Thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày cơ sở lý luận, các tiền đề về kinh tế xã hội (KTXH) cho việc thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản (ĐKBĐS) của Việt Nam trong điều kiện duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Phân tích, đánh giá pháp luật về ĐKBĐS tại Việt Nam qua các thời kỳ cũng như nêu lên thực trạng về tính thống nhất của pháp luật về ĐKBĐS hiện hành. So sánh pháp luật và thực trạng hoạt động ĐKBĐS của một số quốc gia có điều kiện KTXH gần gũi với Việt Nam, qua đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích. Kiến nghị một số phương hướng và giải pháp như: cần ban hành một đạo luật chung điều chỉnh tổng thể, đồng bộ, thống nhất công tác ĐKBĐS theo một tiêu chí duy nhất là thẩm quyền theo địa hạt; tách bạch hoạt động ĐKBĐS với hoạt động quản lý về mặt hiện trạng, kỹ thuật của BĐS, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa những cơ quan thực hiện chức năng này; hình thành một hệ thống hồ sơ pháp lý thống nhất và duy nhất đối với mọi loại BĐS do một cơ quan quản lý để đáp ứng yêu cầu và phát triển của thị trường BĐS; hạn chế sự can thiệp của các cơ quan hành chính vào thủ tục xác lập quyền dân sự về BĐS của người dân nhằm thống nhất pháp luật về ĐKBĐS tại Việt Nam
Luận văn ThS Luật kinh tế 60 38 50 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA VIỆC
THỐNG NHẤT PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ BẤT
ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM
7
1.1. Khái quát chung pháp luật về đăng ký bất động sản 7
1.1.1. Khái niệm bất động sản 7
1.1.2. Đăng ký bất động sản 10
1.1.3. Các hệ thống đăng ký bất động sản 17
1.2. Một số quan niệm và nguyên tắc về thống nhất pháp luật 20
1.3. Tiền đề kinh tế và xã hội để thống nhất pháp luật về
đăng ký bất động sản
24
1.3.1. Tiền đề kinh tế - xã hội, yêu cầu và xu hướng phát triển
của hệ thống pháp luật về đăng ký bất động sản Việt Nam
trong quá trình hội nhập
24
1.3.2. Chính sách pháp luật - cơ sở để hoàn thiện hệ thống
pháp luật về đăng ký bất động sản
27
1.4. Pháp luật đăng ký bất động sản trong lịch sử 29
1.4.1. Pháp luật đăng ký bất động sản thời kỳ phong kiến 29
1.4.2. Pháp luật đăng ký bất động sản thời kỳ Pháp thuộc 34
1.4.3. Pháp luật đăng ký bất động sản từ năm 1945 đến trước
năm 2003
37
1.5. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật đăng ký bất động sản
của một số nước trên thế giới
45
1.5.1. Pháp luật đăng ký bất động sản của Nhật Bản 45
1.5.2. Pháp luật đăng ký bất động sản của Hàn Quốc 47
1.5.3. Pháp luật đăng ký bất động sản của Canada 50
1.5.4. Pháp luật đăng ký bất động sản của Anh 52
1.5.5. Một số nhận xét, đánh giá về pháp luật đăng ký bất động
sản các nước trên
54
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TÍNH THỐNG NHẤT CỦA PHÁP
LUẬT ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM
56
2.1. Pháp luật đăng ký bất động sản hiện hành 56
2.1.1. Pháp luật về đăng ký đất đai 56
2.1.2. Pháp luật về đăng ký quyền sở hữu nhà ở, công trình xây
dựng
62
2.1.3. Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng rừng và quyền sở
hữu rừng sản xuất là rừng trồng
69
2.2. Tính thiếu thống nhất của pháp luật về đăng ký bất động
sản Việt Nam
71
2.2.1. Sự thiếu thống nhất của các quy định hiện hành về đăng
ký bất động sản
72
2.2.2. Sự phân tán của cơ quan đăng ký bất động sản 77
2.3. Ảnh hưởng của sự phân tán pháp luật về đăng ký bất
động sản trong thực tiễn
79
2.3.1. Công tác đăng ký bất động sản 79
2.3.2. Cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của bất động
sản
84
2.3.3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về bất động sản 86
Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN NHẰM THỐNG NHẤT
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN Ở
VIỆT NAM
91
3.1. Yêu cầu lý luận và thực tiễn đối với việc thống nhất
pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam
91
3.2. Phương hướng và giải pháp thống nhất pháp luật về
đăng ký bất động sản ở Việt Nam
93
3.2.1. Cần ban hành một đạo luật chung điều chỉnh tổng thể,
đồng bộ, thống nhất công tác đăng ký bất động sản
93
3.2.2. Thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký bất động
sản
95
3.2.3. Tách bạch hoạt động đăng ký bất động sản với hoạt động
quản lý về mặt hiện trạng, kỹ thuật của bất động sản, đồng
thời xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa
những cơ quan thực hiện chức năng này
96
3.2.4. Hình thành một hệ thống hồ sơ pháp lý thống nhất và
duy nhất đối với mọi loại bất động sản và do một cơ
quan quản lý để đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển
của thị trường bất động sản
97
3.2.5. Hạn chế sự can thiệp của các cơ quan hành chính vào thủ
tục xác lập quyền dân sự về bất động sản của người dân
98
3.2.6. Xác định thẩm quyền đăng ký bất động sản theo một tiêu
chí duy nhất là thẩm quyền theo địa hạt
99
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài
Tháng 7/2005, dự thảo Luật Đăng ký bất động sản được trình lên
các cơ quan chức năng và đưa ra công luận. Nội dung đổi mới chính của dự
thảo này là việc quy định gộp hai loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(gọi là sổ đỏ) và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (gọi là sổ hồng) vào
làm một Giấy đăng ký bất động sản (báo chí gọi là giấy xanh). Đồng thời,
có một hệ thống cơ quan đăng ký bất động sản tập trung, thống nhất, khắc
phục những bất cập hiện tại.
Tuy nhiên, ngay sau đó dự thảo Luật đã vấp phải những ý kiến phản
đối rất quyết liệt. Như Công văn số 1119/BXD-QLN của Bộ Xây dựng do
Thứ trưởng Tống Văn Nga ký, trong đó có nêu: "Thu hồi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, cấp Giấy
chứng nhận đăng ký bất động sản... là không phù hợp với thực tế, trái với
các quy định của pháp luật hiện hành và gây ra nhiều phức tạp". Tiếp đó,
qua nhiều phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ý kiến vẫn
không đồng tình với nội dung trên của dự thảo. Nhất là quan điểm của Ủy
ban Pháp luật của Quốc hội rất khác với quan điểm của Chính phủ. Vì vậy,
tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI (tháng 10/2005), Chính phủ đã đề nghị
và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận rút dự thảo Luật ra khỏi
chương trình xây dựng luật để tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những vấn đề đặt
ra trong lý luận và thực tiễn.
Như vậy, việc đổi mới tổ chức và hoạt động đăng ký bất động sản
tại nước ta vẫn đang là vấn đề thời sự và bỏ ngỏ, nhiều nội dung cần làm rõ
về cơ sở lý luận và thực tiễn.
Về cơ sở thực tiễn: Việc đăng ký bất động sản có ý nghĩa quan
trọng, cần thiết nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc xác định hiện trạng
và lý lịch pháp lý của bất động sản. Thông qua công tác đăng ký, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xác định được hiện trạng (vị trí, kết cấu, đặc điểm),
cũng như quản lý được các biến động về mặt pháp lý của bất động sản. Đăng
ký bất động sản là cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở
hữu, quyền sử dụng bất động sản, đồng thời là số liệu quan trọng để Nhà
nước thực hiện nhiệm vụ quản lý bất động sản trên các mặt khai thác, sử
dụng bất động sản. Thông qua hệ thống đăng ký bất động sản, các giao dịch
trên thị trường bất động sản được công khai, minh bạch. Với việc thông tin
trong sổ đăng ký về bất động sản được công khai thì công chúng dễ dàng
tìm hiểu và biết đầy đủ, chính xác thông tin về bất động sản, từ đó có đầy
đủ cơ sở để xem xét, quyết định việc tham gia giao dịch dân sự, kinh tế liên
quan đến bất động sản. Thời điểm đăng ký là căn cứ để xác định thứ tự ưu
tiên giữa các bên có quyền trong trường hợp bất động sản là đối tượng của
nhiều giao dịch trên thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký bất
động sản chưa đầy đủ, toàn diện, trong khi các quy định chưa rõ ràng, đồng
bộ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đất đai năm 2003 (có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/7/2004), chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất "phải đăng
ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động
sản" nhưng hiện chưa có Luật Đăng ký bất động sản, do vậy mới chỉ có
quy định về đăng ký đất đai theo Luật Đất đai, đăng ký quyền sở hữu nhà ở
theo Luật Nhà ở năm 2005, đăng ký quyền sở hữu công trình xây dựng theo
Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
Nhìn chung, các quy định về đăng ký chưa bao quát hết những vấn đề cần
thiết, chưa bảo đảm các thông tin pháp lý phục vụ cho các loại bất động sản
khi tham gia vào thị trường. Trong khi đó, các tài sản gắn liền với đất khác
hiện vẫn chưa có quy định về đăng ký.
Tổ chức và hoạt động đăng ký bất động sản còn nhiều vướng
mắc, cụ thể như: các cơ quan đăng ký bất động sản tổ chức phân tán,
thẩm quyền bị chia cắt theo địa giới hành chính, hoạt động đăng ký bất
động sản triển khai chậm (ví dụ: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô
thị theo Nghị định số 60/NĐ-CP mới đạt khoảng 25%); nhiều loại bất
động sản chưa được tổ chức đăng ký trên thực tế (công trình xây
dựng…).
Về mặt lý luận: Bổ sung và làm rõ những vấn đề lý luận liên
quan đến việc thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản. Hiện nay,
trong nền khoa học pháp lý của chúng ta còn tồn tại không ít khoảng
trống, cũng như những vấn đề chưa rõ ràng về đăng ký và giao dịch liên
quan đến bất động sản trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Liên quan
đến việc thống nhất pháp luật đăng ký bất động sản, còn tồn tại một số
vấn đề cần được làm rõ như: Các nguyên tắc về đăng ký bất động sản;
khái niệm đăng ký bất động sản; các tiền đề kinh tế xã hội để thống nhất
pháp luật về đăng ký bất động sản... Bên cạnh đó, trong điều kiện chúng
ta thừa nhận chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, cần phân tích so
sánh giữa chế độ đăng ký bất động sản Việt Nam với các quốc gia công
nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai.
Từ cơ sở trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài "Thống nhất pháp
luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam" nhằm hướng tới giải quyết về
mặt lý luận các mâu thuẫn và bất cập trong pháp luật về đăng ký bất
động sản hiện hành, đồng thời từ yêu cầu của thực tiễn cố gắng làm rõ
được sự cần thiết và tính tất yếu của việc thống nhất pháp luật về đăng
ký bất động sản ở Việt Nam, góp phần tạo ra khung pháp luật chặt chẽ,
ổn định và khoa học để điều chỉnh một cách hiệu quả, thúc đẩy sự phát
triển của các giao dịch về bất động sản trong xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về đăng k‎ý bất động sản là vấn đề đã và đang được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm ở những giác độ khác nhau. Một số công trình
nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xung quanh pháp luật về đăng ký bất
động sản của Việt Nam có thể kể đến như sau: "Cơ sở lý luận và thực tiễn
của chế độ đăng ký bất động sản tại Việt Nam", đề tài khoa học của Bộ Tư
pháp năm 2005 nhằm xây dựng Dự thảo Luật Đăng ký bất động sản; "Đăng
ký bất động sản, thực tiễn và phương hướng hoàn thiện", Luận văn thạc sĩ
luật học của Phạm Kim Hiền, năm 2001...
Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan
đến phần nào lĩnh vực đăng ký bất động sản như: "Quản lý nhà nước về đất
đai và thực trạng giải pháp", Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị
Dung, năm 1998; "Một số vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
theo qui định của pháp luật Việt Nam", Luận văn thạc sĩ luật học của
Nguyễn Thị Thu Thủy, năm 2004; "Các vấn đề pháp lý về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất", Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Quang
Học, năm 2004.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đến nay đã có nhiều vấn
đề chưa cập nhật với thực tiễn xây dựng và thực thi pháp luật trong thời
gian qua, đồng thời chưa có đề tài mang tính trực tiếp và chuyên sâu nhằm
đưa ra cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để tìm kiếm giải pháp thống nhất
toàn bộ pháp luật về đăng ký bất động sản của Việt Nam trong một chỉnh
thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ cơ sở khoa học, l‎ý
luận và thực tiễn của việc thống nhất pháp luật hiện hành về đăng ký bất
động sản của Việt Nam trên quan điểm hài hòa các điều kiện về kinh tế - xã
hội và xu hướng hội nhập.
Nhiệm vụ:
Với mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định
là:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở khoa học lý luận, các tiền đề kinh tế - xã hội
cho việc thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản của Việt Nam trong
điều kiện duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Thứ hai, phân tích, đánh giá pháp luật đăng ký bất động sản tại Việt
Nam qua các thời kỳ, cũng như thực trạng về tính thống nhất của pháp luật
về đăng ký bất động sản hiện hành.
Thứ ba, so sánh pháp luật và thực trạng hoạt động đăng ký bất động
sản của một số quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội gần gũi với Việt Nam,
qua đó đúc rút những kinh nghiệm bổ ích làm cơ sở để đưa ra các giải pháp
thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản nước ta, bảo đảm tính hội nhập
quốc tế.
Thứ tư, kiến nghị phương hướng cơ bản nhằm thống nhất pháp luật
về đăng ký bất động sản của Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với mục đích và nội dung nghiên cứu khá rộng, tổng quát của đề
tài, trong giới hạn về quy mô và thời gian cho phép của một luận văn thạc
sĩ luật học, người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp
luật về tổ chức và hoạt động đăng ký bất động sản ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp duy vật lịch sử: Tiến hành nghiên cứu trên cơ sở quá
trình hình thành, phát triển của pháp luật đăng ký bất động sản Việt Nam.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Đây là các phương
pháp quan trọng và được sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện luận
văn.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sưu tầm và phân tích các vụ
việc thực tiễn có liên quan để làm rõ thực trạng về tính thống nhất của pháp
luật đăng ký bất động sản.
6. Những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên tiếp cận vấn đề đăng k‎ý bất động
sản trên một bình diện rộng và tổng thể nhằm thống nhất pháp luật về đăng
k‎ý bất động sản trong một mô hình pháp lý mới. Những đóng góp khoa học
của luận văn được thể hiện ở những nội dung sau:
Phân tích và làm rõ được sự cần thiết thống nhất pháp luật về đăng
ký‎bất động sản.
Phân tích được thực trạng hiện nay về tính thống nhất của pháp luật
về đăng ký bất động sản.
Phân tích được cơ sở lý luận cũng như tiền đề kinh tế - xã hội của
việc thống nhất pháp luật về đăng k‎ý bất động sản Việt Nam.
Phân tích mô hình và kinh nghiệm xây dựng pháp luật đăng ký bất
động sản của một số nước trên thế giới.
Kiến nghị phương hướng và giải pháp cụ thể cho việc thống nhất
pháp luật đăng ký bất động sản trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của Việt Nam và xu hướng phát triển chung của pháp luật quốc tế.
Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham
khảo hữu ích cho việc nghiên cứu lý luận, học tập và giảng dạy khoa học
pháp lý về đăng ký bất động sản. Ngoài ra, những quan điểm và kiến nghị
của luận văn còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình hoàn thiện pháp luật
về đăng ký bất động sản, cụ thể là việc xây dựng Luật Đăng ký bất động
sản.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của việc thống nhất pháp
luật về đăng ký bất động sản Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng về tính thống nhất của pháp luật đăng ký bất
động sản Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng cơ bản nhằm thống nhất pháp luật về
đăng ký bất động sản Việt Nam.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA VIỆC THỐNG NHẤT
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG
SẢN
1.1.1. Khái niệm bất động sản
Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: "Tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản." Trong đó, "vật" được
coi là tài sản phải thỏa mãn ba điều kiện: là một bộ phận của thế giới vật
chất, có lợi ích cho con người và là vật con người có thể kiểm soát được.
Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, có chức năng dùng để trao đổi, đại diện
cho giá trị thực của hàng hóa, do đó cũng coi là tài sản. Các quyền tài sản
cũng được coi là tài sản, vì đáp ứng được yêu cầu trị giá được bằng tiền và
có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự.
Sự phân loại tài sản trong khoa học pháp lý rất đa dạng. Tài sản
được phân loại dựa trên nhiều căn cứ khác nhau. Tuy nhiên, trong khoa học
pháp lý hiện đại, tài sản nói chung bao giờ cũng chỉ tồn tại dưới hai hình
thức cơ bản: tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Căn cứ vào tính chất không di dời được của tài sản, pháp luật có sự
phân chia tài sản thành động sản và bất động sản. Pháp luật của hầu hết các
nước đều coi đây là sự phân loại phổ biến và cơ bản nhất. Cơ sở cho sự
phân loại này còn dựa vào một số tiêu chí như mục đích, phương cách sử
dụng và giá trị của tài sản.
Việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản ở Việt Nam
dựa trên tính chất, chức năng sử dụng của tài sản và các quy định của pháp
luật. Để phân loại, pháp luật Việt Nam đã sử dụng phương pháp loại trừ:
quy định những tài sản là bất động sản và sau đó, khẳng định "động sản là
những tài sản không phải là bất động sản". Điều 174 Bộ luật Dân sự 2005
quy định:
1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả
các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó.
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản
[19].
Như vậy, đặc trưng để nhận biết được về bất động sản là "gắn liền
với đất đai". Đây là đặc điểm đầu tiên và cơ bản nhất để phân biệt bất động
sản với động sản. Bên cạnh việc quy định bất động sản căn cứ vào thuộc
tính "gắn liền với đất đai", pháp luật còn định ra những tài sản khác được coi
là bất động sản. Tuy nhiên, hiện nay, đất đai, nhà ở và các công trình xây
dựng gắn liền với đất đai là những bất động sản chủ yếu và phổ biến trong
giao lưu dân sự.
Pháp luật Việt Nam không có sự phân biệt quyền tài sản thành các
quyền đối vật và quyền đối nhân như một số nước trên thế giới. Song, nếu
hiểu quyền đối vật như trong khoa học pháp lý nói chung thì Việt Nam có
một số quyền đối vật đối với bất động sản như sau: quyền sở hữu, quyền sử
dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, quyền cầm cố,
quyền thế chấp và một số quyền khác. Trong đó, quyền sở hữu bất động
sản được quy định có một số điểm khác biệt với các nước trên thế giới.
Xuất phát từ đặc trưng riêng của mình mà pháp luật có các quy định
khá chặt chẽ về chế độ sở hữu đối với bất động sản. Điều này như một tất
yếu để quản lý và bảo vệ sự ổn định trong giao lưu dân sự. Hiến pháp Việt


48ummVU1B15NIKe

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status