Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Khái quát chung về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự. Nghiên cứu nội dung của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam. Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án, chủ yếu từ khi pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 và 1994 có hiệu lực cho đến nay. Nêu một số khuyến nghị cụ thể: bên cạnh việc đổi mới cơ chế quản lý công tác thi hành án, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án nói chung và các quy định pháp luật về cưỡng chế kê biên tài sản nói riêng; xây dựng và ban hành Bộ luật thi hành án dân sự; cần quy kết trách nhiệm rõ ràng đối với chấp hành viên; có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thi hành án và các cơ quan chức năng khác để thực hiện bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự là thực hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án.
Việc thi hành án đạt hiệu quả, một mặt sẽ bảo đảm được việc thực hiện quyền
lực Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng của mọi chủ thể trong xã hội đối với phán
quyết của Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước. Mặt khác, nó là một biện
pháp hữu hiệu để khôi phục lại các lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân đã bị xâm hại.
Trong giai đoạn hiện nay, thi hành án dân sự là một vấn đề bức xúc, bởi
trong quá trình thực thi pháp luật về thi hành án dân sự đã nảy sinh những vấn
đề mới cần giải quyết. Mặc khác bản thân nó phải chịu áp lực từ nhiều
phía, nhiều nguyên nhân khác nhau (chủ quan, khách quan) làm cho việc
THADS gặp nhiều khó khăn. Trong đó, việc áp dụng các biện pháp cưỡng
chế nói chung và biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản nói riêng cũng có không
ít những trở ngại cả về mặt pháp lý cũng như thực tiễn. Có những quy định
chưa chặt chẽ, rõ ràng, có những quy định không còn phù hợp; ngoài ra còn
có những vấn đề thực tiễn đòi hỏi cần giải quyết nhưng pháp luật lại
chưa quy định. Những yếu tố này dẫn tới cưỡng chế kê biên tài sản để THA
nhiều khi không đạt hiệu quả, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng THADS
hiện nay. Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế
KBTS và quá trình áp dụng trong thực tế là cơ sở quan trọng cho việc hoàn
thiện về mặt pháp luật đồng thời tìm ra được những thiếu sót, vướng mắc về
mặt lý luận cũng như thực tiễn của biện pháp cưỡng chế KBTS để THADS, từ
đó nâng cao hiệu quả khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế góp phần vào việc
đẩy mạnh công tác THADS nói chung.
Hiện nay đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về THADS,
song riêng về các biện pháp cưỡng chế THA trong đó có biện pháp cưỡng chế
KBTS chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này. Để góp phần
nâng cao hiệu quả THADS thì việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định
của pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để THA là cần thiết.
Chính vì thế tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu này làm Luận văn tốt
nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật thi hành án
dân sự Việt Nam về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án và
thực tiễn áp dụng các quy định đó, chủ yếu từ khi pháp lệnh THADS 1993 và
pháp lệnh THADS 2004 có hiệu lực cho đến nay. Trong đó tập trung xem xét,
nghiên cứu những tồn tại cơ bản của hoạt động cưỡng chế kê biên tài sản để
THA trong mối quan hệ với hiện trạng pháp luật như là một nguyên nhân
chính bên cạnh các nguyên nhân khác.
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của
biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để THA nhằm nhận thức đúng đắn hơn
về cưỡng chế kê biên tài sản từ đó thấy được vai trò quan trọng của nó đối với
hiệu quả của hoạt động THA; đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu tìm ra những
vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng pháp luật về biện pháp cưỡng
chế kê biên tài sản và đưa ra những đề xuất cụ thể
Khi nghiên cứu đề tài này tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp cụ thể
như: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp… Cơ cấu của luận văn được
trình bày thành 3 phần : Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận.
Mở đầu: Nêu lên tính cấp thiết của đề tài.
Nội dung: Gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để
thi hành án dân sự
Chương 2: Nội dung của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để THA
theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để
THA và một số khuyến nghị.
Kết luận: Khẳng định, khái quát kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ KÊ
BIÊN TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm kê biên tài sản
Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam của nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh năm 1998 thì kê biên là một từ Hán - Việt. “Kê” nghĩa là tính toán, còn
“biên” có nghĩa là ghi chép lại theo một trật tự nhất định. Vậy kê biên có
nghĩa là tính toán và ghi chép lại theo một trật tự nhất định. Về tài sản, hiện
nay chúng ta chưa có một khái niệm khát quát về tài sản mà chỉ có một định
nghĩa mang tính chất liệt kê: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản (Điều 163 BLDS 2005)
Thuật ngữ kê biên tài sản đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp
luật của nước ta như pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989,
pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, 2004… do đó, có thể thấy rằng đây là một
thuật ngữ pháp lý được sử dụng nhiều trong pháp luật tố tụng dân sự. Trong
cuốn từ điển các thuật ngữ pháp lý thông dụng cũng của nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh năm 1999 có định nghĩa KBTS như sau: “Kê biên tài sản là
việc ghi lại từng tài sản, cấm việc tẩu tán, phá hủy, để đảm bảo cho việc xét
xử và thi hành án”.
Như vậy, kê biên tài sản là một thuật ngữ pháp lý chỉ việc tính toán và
ghi chép lại tài sản theo một trật tự nhất định nhằm mục đích cụ thể. Tài sản ở
đây có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Từ những năm 1989 trở về trước, trong pháp luật tố tụng dân sự nước
ta chưa có sự phân biệt rõ ràng hai khái niệm kê biên tài sản và tịch biên tài
sản. Song mỗi khái niệm về một sự vật hiện tượng luôn gắn với một hoàn
cảnh lịch sử cụ thể, trong quá trình phát triển các nhà lập pháp đã có sự phân
biệt về hai khái niệm này. Kê biên chỉ là một hình thức ghi lại tài sản theo thứ
tự và áp dụng đối với tài sản hợp pháp của một chủ thể, còn tịch biên thường


u2613Zkm62n82D7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status