Thực tiễn áp dụng hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là nhu cầu, là đặc trưng cho hoạt động sống của con người.
Hoạt động lao động giúp con người hoàn thiện bản thân và phát triển xã hội.
Khi xã hội đã đạt đến mức độ phát triển nhất định thì sự phân hóa, phân công
lao động xã hội diễn ra như một tất yếu và ngày càng sâu sắc. Do vậy, mỗi
người không còn có thể tiến hành hoạt động lao động, sinh sống theo lối tự
túc, đơn lẻ mà QHLĐ trở thành một quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc
biệt, không chỉ đối với mỗi cá nhân mà là sự phát triển kinh tế- xã hội của
quốc gia, của toàn cầu. Vì vậy, cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật
đối với quan hệ này. QHLĐ ngày càng được thiết lập theo nhiều cách thức
khác nhau, hiện nay, HĐLĐ đã trở thành cách thức cơ bản, phổ biến nhất để
thiết lập QHLĐ trong nền kinh tế thị trường. Chính vì thế, chế định HĐLĐ
cũng là tâm điểm của PLLĐ nước ta.
Với dân số đông, cơ cấu dân số trẻ như Việt Nam, vấn đề lao động
việc làm luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong các vấn đề
xã hội. Việc các KCN được thành lập ở các địa phương đã góp phần phát triển
kinh tế- xã hội đồng thời, giải quyết được lượng lớn công ăn việc làm cho
NLĐ ở các địa phương. Trong một thời gian dài, được làm việc trong các
KCN là mong muốn của nhiều NLĐ, đồng thời, nguồn nhân lực giá rẻ cũng là
sức hút không nhỏ với các nhà đầu tư vào các KCN. Tuy nhiên, trong vài năm
trở lại đây, quan hệ HĐLĐ tại các DN trong các KCN ở các địa phương trong
cả nước đang nổi lên rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo ngại với nhiều hiện
tượng vi phạm pháp luật, mâu thuẫn, tranh chấp, bất ổn.
Các DN trong các KCN ở Hưng Yên cũng tồn tại những vấn đề đó.
Nhiều DN trong các KCN ở Hưng Yên gần đây thiếu lao động trầm trọng
2
trong khi số lao động không có việc làm của tỉnh còn rất nhiều. Ngoài lý do
các DN trong KCN đặt ra yêu cầu tương đối cao mà NLĐ không đáp ứng
được, phần khác còn bởi các DN trong KCN đã không còn sức hút với NLĐ.
Từ thực tiễn đó đòi hỏi PLLĐ cần có những thay đổi một cách kịp
thời để ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm PLLĐ trong các DN. Đáp ứng
yêu cầu đó, ngày 18/6/ 2012, Quốc hội đã thông qua BLLĐ năm 2012 sửa
đổi, bổ sung BLLĐ năm 1994 sửa đổi. BLLĐ năm 2012 có hiệu lực thi hành
từ ngày 1/5/ 2013 và sau đó Quốc hội ban hành nhiều nghị định hướng dẫn
thi hành. BLLĐ năm 2012 được đánh giá là có nhiều tiến bộ so với BLLĐ sửa
đổi các lần trước trong đó chương HĐLĐ được sửa đổi nhiều nhất. Tuy nhiên,
đánh giá một cách tổng thể thì BLLĐ 2012 trong đó phần HĐLĐ vẫn còn tồn
tại nhiều bất cập, hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng thực tế vào các
DN.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn “Thực tiễn áp dụng pháp luật HĐLĐ
tại các DN trong KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu
của mình với mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện và đảm bảo thực hiện
pháp luật về HĐLĐ.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu về HĐLĐ và thực tiễn
áp dụng pháp luật HĐLĐ tại các DN trong KCN ở Hưng Yên. Từ thực tiễn
áp dụng HĐLĐ tại các DN trong KCN ở Hưng Yên có thể thấy được những
hạn chế tồn tại của PLLĐ hiện hành. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu đề tài này nhằm một số mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, Đối chiếu các quy định về phần HĐLĐ của BLLĐ năm 2012

s1gd8ey8WSo379T

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status