chúc ................................................................ 40
2.5. Hiệu lực của di chúc........................................................................... 43
2.6. Những kinh nghiệm của Việt Nam về thừa kế theo di chúc .............. 45
Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC TẠI LÀO VÀ CÁC
KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 53
3.1. Những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp
luật về thừa kế theo di chúc................................................................ 53
3.1.1. Nhận thức về di chúc hợp pháp.......................................................... 57
3.1.2. Vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để xác định di chúc
hợp pháp ............................................................................................. 59
3.1.3. Còn có sự vướng mắc giữa di chúc hợp pháp với hợp đồng
tặng cho.............................................................................................. 61
3.1.4. Về tính khả thi của di chúc miệng...................................................... 64
3.1.5. Về xác định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc...... 66
3.1.6. Về xác định di sản dùng vào việc thờ cúng ....................................... 68
3.2. Các kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về
thừa kế theo di chúc............................................................................ 71
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .......................................................... 71
3.2.2. Công tác cán bộ .................................................................................. 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80 1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật thừa kế đã có từ xa xưa và gắn liền với lịch sử phát triển của
xã hội loài người. Tuy có những đặc thù riêng nhưng dân tộc nào, đất nước
nào và từng con người cụ thể đều chịu sự tác động của pháp luật thừa kế.
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện
ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Thừa kế là một quan hệ xã
hội, là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo di
chúc hay theo quy định của pháp luật. Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản
nguyên thuỷ, những điều kiện về kinh tế, xã hội và hôn nhân phụ thuộc vào
địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc. Chế độ mẫu hệ với địa vị chủ
đạo của người phụ nữ đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo đã tạo ra tiền
đề cho việc thừa kế tài sản của các con và những người thân thuộc của người
mẹ. Angghen viết:
“Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về
bên mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế
những người trong thị tộc chết. Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để
lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài
sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng
huyết tộc với người mẹ”[15; tr79].
Thời kỳ nguyên thuỷ, việc thừa kế được hình thành theo tập quán của
thị tộc. Tài sản của thị tộc do người mẹ quản lý, khi người mẹ chết đi thì di
sản được chuyển cho những người thân thích trong thị tộc và tài sản của thị
tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đây chính là hình thức thừa kế
đầu tiên của xã hội loài người về tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộc
sống chung cho thị tộc. Ở Lào, từ thời phong kiến cho đến nay, pháp luật về thừa kế được xây
dựng và hoàn thiện phù hợp với quan hệ sản xuất ở từng giai đoạn nhất định,
theo đó quyền và lợi ích về tài sản của công dân được chú ý bảo vệ phù hợp
với tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Lịch sử đã cho thấy rằng, pháp luật
về thừa kế ở Lào luôn được bổ sung và hoàn thiện ngày càng mở rộng và có
sự phụ thuộc vào thành quả phát triển kinh tế xã hội qua các thời kỳ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng, năng động của nền kinh
tế thị trường, đặc biệt là từ khi Lào trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) thì các quan hệ tài sản ngày càng đa dạng,
phức tạp hơn. Quyền sở hữu của cá nhân ngày càng được mở rộng, tài sản của
họ ngày càng có giá trị lớn, và hơn lúc nào hết vấn đề thừa kế nói chung và
thừa kế theo di chúc nói riêng được đặt ra một cách cấp thiết.
Trong hệ thống pháp luật Lào, thừa kế là một chế định quan trọng được
ghi nhận một cách vững bền trong Hiến pháp và pháp luật. Thời gian qua,
cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật về thừa kế
cũng đã được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn của cuộc sống, đón đầu các
quan hệ thừa kế nảy sinh trong tương lai. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy
định về thừa kế theo di chúc trong pháp luật dân sự Lào vẫn còn nhiều quy
định chưa phù hợp với thực tiễn, còn mang tính chất chung chung, chưa điều
chỉnh hết các quan hệ về thừa kế theo di chúc phát sinh. Vì vậy, khi giải quyết
các vụ án cụ thể Toà án và các cơ quan có thẩm quyền không tránh khỏi
những vướng mắc.
Hơn nữa, các quy định của pháp luật thừa kế, đặc biệt là thừa kế theo di
chúc, còn nhiều bất cập, thiếu rõ ràng, gây khó khăn trong việc giải quyết các
trường hợp cụ thể. Thêm vào đó là thiếu văn bản hướng dẫn khiến việc áp
dụng pháp luật không thống nhất dẫn tới thời gian giải quyết án thừa kế của
Tòa án thường kéo dài, thậm chí có bản án bị xử huỷ do áp dụng pháp luật nội
dung chưa chính xác. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về thừa kế theo di chúc trong
pháp luật dân sự Lào không những là yêu cầu thường xuyên, cấp thiết của
những người làm công tác tư pháp mà nó còn là nhu cầu thiết thực của những
người có tài sản muốn để lại theo di chúc. Do đó, chúng tui nghiên cứu, thực
hiện đề tài: “Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự nước CHDCND
Lào” nhằm đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào công tác xây dựng pháp
luật về thừa kế theo di chúc về mặt lý luận được hoàn thiện và hy vọng góp
phần tháo gỡ những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp
luật về thừa kế theo di chúc.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài có hai mục tiêu nghiên cứu chính:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về thừa kế theo di chúc
trong pháp luật dân sự Lào. Đối chiếu, so sánh những quy định về thừa
kế theo di chúc trong pháp luật dân sự của Lào và Bộ luật dân sự 2005
của Việt Nam.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng các
quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc trong pháp luật dân sự Việt
Nam đồng thời đưa ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng. Nhìn
nhận, đánh giá một số vấn đề nóng bỏng của thực tiễn dưới khía cạnh pháp lý
về thừa kế theo di chúc.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong pháp luật dân sự Lào quan hệ với thừa kế là một mảng tương đối
rộng, trong phạm vi đề tài này chúng tui chỉ giới hạn nghiên cứu những quy
định về thừa kế theo di chúc, nêu ra một số vướng mắc, bất cập, đưa ra các
kiến nghị, nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế theo di chúc trong pháp luật dân
sự Lào. Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài này được chúng tui nghiên cứu dựa trên lập trường, quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước Lào trong việc xây dựng và thực thi pháp luật.
Ngoài ra, chúng tui còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác
như: phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra…
5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó phần nội
dung gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thừa kế theo di chúc trong pháp
luật dân sự Lào.
Chương 2. Các quy định hiện hành của pháp luật Lào về thừa kế theo di
chúc trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế
theo di chúc tại Lào và các kiến nghị.

PJ9m91ev8SiIaVb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status