Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát thi hành án phạt tù - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước khi được chấp
hành nghiêm chỉnh có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với
pháp luật. Vì vậy, hoạt động thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực
tế. Thi hành án hình sự liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội; góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hiến
pháp 1992 khẳng định: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có
hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người
và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành" [27].
Xác định thi hành án hình sự mà trong đó là thi hành án phạt tù là
công tác quan trọng nên Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động này như: Thông tư liên
ngành số 02/TTLN/BNV-VKSNDTC ngày 06/9/1989 về công tác giam, giữ,
cải tạo và kiểm sát giam giữ, cải tạo; Thông tư liên tịch số 07/2004/TTLT
BCA-VKSNDTC ngày 29/4/2004 hướng dẫn một số quy định về thi hành
hình phạt tù đối với phạm nhân chấp hành hình phạt tù tại Nhà tạm giữ;
Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BCA-BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC
ngày 18/5/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm
đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù
đang bị bệnh nặng; Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT -BTC-BCA-BQP
ngày 12/02/2010 hướng dẫn thực hiện chế độ lao động và sử dụng kết quả lao
động, dạy nghề phạm nhân trong các trại giam; Thông tư 40/2011/TT-BCA
ngày 27/6/2011 quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại
chấp hành án phạt tù cho phạm nhân; Thông tư 58/2011/TT-BCA ngày
09/8/2011 quy định về đồ vật cấm đưa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ
vật cấm; Nghị định 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 quy định các biện pháp
bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù;
Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 quy định về tổ chức quản lý
phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân
(thay thế Nghị định số 113/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 ban hành Quy chế
trại giam); Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an…và ngày
17/6/2010, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thi hành
án hình sự năm 2010. Trên cơ sở pháp lý đó, trong thời gian qua hoạt động
thi hành án hình sự đã được tổ chức, thực hiện bảo đảm sự nghiêm minh,
khoan hồng, nhân đạo, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ yêu cầu xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Trước yêu cầu mới của thực tiễn, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công tác kiểm sát thi hành án hình sự của
ngành kiểm sát cần đổi mới tổ chức và hoạt động để nâng cao công tác
thi hành án hình sự nói chung và công tác thi hành án phạt tù nói riêng, đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.
Trước tình hình đó, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát việc thi hành án
phạt tù, từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm cao hiệu quả hoạt động này
không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là
vấn đề mang tính cấp thiết. Đây cũng là lý do luận chứng cho việc chúng tôi
quyết định chọn đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát thi hành án phạt tù"
làm luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây, trước những đòi hỏi khách quan của công tác thi hành
án phạt tù, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau,
những khía cạnh, phương diện khác nhau về thi hành án phạt tù và nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát thi hành án phạt tù, cụ thể là:
- Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về thi hành án hình sự,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
- Viện Khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003),
"Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tư pháp", Kỷ yếu đề tài cấp bộ, Hà Nội;
- Vũ Trọng Hách (2006), Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực
thi hành án hình sự ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội;
- Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Pháp luật thi hành án
hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), "Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án
phạt tù theo yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay, Vụ kiểm sát tạm giữ, tạm giam,
quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù", Kỷ yếu đề tài khoa học, Hà Nội.
Các công trình nêu trên nghiên cứu về thi hành phạt tù ở những khía
cạnh và mức độ khác nhau, hầu hết đề cập đến thực trạng và giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án phạt tù, tuy nhiên chưa có công trình
nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
trong thi hành án phạt tù, đặc biệt là theo Luật Thi hành án hình sự năm 2010.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu và làm rõ những vấn đề chung
về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát hoạt động


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status