Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật dân sự Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................1
MỤC LỤC ..............................................................................................................2
MỞ ĐẦU ................................................................................................................3
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG .........8
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về người tiêu dùng và quyền của người tiêu
dùng .........................................................................................................................8
1.2. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng ...................20
CHƢƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI
TIÊU DÙNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG .......................................................34
2.1. Các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi
phạm quyền lợi của người tiêu dùng .....................................................................34
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về bồi
thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng..................................56
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM
QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ........................................................73
3.1. Những vấn đề tồn tại trong pháp luật dân sự Việt Nam về bồi thường thiệt
hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng ......................................................73
3.2. Các đề xuất hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam về bồi thường thiệt hại
do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng ............................................................86
KẾT LUẬN.........................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................110
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong thời đại ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế
quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều cách
kinh doanh hiện đại đã ra đời, phát triển và du nhập vào Việt Nam. Điều đó đã
tạo cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn với sự tiện lợi ngày càng tăng.
Tuy nhiên, mặt trái của các cách này là tạo cho các doanh nghiệp làm ăn
không chân chính những phương tiện tinh vi hơn để thực hiện các hành vi buôn
bán gian dối, không trung thực. Những hành vi như vậy không chỉ gây thiệt hại
cho người tiêu dùng mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đối với xã hội nói chung.
Những hiện tượng sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả; sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nguy
hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, trái với thuần phong mỹ tục; thông
tin, quảng cáo sai sự thật; các vi phạm, thủ đoạn tinh vi nhằm lừa dối người tiêu
dùng … đã và đang xảy ra ngày càng phổ biến trong đời sống kinh doanh nói
riêng và trong phạm vi toàn xã hội nói chung với tính chất và mức độ ngày càng
nghiêm trọng.
Để có thể phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững thì bên cạnh các
chính sách, mục tiêu khác, chúng ta cần thực hiện được mục tiêu bảo vệ lợi
ích của người tiêu dùng - một tác nhân kinh tế ngày càng trở nên quan trọng. Để
làm được điều này, thực tiễn đặt ra một số vấn đề. Thứ nhất, người tiêu dùng
phải được trang bị đầy đủ các kiến thức có liên quan để có thể bảo vệ quyền lợi
của mình một cách tốt nhất. Thứ hai, cần xây dựng một hệ thống pháp luật
chặt chẽ, đồng bộ, nghiêm minh để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Thứ
ba, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng phải thực thi có
hiệu quả các công cụ cần thiết để bảo đảm lợi ích chính đáng của tác nhân kinh
tế này. Thứ tư, do tính đa dạng và phức tạp của mình nên công tác bảo vệ người
tiêu dùng yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng có
liên quan và toàn xã hội.
Trong khi đó, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta còn nhiều bất
cập cả về phương diện quy định và công tác tổ chức thực thi. Trong pháp luật
Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được bảo vệ bằng
nhiều cách thức khác nhau, bằng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Pháp
lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999, Bộ luật Dân sự năm 2005,
Luật chất lượng sản phẩm hàng hoá năm 2007, Pháp lệnh về quảng cáo … và
các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, những quy định này nói chung, quy
định về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng nói
riêng, vẫn còn chung chung, các chính sách cũng không thật rõ, nên vẫn chưa
tạo lập được cơ chế thực sự hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến trách nhiệm
bồi thường thiệt hại - một trong những chế tài được áp dụng với các tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng cả dưới góc độ lý luận
và thực tiễn sẽ góp phần phân tích và làm rõ các quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trên cơ sở đánh giá và
so sánh với hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển, thông qua đó có
những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật dân
sự Việt Nam về vấn đề này, tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện góp phần thúc
đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
2. Tình hình nghiên cứu
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một nội dung rất quan trọng trong
pháp luật dân sự Việt Nam và các nước trên thế giới. Nó tạo ra khả năng bảo
đảm bồi thường cho người bị thiệt hại một cách kịp thời và đầy đủ nhất. Đây là
một vấn đề rất khó về lý luận và phức tạp trong thực tiễn áp dụng. Chế định này
cũng chỉ được đề cập thông qua các giáo trình và các đề tài về trách nhiệm dân
sự nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người
tiêu dùng nói riêng. Ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề này cũng chỉ giới hạn ở
giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội và một số công trình đăng trong các
tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành.
Trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay chỉ có một số công trình gần
với vấn đề này được công bố. Ví dụ, Luận văn Thạc sĩ luật học của Lê Mai Anh
về đề tài “Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng trong Bộ luật Dân sự”; Luận văn Thạc sĩ luật học của Trần Thị Thu Hiền
về đề tài “Những nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong luật dân sự Việt Nam”;
Luận văn Thạc sĩ luật học của Lê Kim Loan về đề tài “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự Việt Nam”; Luận án Tiến sĩ luật
học của Phạm Kim Anh về đề tài: “Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt
hại trong pháp luật dân sự Việt Nam”. Những công trình trên đây, trong một số
nội dung cụ thể có thể đề cập một cách gián tiếp đến trách nhiệm bồi thường
thiệt hại.
Liên quan đến nhiều vấn đề được nghiên cứu trong luận văn là các bài
viết của nhiều tác giả khác nhau được đăng trong các tạp chí khoa học pháp lý
chuyên ngành mà điển hình: bài viết của Nguyễn Văn Cương – Chu Thị Hoa
“Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số
4/2004); bài viết của Nguyễn Đức Giao “Mối quan hệ giữa trách nhiệm hợp
đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng” (Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 7/1991); bài
viết của Nguyễn Văn Mạnh “Pháp luật bảo vệ sức khỏe cộng đồng và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số
105/2007); bài viết của Phùng Trung Tập “Cần hoàn thiện chế định bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi” (Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, Số 4/2005); bài viết của Phạm Thái “Vấn đề bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng” (Tập san Tòa án nhân dân, Số 3/1972), và “Một số trường
hợp cụ thể về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (Tập san Tòa án nhân dân,
Số 4/1972 ), và “Tính toán thiệt hại và ấn định mức bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng” (Tập san Tòa án nhân dân, Số 5/1972); bài viết của Quách Thành
Vinh “Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với thiệt hại do sức khỏe bị
xâm phạm” (Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 10/1998)…
Các bài viết trên đây cũng chỉ đề cập đến từng khía cạnh của vấn đề trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Trên thực tế chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ và toàn diện về vấn đề này.
Chính vì những lý do trên nên đề tài “Bồi thường thịêt hại do vi phạm
quyền lợi của người tiêu dùng theo Pháp luật Dân sự Việt Nam” là công trình
khoa học đầu tiên trong khoa học pháp lý của Việt Nam. Đề tài nhằm giải quyết
một cách tương đối có hệ thống những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần hoàn thiện
pháp luật dân sự của nước ta, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, nhu
cầu hội nhập quốc tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng quy định của
pháp luật về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của
người tiêu dùng trong pháp luật dân sự Việt Nam. Từ đó, đưa ra các kiến nghị,
đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự trong vấn đề này, bảo
đảm việc nhận thức và áp dụng chúng một cách thống nhất trong thực tiễn.
Trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam
là một đề tài có phạm vi rất rộng và phức tạp, vì vậy luận văn này chỉ đi sâu
nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn liên quan đến trách
nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
Luận văn sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề có liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi
phạm quyền lợi của người tiêu dùng, tìm hiểu một số quy định có liên quan đến
vấn đề này theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.
Thứ hai, đi sâu tìm hiểu và phân tích các quy định về bồi thường thiệt hại
do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam, nghiên cứu thực trạng
các quy định pháp luật dân sự cũng như thực tiễn áp dụng các quy định pháp
luật dân sự về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, từ
đó chỉ ra những tồn tại trong các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về vấn
đề này.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các
quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người
tiêu dùng, luận văn đề xuất một số kiến nghị, phương hướng và giải pháp cụ thể
nhằm xây dựng các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam đáp ứng các đòi hỏi
của thực tiễn.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong luận văn là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nư-
ớc pháp quyền.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với tính chất và yêu cầu
của đề tài như: Phương pháp phân tích, diễn giải, bình luận, lịch sử, so sánh luật
học, lôgic, hệ thống, xã hội học, kết hợp lý luận với thực tiễn để đưa ra những
kết luận, đánh giá nhằm giải quyết những vấn đề được đặt ra.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận có
hệ thống về trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tạo cơ sở khoa học thống nhất để
nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu
dùng.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các cơ sở đào tạo
luật, các nhà nghiên cứu, giảng dạy khoa học pháp lý cũng như các nhà hoạt
động thực tiễn trong các cơ quan pháp luật.
Các kết luận và ý kiến trình bày trong luận văn có thể giúp cho các cơ
quan có thẩm quyền một số giải pháp trong việc xây dựng và hoàn thiện Pháp
luật Dân sự Việt Nam.



Ukx1kfLk48xu6Du

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status