So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải ngoài tòa án : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc giải quyết tranh chấp thương mại có vai trò rất lớn trong việc
bảo đảm quyền lợi giữa các bên tham gia, góp phần tạo dựng môi trường
kinh doanh văn minh, lành mạnh. Giải quyết tranh chấp thương mại nhanh
gọn, hiệu quả, ít tốn kém có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia, nhất là
đối với Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển. Xuất phát từ thực tiễn đã
hình thành nhiều cách giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại,
như: thương lượng, hòa giải, giải quyết theo thủ tục trọng tài, giải quyết theo
thủ tục tư pháp. Trong đó, việc giải quyết tranh chấp theo cách hòa
giải (hòa giải ngoài tòa án cũng như hòa giải tại tòa án) có nhiều ưu điểm và
được áp dụng phổ biến trên thế giới. Việc hòa giải thành có tác dụng làm
cho các bên tranh chấp tự nguyện, tự giác thi hành quyết định công nhận sự
thỏa thuận của họ, tránh việc phải sử dụng những biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước trong quá trình thi hành án. Trên thực tế, tại Việt Nam, chế định
hòa giải ngoài tòa án đã được quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm
2005, Luật Thương mại năm 2005, Qui tắc hòa giải của Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam (VIAC)...
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành còn thiếu những quy định
pháp lý cần thiết để phát huy vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh chấp
thương mại như: điều kiện hòa giải, trình tự, thủ tục hòa giải, các vấn đề liên
quan đến lựa chọn hòa giải viên, tiêu chuẩn hòa giải viên… Đây là những vấn
đề cần được phân tích, làm rõ để từ đó có những đề xuất xây dựng chế định
hòa giải cụ thể, chi tiết trong việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Hiện nay ở các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật và các nước
Đông Nam Á, cách hòa giải ngoài Tòa án được nhiều thương nhân áp
dụng khi gặp bất đồng, tranh chấp trong quan hệ thương mại. Nhiều tổ chức
quốc tế đó ban hành những quy tắc hòa giải với những quy định phù hợp, hiệu
quả được các chủ thể kinh doanh ưu tiên sử dụng. Đặc biệt đối với hệ thống
pháp luật Hoa Kỳ, là một trong những hệ thống pháp luật đề cao vai trò của
các cách giải quyết thay thế. Hoạt động hòa giải tại Hoa Kỳ phát triển
rộng rãi trong các thập kỷ trước, nhưng chỉ kể từ khi Đạo luật hòa giải thống
nhất (Uniform Mediation of American - UMA) năm 2001 được thông qua,
hoạt động hòa giải mới chính thức được công nhận như một cách giải
quyết tranh chấp chuyên nghiệp.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng quát, toàn diện về mặt lý luận
cũng như thực tiễn chế định hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế không
những mang tính thời sự đối với ngành tòa án mà còn đáp ứng những đòi hỏi
cấp thiết của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam. Từ đó, tác giả chọn vấn đề: "So sánh pháp luật Việt Nam và pháp
luật Hoa Kỳ về giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải ngoài
tòa án" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
Qua việc so sánh với hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, tác giả làm rõ những
nội dung, đặc điểm và bản chất của cách giải quyết tranh chấp thương
mại thông qua hòa giải; phân tích, so sánh và tổng hợp những kiến thức lý
luận cũng như thực tiễn về hòa giải ở Việt Nam với pháp luật Hoa Kỳ; đề xuất
những phương hướng và biện pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải
quyết tranh chấp thương mại bằng phương pháp hòa giải. Từ đó đề xuất
những quy định cụ thể, chi tiết trong việc xây dựng chế định độc lập về hòa
giải ngoài tòa án ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay các công trình nghiên cứu công phu về vấn đề này chưa
nhiều, lác đác chỉ có một số bài viết, một số các nghiên cứu rải rác như:
- Đề tài "Các phương pháp giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam"
(1999) thuộc dự án VIE/94/003 của Bộ Tư pháp;

- Bài viết "Hòa giải - một cách giải quyết tranh chấp thay
thế", ThS. Dương Quỳnh Hoa, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2012;
- Bài viết "Về các cách giải quyết tranh chấp chủ yếu tại Việt
Nam trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư nước ngoài" (1999), Tác giả: Hoàng Thế
Liên - được in trong số chuyên đề về "Các cách giải quyết tranh chấp
kinh tế ở Việt Nam hiện nay", Thông tin Khoa học pháp lý, Viện Nghiên cứu
Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp;
- Dự án điều tra cơ bản "Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam và vai trò của các thiết
chế tư pháp, bổ trợ tư pháp" (2011), Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp).
Trong đó, gần như chỉ nghiên cứu về các phương pháp hòa giải tại tòa
án, mà lại bỏ qua các vấn đề về hòa giải thương mại ngoài tòa án - vốn dĩ là
một phương pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả giữa các thương nhân. Do đó,
tác giả chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu một cách sâu sắc
và đầy đủ về cách hòa giải trong kinh doanh ngoài con đường tố tụng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
- Tìm ra các thiếu sót, bất cập, và hạn chế của pháp luật trong việc
giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại (KDTM), và việc áp dụng
các quy định của pháp luật vào thực tiễn giải quyết các tranh chấp KDTM.
- Chỉ ra sự thiếu hụt của pháp luật trong việc quy định về hòa giải -
với tư cách là một phương pháp giải quyết thay thế.
- Đưa ra hướng hoàn thiện và bổ sung về nguyên tắc, mô hình,
phương pháp, thủ tục trong việc sử dụng hòa giải ngoài tòa án như một
phương pháp giải quyết tranh chấp KDTM hữu hiệu.
Mục tiêu cụ thể
- Giải quyết được một số vấn đề lý luận có liên quan như: các phương
pháp giải quyết tranh chấp thay thế, vai trò và đặc điểm của hòa giải thương
mại, sự phát triển của chế định hòa giải thương mại trên thế giới và Việt Nam.

- Nghiên cứu các trường hợp giải quyết KDTM thông qua hòa giải
ngoài tòa án.
- Nghiên cứu và so sánh các quy định pháp luật nước ngoài về hòa
giải thương mại ngoài tòa án.
- Phân tích mối liên hệ giữa hòa giải thương mại trong hệ thống các
phương pháp giải quyết tranh chấp thay thế, sự tương tác giữa cơ quan hòa
giải, trọng tài thương mại và tòa án trên cơ sở đó có những đề xuất nhằm đảm
bảo tính hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp về KDTM, và giảm
thiểu áp lực đối với tòa án tại Việt Nam.
4. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những
quy phạm pháp luật đầy đủ, phù hợp với thực tiễn và là cơ sở pháp lý cho việc
áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, những kiến
nghị của đề tài này hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn
thiện các quy định pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có sự nghiên cứu của chế định hòa giải
ngoài tòa án một cách toàn diện, đầy đủ, có cả lý luận và thực tiễn, nhằm nâng
cao hiệu quả của việc hòa giải. Do đó, luận văn góp phần luận giải những vấn
đề lý luận về việc giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng cách hòa giải
ngoài tòa án ở Việt Nam, đồng thời làm sáng tỏ hình thức, điều kiện, thủ tục
hòa giải và hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương
sự. Từ đó, luận văn góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
hòa giải tranh chấp kinh tế cũng như trong việc nghiên cứu về chế định hòa
giải các tranh chấp kinh tế tại Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật Việt
Nam và pháp luật Hoa Kỳ về hòa giải ngoài tòa án trong việc giải quyết các
tranh chấp kinh tế.


1K1an54mvQDwola
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status