Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010 - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ma túy ngày nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu và là mối lo ngại
chung của các quốc gia trên khắp các châu lục. Tệ nạn ma túy trở thành một vấn
đề nóng bỏng, nhức nhối gây hậu quả nhiều mặt cả về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, ma túy đã trở thành hiểm họa của toàn nhân loại, không một quốc gia,
một dân tộc nào thoát khỏi ảnh hưởng của những hậu quả tai hại do tệ nạn ma
túy gây ra. Tệ nạn ma túy là nguồn phát sinh nhiều loại tội phạm nguy hiểm, tội
phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia và các tệ nạn xã hội. Lạm dụng ma
túy làm tiêu phí một khoản tiền to lớn của mỗi gia đình và toàn xã hội. Nghiện
ma túy còn là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây lây nhiễm căn bệnh thế kỷ
HIV/AIDS
. Các vấn đề ma túy, tội phạm, HIV/AIDS, môi trường và nạn đói
cùng kiệt có mối liên hệ mật thiết, gây tác hại nặng nề đối với nền kinh tế - xã hội
của quốc gia và biết bao đau thương đến các gia đình [7]; [8]; [9]; [53].
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của tệ nạn này, Đảng và Nhà nước
Việt Nam đã và đang tiếp tục coi trọng và tập trung đầu tư cho nhiệm vụ
phòng, chống ma túy. Trong những năm qua, bằng nội lực của mình và với sự
giúp đỡ, phối hợp của cộng đồng quốc tế, Đảng và Nhà nước đã chủ động
triển khai đồng bộ và toàn diện nhiều chủ trương, biện pháp rất tích cực nhằm
đấu tranh phòng, chống ma túy và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy thì hoạt
động xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với các tội phạm về ma túy là vô
cùng quan trọng. Xét xử là chức năng cơ bản của Tòa án nhân dân nước ta,
điều này đã được ghi nhận trong điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Hoạt động xét xử nói chung, xét xử án hình
sự trong đó có xét xử các tội phạm về ma túy nói riêng là hoạt động áp dụng
pháp luật để ra các bản án, các quyết định thể hiện tính nghiêm minh và sự
công bằng của pháp luật. Do vậy, tăng cường công tác xét xử các vụ án hình
sự nói chung và các vụ án về ma túy nói riêng vừa là nhiệm vụ, vừa là trách
nhiệm, vừa là đạo đức của cán bộ, công chức ngành Tòa án, có ý nghĩa quyết
định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xét xử.
Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về một
số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới. Đến ngày
02/06/2005, Bộ Chính trị tiếp tục ra Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết xác định cải cách tư pháp mà trọng
tâm là hoạt động xét xử, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Thực
hiện chủ trương này, trong những năm qua hoạt động xét xử của của ngành Tòa
án đã đạt được những kết quả tích cực. Chính sách, pháp luật về hình sự và tố
tụng hình sự đã từng bước được định hình và hoàn thiện, tạo điều kiện cho các
chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng có được môi trường pháp lý thuận lợi để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của các tổ chức và công dân [16]; [17].
Mặc dù tỉnh Bắc Ninh chưa phải là địa bàn trọng điểm về tội phạm ma
túy, nhưng với đặc điểm là tỉnh đồng bằng, giao thông thuận lợi, có đường
thủy, đường sắt, đường bộ nối liền với các tỉnh, thành phố khác, giáp danh các
tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hà Nội, có nhiều làng
nghề phát triển, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn có vốn đầu tư nước
ngoài, thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh. Điều này, đã tạo điều kiện
cho các tệ nạn xã hội thâm nhập và phát triển, trong đó nổi cộm là tệ nạn ma
túy. Tệ nạn ma túy không chỉ diễn ra ở các khu vực thành phố, thị xã mà đã
lan về cả những vùng quê yên tĩnh. Nguy hại hơn, ma túy còn len lỏi vào cả
học đường đầu độc thế hệ trẻ, gây ra nhiều hậu quả to lớn cho mỗi con người,
mỗi gia đình và toàn xã hội. Đứng trước thực trạng đó, ngành Tòa án nhân
dân tỉnh Bắc Ninh đã xét xử nhiều vụ án về ma túy, đưa ra xét xử lưu động về
các tội phạm ma tuý tại nhiều địa bàn trong tỉnh nhằm tuyên truyền, giáo dục
các tầng lớp nhân dân về tác hại của ma túy và răn đe các đối tượng có biểu
hiện vi phạm. Nhưng cho đến nay, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn
tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Đòi hỏi các Cơ quan, người tiến hành tố tụng cần
có những biện pháp quyết liệt và nỗ lực hơn nữa trong đấu tranh phòng,
chống tệ nạn ma túy.
Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về ma túy đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn đáp ứng yêu cầu về đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý. Tuy
vậy, việc xét xử để ra các bản án, quyết đinh của Tòa án các cấp ở tỉnh Bắc
Ninh còn có những sai sót nhất định, dẫn đến việc cấp Tòa án có thẩm quyền
hủy, sửa tuy không nhiều nhưng lại ảnh hưởng đến uy tín của ngành, tác động
tiêu cực đến lòng tin của nhân dân vào công lý, ảnh hưởng đến việc đấu tranh
phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Các tội phạm
về ma túy trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2000-2010” để làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Xét xử án hình sự, dân sự của Tòa án nhân dân là vấn đề được một số
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu có giá
trị được công bố. Tuy nhiên xét xử các vụ án hình sự về ma túy chưa được
quan tâm nhiều. Có thể kể đến một số công trình có giá trị liên quan trực tiếp
đến đề tài luận văn như sau:
 Dưới góc độ Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gồm có: Luận án tiến sĩ
của Phạm Minh Tuyên: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy
trong Luật hình sự Việt Nam”, bảo vệ năm 2006; Luận văn thạc sỹ của Bùi

PEFAt3y7098HoC0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status