Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam - pdf 25

Luận văn tiếng Anh:Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam : Pháp luật về Quyền con người(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG
TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI ........................................ 8
1.1. Khái niệm đồng tính, song tính và chuyển giới .................................... 8
1.2. Những vấn đề đặt ra đối với ngƣời đồng tính, song tính và
chuyển giới ........................................................................................ 15
1.3. Vị trí, vai trò của quyền ngƣời đồng tính, song tính và chuyển
giới trong hệ thống pháp luật về quyền con ngƣời ............................. 17
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quan niệm về quyền của ngƣời đồng
tính, song tính và chuyển giới............................................................. 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................... 29
Chƣơng 2: QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ
CHUYỂN GIỚI TRONG CÁC VĂN KIỆN QUỐC TẾ VÀ
PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ............... 30
2.1. Pháp luật về quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới
trong các công ƣớc quốc tế ................................................................. 30
2.1.1. Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc.............................................................. 36
2.1.2. Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền................................................... 37
2.1.3. Nguyên tắc Yogyakarta về quyền của ngƣờ i đồng tính ...................... 39
2.2. Pháp luật về quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới
tại một số quốc gia trên thế giới.......................................................... 42
2.2.1. Pháp luật một số quốc gia đối với quyền của ngƣời đồng tính và
song tính .............................................................................................. 42
2.2.2. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của ngƣời
chuyển giới.......................................................................................... 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 61
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG
TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI Ở VIỆT NAM VÀ
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
CỦA NHÓM NGƢỜI NÀY.............................................................. 62
3.1. Thực trạng xã hội về ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới ở
Việt Nam ............................................................................................. 62
3.2. Thực trạng pháp luật về ngƣời đồng tính, song tính và chuyển
giới ở Việt Nam................................................................................... 67
3.2.1. Quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới trong pháp
luật Việt Nam hiện hành ..................................................................... 67
3.2.2. Những vƣớng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam liên
quan đến quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới............ 91
3.3. Quan điểm và những giải pháp cơ bản bảo đảm quyền của ngƣời
đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam ................................ 97
3.3.1. Một số quan điểm định hƣớng chung ................................................. 97
3.3.2. Những giải pháp pháp lý về bảo vệ quyền của ngƣời đồng tính,
song tính và chuyển giới ..................................................................... 99
3.3.3. Những giải pháp về mặt nhận thức và xã hội ................................... 110
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 112
KẾT LUẬN .................................................................................................. 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 115

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tự do chính là một trong những qui luật hình thành các giá trị con
ngƣời. Không có tự do thì không có con ngƣời hay con ngƣời không có nhân
cách toàn diện. Chính vì lẽ đó mà Điều đầu tiên trong Tuyên Ngôn Quốc tế về
Quyền con ngƣời 1948 ghi rằng: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng
về nhân phẩm và các quyền” [15].
Có lẽ câu hỏi lớn nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta phải trả lời: tui là
ai? Khi biết mình là ai rồi thì chúng ta mới sống đúng với con ngƣời thật của
mình đƣợc. Nếu nhƣ bạn đƣợc tạo hóa tạo ra có đôi chút khiếm khuyết mà trở
nên khác thƣờng thì liệu rằng bạn có thể sống tự do và bình đẳng với những
ngƣời khác. Câu trả lời tất nhiên là có, nhƣng đằng sau nó là cả một sự đấu
tranh không biết mệt mỏi để giành đƣợc sự tự do và bình đẳng này.
Cộng đồng những ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới trên thế
giới cũng nhƣ ở Việt Nam luôn phải hứng chịu những sự kỳ thị, phân biệt của
xã hội, khiến ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các quyền tự do, bình đẳng của
nhóm ngƣời này. Việc phân biệt, đối xử trong suốt quá trình lịch sử khiến cho
quyền của nhóm ngƣời này đang bị đe dọa ngày càng nghiêm trọng hơn.
Hiện nay, quyền những ngƣời đồng tính, song tính, chuyển giới thƣờng
đƣợc gọi chung là quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới đang
đƣợc vận động pháp điển hóa trong luật quốc tế một cách mạnh mẽ. Đây là
một vấn đề gây nhiều tranh cãi trên lĩnh vực quyền con ngƣời trong vài thập
kỷ gần đây. Những ngƣời ủng hộ quyền của ngƣời đồng tính, song tính và
chuyển giới đã lập nên các tổ chức và phát động những phong trào mang tích
chất toàn cầu để vận động cho việc thừa nhận và pháp điển hóa các quyền
đƣợc kết hôn giữa ngƣời đồng giới; quyền đƣợc nuôi con nuôi của các cặp
đồng giới nam; và trên hết là quyền của tất cả những ngƣời đồng tính, song
tính và chuyển giới không bị phân biệt đối xử do xu hƣớng tính dục và bản
dạng giới của họ. "Tính đến nay, trên thế giới có 16 quốc gia thừa nhận quyền
kết hôn bình đẳng trên toàn lãnh thổ và 02 quốc gia chỉ công nhận ở một số
bang/tiểu bang/vùng lãnh thổ" [28]. Bên cạnh đó một số quốc gia khác cũng
chấp nhận hai ngƣời đồng giới đăng ký sống hợp pháp cùng nhau dƣới những
hình thức kết hợp dân sự, quan hệ có đăng ký, quan hệ gia đình... có đủ quyền
lợi nhƣ vợ chồng dị tính khác.
Không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, phòng trào vận động cho
các quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới còn mở rộng cuộc
vận động các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực. Phong trào này đã thành
công trong việc nhận đƣợc sự ủng hộ của Liên minh Châu Âu và Tổ chức các
nƣớc Châu Mỹ. Họ đã trình lên Liên Hợp Quốc một dự thảo Tuyên bố của
Liên Hợp Quốc về xu hƣớng tính dục và bản dạng giới (the United Nations
Declaration on Sexual Orientation and Gender Identity) vào ngày 18/12/2008.
Nội dung của dự thảo Tuyên bố lên án những hành vi bạo lực, quấy rối, phân
biệt đối xử, loại trừ, kỳ tị, định kiến, giết hại, hành quyết, tra tấn, bắt giữ và
tƣớc bỏ các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội dựa trên về xu hƣớng tính dục và
bản dạng giới.
Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài "Quyền của người đồng tính,
song tính và chuyển giới: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam"
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với mục đích so sánh về pháp luật và
thực tiễn về quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới trên thế giới
và ở Việt Nam. Từ những nghiên cứu cơ bản về pháp luật, thực tiễn ở các cấp
độ, các phạm vi sẽ mang lại những bài học, kinh nghiệm quý báu cho Việt
Nam trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật liên quan đến quyền của
ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam sao cho phù hợp với

luật nhân quyền quốc tế nói chung và về quyền của ngƣời đồng tính, song tính
và chuyển giới nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về vấn đề nghiên cứu quyền con ngƣời nói chung, trong đó có một
phần nghiên cứu về ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới có thể kể đến
các công trình nghiên cứu nhƣ: Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội: Giáo
trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội, năm 2011; Tác giả Hoàng Thị Kim Quế với các bài viết: Quyền
con người và giáo dục quyền con người ở Việt nam hiện nay, Tạp chí Khoa
học Đaị hoc ̣ Quốc gia Hà Nôị (số 4-2006); Quyền con người, đạo đức và
pháp luật, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 3/2012; Trách nhiệm nhà nước
trong việc thừa nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân,
Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 11/2012. Những công trình nghiên cứu về
quyền con ngƣời trên tạo ra cơ sở lý luận chung cho các nghiên cứu khác về
quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Trong thời gian gần đây cụm từ ngƣời đồng tính, song tính và chuyển
giới ngày một nhiều hơn, nó xuất hiện dầy đặc trên các báo, tạp chí khi Bộ tƣ
pháp gửi Công văn đề nghị các tổ chức, đoàn thể cũng nhƣ mọi ngƣời góp ý
kiến cho Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi, bổ sung năm 2014, có một nội
dung liên quan đến quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới, đó là
công nhận hay không công nhận hôn nhân đồng tính trong pháp luật Việt Nam.
Từ đó, có rất nhiều luồng dƣ luận, những ý kiến trái chiều đến từ các
cuộc hội thảo lớn, nhỏ về vấn đề này. Song đối với Việt Nam thì vấn đề này
còn tƣơng đối mới, có lẽ là mới nhất trong các chủ đề của các vấn đề quyền
con ngƣời, gây tranh cãi không chỉ ở nƣớc ta và còn ở nhiều quốc gia khác
trên thế giới cũng nhƣ phạm vi quốc tế.


Đối với việc nghiên cứu các quyền của ngƣời đồng tính, song tính và
chuyển giới, hiện chúng ta chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về quyền
của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới về quy mô cũng nhƣ chất lƣợng,
hiện chỉ có thể liệt kê một số tƣ liệu tham khảo tiêu biểu là một số bài viết đƣợc
đăng trên các tạp chí: Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về quyền của
người đồng tính, tác giả Trƣơng Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tƣ
pháp; Thực tiễn pháp luật Việt Nam về quyền của người đồng tính, tác giả
Trƣơng Hồng Quang, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tƣ pháp; Quyền con người
được sống theo đúng giới tính của mình, Cao Vũ Minh, Kỷ yếu tọa đàm khoa
học: Vai trò của nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị
tổn thƣơng, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04/12/2010.
Riêng đối với ngƣời chuyển giới thì hiện tại chƣa có nghiên cứu chuyên
sâu nào về ngƣời chuyển giới ngoài nghiên cứu bƣớc đầu về ngƣời chuyển
giới tại Việt Nam do Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trƣờng (iSEE)
thực hiện vào tháng 6-8/2012: Người chuyển giới ở Việt Nam: Những vấn đề
thực tiễn và pháp lý, nhóm tác giả: Phạm Quỳnh Phƣơng, Lê Quang Bình,
Mai Thanh Tú; “Vượt giới” tại Việt Nam: Tổng thuật tài liệu và đề xuất cho
tương lai do Nguyễn Thu Hƣơng thực hiện tháng 5 năm 2012.
Ngoài ra gần đây nhất còn cần kể đến cuốn sách của tác giả Trƣơng
Hồng Quang về ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới đó là cuốn Người
đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống
pháp luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là cuốn sách đã có
những đánh giá hết sức cơ bản và tổng thể về vấn đề ngƣời đồng tính, song
tính và chuyển giới ở cả khía cạnh thực tiễn lần quy định của pháp luật.
Do vậy đòi hỏi cần thiết có những đề tài đi sâu phân tích và so sánh nội
dung quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới trên thế giới và ở
Việt Nam, chứ không chỉ là đề tài nghiên cứu góc độ nhất định về các quyền


của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới, hay là những nghiên cứu về
các nhóm đơn lẻ khác nhau của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới.
Chính vì vậy, mong muốn của tác giả khi triển khai nghiên cứu đề tài này là
góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các quyền của
ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới, góp phần vận động pháp điển hóa
trong luật quốc tế và luật quốc gia ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, so sánh
giữa các quy định pháp luật liên quan đến quyền của ngƣời đồng tính, song tính
và chuyển giới và định hƣớng chuẩn chung của thế giới liên quan vấn đề này.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quát về quyền của ngƣời đồng tính, song tính và
chuyển giới; đánh giá pháp luật liên quan đến quyền của ngƣời đồng tính,
song tính và chuyển giới ở Việt Nam; từ đó đƣa ra những giải pháp cơ bản để
đảm bảo quyền của nhóm ngƣời này ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể, đề tài tập
trung giải quyết những vấn đề sau đây:
- Trình bày và phân tích ý nghĩa của việc ghi nhận các quyền của ngƣời
đồng tính, song tính và chuyển giới.
- Phân tích so sánh luật về quyền của ngƣời đồng tính, song tính và
chuyển giới trong pháp luật một số nƣớc tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam.
Hƣớng tới đóng góp để hoàn thiện Tuyên bố quốc tế chung về quyền của
ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới phù hợp tiêu chuẩn nhân quyền
chung của thế giới thể hiện trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948
và Công ƣớc về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Công ƣớc về các
quyền kinh tế, văn hóa, xã hội 1966.
- Đƣa ra đề xuất, kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong
pháp luật hiện hành liên quan đến quyền của ngƣời đồng tính, song tính và
chuyển giới, đặc biệt là Hiến Pháp, Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình.

Theo báo cáo của tổ chức ILGA (International Lesbian, Gay, Bisexual,
Trans and Intersex Association) cho đến tháng 5/2010:
Có 32 quốc gia trên thế giới chấp nhận đồng tính nữ nhƣng
không chấp nhận đồng tính nam; quan hệ đồng tính bị cấm tại 44
quốc gia trên thế giới, trong đó có một số quốc gia nhƣ Iran,
Mauritania, Saudi Arabia, Sudan, Yemen và một phần của
Nigeria và Somalia có thể xử phạt đến chết nếu phát hiện quan hệ
đồng tính [31].
Có thể thấy, dù đã có những tiến bộ trong việc giảm kỳ thị và từng
bƣớc tôn trọng quyền của ngƣời đồng tính nhƣng những nỗ lực đó còn quá ít
ỏi. Nhìn chung, trên phạm vi toàn thế giới hiện nay, ngƣời đồng tính vẫn chƣa
thực sự đƣợc bảo vệ bởi hệ thống chính sách pháp luật và thêm vào nữa một
số quyền tự do cơ bản của họ vẫn bị vi phạm.
Dựa vào những đặc trƣng riêng về văn hóa, tôn giáo, mức độ dân chủ
và thể chế chính trị, luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới có những quy
định khác nhau về quyền của ngƣời đồng tính. Trong phạm vi luận văn sẽ đề
cập đến pháp luật của một số quốc gia về quyền của ngƣời đồng tính (tập
trung vào sự phát triển của pháp luật và quyền kết hôn của ngƣời đồng tính).
Ở một số quốc gia trên thế giới, quyền của ngƣời đồng tính, song tính
và chuyển giới đã đƣợc pháp luật bƣớc đầu thừa nhận và quy định trong luật.
Dƣới đây là nghiên cứu một số trƣờng hợp điển hình nhƣ sau:
Ban đầu, ngƣời đồng tính và quan hệ đồng tính từng bị xem nhƣ một
loại tội phạm và bị xét xử ở Tòa án. Về sau, do những thay đổi tích cực trong
quan niệm, nhận thức xã hội về hiện tƣợng đồng tính luyến ái mà các quốc gia
này đã xóa bỏ các tội phạm về quan hệ đồng tính khỏi danh sách các loại tội
phạm và ban hành luật pháp cũng nhƣ các chính sách tích cực nhằm thừa
nhận và bảo vệ các quyền cho ngƣời đồng tính.
Vương quốc Hà Lan là một trong những quốc gia ủng hộ ghi nhận các
xu hƣớng mới về quyền con ngƣời, ví dụ nhƣ về quyền an tử (cái chết êm ả)
hay quyền của cộng đồng ngƣời LGBT. Hiến pháp Hà Lan thông qua ngày
17-01-1983 (sửa đổi năm 1989) ngay tại Điều 1 quy định:“Tất cả mọi người ở
Hà Lan sẽ được đối xử bình đẳng trong các trường hợp ngang bằng. Phân
biệt đối xử dựa trên các yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng, quan điểm chính trị,
chủng tộc, giới tính hay bất kỳ yếu tố nào khác sẽ không được cho phép” [43].
Nhƣ vậy, Hiến pháp Hà Lan đã quy định theo hƣớng mở, cấm phân biệt đối
xử đối với các vấn đề về giới tính. Vào giữa những năm thập niên 80 của thế
kỷ XX, một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền của ngƣời đồng tính đã yêu
cầu Chính phủ phải cho phép ngƣời đồng tính kết hôn. Vào năm 1995, Quốc
hội Hà Lan quyết định thành lập một Ủy ban đặc biệt nghiên cứu khả năng
của hôn nhân đồng tính. Ủy ban này đã hoàn thành công việc vào năm 1997
và kết luận rằng quan hệ hôn nhân dân sự nên đƣợc mở rộng. Sau các cuộc
bầu cử năm 1998, Chính phủ hứa sẽ giải quyết vấn đề này. Vào tháng 9-2000,
dự thảo luật cuối cùng đã đƣợc đƣa ra tranh luận trong Quốc hội. Dự luật
đƣợc 109 phiếu ủng hộ trong khi có 33 phiếu phản đối. Sau đó, Thƣợng viện
thông qua dự luật vào ngày 19-12-2000. Nhƣ vậy, Hà Lan là quốc gia đầu tiên
hợp pháp hóa kết hôn đồng tính. Đạo luật công bố ngày 21-12-2000 đã sửa
đổi phần 1 của Bộ luật dân sự liên quan đến việc mở rộng quan hệ hôn nhân
đối với những ngƣời cùng giới tính (tên tiếng Anh đầy đủ là Act on the
Opening up of Marriage), chính thức có hiệu lực từ ngày 01-4-2001. Theo đạo
luật nói trên, Điều 30 của Bộ luật dân sự Hà Lan đƣợc sửa đổi thành:“Một hôn
nhân có thể được xây dựng bởi hai người cùng giới hay khác giới tính. Pháp
luật chỉ xem xét hôn nhân trong những mối quan hệ dân sự của nó” [44]. Luật
cũng yêu cầu ít nhất một ngƣời trong cặp đôi là công dân Hà Lan. Quyết định
của Quốc hội năm 2000 đã vƣợt qua sự phản đối dữ dội từ đảng Dân chủ


8c2qiBR0sUSP4Vh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status