Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày những vấn đề chung về thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tìm hiểu thực trạng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay: sơ lược quá trình hình thành và phát triển pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, nội dung cơ bản của pháp luật ưu đãi thuế (thu nhập doanh nghiệp) TNDN tại Việt Nam hiện nay, thực tiễn áp dụng pháp luật ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay, những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như bất kỳ một quốc gia nào, đối với đời sống kinh tế xã hội của Việt
Nam, thuế đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều
tiết sản xuất kinh doanh cũng như phân phối tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát
triển. Có được một hệ thống chính sách thuế phù hợp, đồng bộ, hoàn thiện và
luôn theo kịp sự vận động phát triển của thực tiễn là điều kiện cần thiết và cấp
bách. Theo tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta trong quá trình vận hành, đổi
mới nền kinh tế đã rất chú trọng đến cải cách hệ thống thuế. Trong hệ thống
đó thì ưu đãi thuế là một trong những yếu tố không thể thiếu của tất cả các
sắc thuế. Chính sách ưu đãi thuế không những thể hiện sự quan tâm của Nhà
nước đối với các đối tượng nộp thuế khi họ gặp các rủi ro khách quan dẫn
đến tổn thất tài sản hay thu nhập, mà quan trọng hơn, nó còn là công cụ để
nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội.
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO vào
cuối năm 2006. Sự kiện này mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức
không nhỏ đối với chúng ta. Muốn tận dụng tốt các cơ hội, chúng ta phải nỗ
lực ở nhiều vấn đề, trong đó việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong
và ngoài nước vào những lĩnh vực, những vùng cần khuyến khích cũng là
một vấn đề quan trọng. Muốn vậy, chúng ta cần có những chính sách
ưu đãi thoả đáng để các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh. Một trong
những chính sách khuyến khích được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến đó là
ưu đãi về thuế, đặc biệt là ưu đãi thuế TNDN. Trong bối cảnh lạm phát ngày
càng tăng cao như hiện nay, chi phí doanh nghiệp phát sinh là rất lớn. Do
vậy, để doanh nghiệp yên tâm, ổn định sản xuất, kinh doanh, Nhà nước hơn
lúc nào hết cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập
doanh nghiệp. Chính từ thực tiễn này, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về
ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam” để nghiên cứu
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, các công trình nghiên cứu về thuế và thuế TNDN
ở Việt Nam khá đa dạng. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu sâu sắc về
thuế TNDN, đặc biệt về pháp luật ưu đãi thuế TNDN kể từ khi Luật thuế
TNDN năm 2008 chính thức có hiệu lực thi hành còn rất hạn chế.
“Chính sách ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam” (2007)
của tác giả Cao Thu Thủy là một đề tài nghiên cứu khá đầy đủ các vấn
đề pháp lý cũng như thực trạng pháp luật ưu đãi thuế TNDN ở Việt Nam,
đồng thời, đề tài cũng đưa ra các giải pháp mang tính đột phá, phù hợp với
tình hình thực tiễn của Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu của đề tài mới chỉ
dừng lại ở mốc thời gian trước năm 2008 – thời điểm Luật thuế TNDN mới
nhất được ban hành.
“Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và giải pháp chống chuyển giá
ở Việt Nam” (2010) của tác giả Lê Văn Hải lại mới chỉ tập trung nghiên cứu
ở mảng chống chuyển giá ở Việt Nam, trong đó nội dung có liên quan đến
pháp luật thuế TNDN.
Với những cải cách của pháp luật thuế trong các năm gần đây, đặc biệt,
kể từ khi Luật thuế TNDN sửa đổi năm 2008 có hiệu lực với rất nhiều những
thay đổi về pháp luật ưu đãi thuế TNDN như thay đổi về thuế suất thuế
TNDN, về lĩnh vực, địa bàn hưởng ưu đãi.... thì ưu đãi thuế TNDN hiện nay
còn là một vấn đề nghiên cứu tương đối mới. Sau hơn 3 năm triển khai các
quy định mới theo Luật thuế TNDN 2008, tác giả nhận thấy cần có một
nghiên cứu kỹ lưỡng, một cái nhìn toàn diện để đánh giá lại hiệu quả và tính
đúng đắn của Luật thuế TNDN 2008, đồng thời tìm ra những điểm hạn chế,
thiếu sót của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN để khắc phục và hoàn thiện
trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Chọn đề tài “Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam” làm công
trình nghiên cứu, tác giả mong muốn sẽ có được cái nhìn đầy đủ, cụ thể,
chính xác và toàn diện về các quy định pháp luật liên quan đến ưu đãi thuế
TNDN ở nước ta hiện nay. Qua đó góp phần củng cố kiến thức cho bản thân
và phục vụ cho công tác tìm hiểu, nghiên cứu của các bạn sinh viên, học viên
cao học khác về ưu đãi thuế TNDN. Hơn thế nữa, người viết còn mong muốn
thông qua luận văn để đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật ưu đãi
thuế TNDN nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh và thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam…
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung các quy định về ưu đãi thuế
TNDN hiện nay và thông qua các báo cáo, thống kê, đánh giá của một số
chuyên gia, cùng với sự so sánh số liệu có liên quan của các nước trên thế
giới để đưa ra các nhận xét và kiến nghị.
Do thời gian có hạn nên tác giả chủ yếu sử dụng các số liệu trong Báo
cáo của Cục thuế TP. Hà Nội - với đặc điểm là Thủ đô của cả nước, là khu
vực tập trung nhiều doanh nghiệp với các thành phần, lĩnh vực kinh doanh
khác nhau - như một dẫn chứng cụ thể, thay mặt cho số liệu về ưu đãi thuế
TNDN của cả nước, nhằm làm rõ hơn tình hình thực hiện nội dung ưu đãi
của thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay.
5.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Luận văn đi theo hướng phân tích
từng vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp để từ đó tổng hợp lại các vấn đề cơ bản nhất, đánh giá ưu - nhược
điểm của pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay.
- Phương pháp so sánh: Với cách tiếp cận bằng cách so sánh pháp luật
về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam qua các giai đoạn, luận
văn giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về lịch sự phát triển của vấn đề
ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng như làm nổi bật lên được điểm tích
cực hay hạn chế của chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại.
- Phương pháp lôgic: nội dung của luận văn được sắp xếp một cách
khoa học, từng chương, mục được triển khai theo hướng lôgic, dễ hiểu, thuận
lợi trong quá trình đánh giá vấn đề.
6.
Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ưu đãi
thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay.

GRIq3fCvh4xmB74
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status