Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH
LẬP DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 9
1.1 Khái niệm và bản chất pháp lý của góp vốn thành lập doanh nghiệp
theo pháp luật Việt Nam ..................................................................................... 9
1.1.1 Khái niệm góp vốn.................................................................................................9
1.1.2 Bản chất pháp lý của góp vốn.............................................................................12
1.2 Khái niệm, phân loại tài sản góp vốn ............................................................ 13
1.2.1 Khái niệm tài sản góp vốn...................................................................................13
1.2.2 Phân loại tài sản góp vốn.....................................................................................17
1. 3 Lƣợc sử pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp ............. 19
1.4.1 Giai đoạn trước năm 1986..................................................................................19
1.4.2 Từ năm 1986 đến nay ..........................................................................................21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN........ 24
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP .................................................................... 24
2.1 Pháp luật thực định về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam...... 24
2.1.1 Chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam ...................................24
2.1.2 Hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp......................................................28
2.1.3 Thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp...........................................................35
2.2 Áp dụng pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam........ 51
2.2.1 Những kết quả đạt được trong quá trình áp dụng pháp luật về góp vốn
thành lập doanh nghiệp .................................................................................................51
2.2.2 Những khó khăn, tồn tại trong hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp ..55
2.2.3 Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại ...................................................68
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN ........ 70
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM......................................... 13 3.1 Nhu cầu góp vốn đầu tƣ sản xuất kinh doanh trong nền KTTT tại Việt Nam . 70
3.2 Những định hƣớng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động góp
vốn thành lập doanh nghiệp.............................................................................. 72
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc góp vốn thành lập
doanh nghiệp tại Việt Nam ............................................................................... 73
3.3.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp ........73
3.3.2 Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Nhà nước ..........................................78
3.3.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người
dân và nâng cao văn hoá pháp lý doanh nghiệp. ........................................................81
3.4 Hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp .......................... 82
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 86
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 92

1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những mốc quan trọng trong lịch sử pháp luật về doanh nghiệp của
Việt Nam là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 5
thông qua ngày 12/6/1999. Luật Doanh nghiệp năm 1999 thể hiện sự hợp nhất Luật
Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, hướng tới những cải
cách tương đối toàn diện về doanh nghiệp đánh dấu thời kỳ mở đầu thực hiện chủ
trương Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước cùng với việc hội nhập quốc tế.
Ở mức phát triển toàn diện hơn, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được Quốc
Hội khoá X kỳ họp thứ 10 thông qua đã quy định đầy đủ hơn, rõ nét hơn về các vấn
đề liên quan đến việc góp vốn thành lập, kinh doanh và các hoạt động khác của
doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và
những quy định có ý nghĩa hành lang để bảo vệ nhà đầu tư, các chủ thể tham gia
kinh doanh… Những quy định mang tính ưu việt đó đã khẳng định sự ra đời của
Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 góp một phần không nhỏ vào các thành tựu
chung của công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế.
Có thể nói, cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước là sự không ngừng ra
đời và phát triển các loại hình doanh nghiệp. Sự phát triển như vũ bão các loại hình
doanh nghiệp đó đã kéo theo những tranh chấp trong và xung quanh doanh nghiệp.
Trong đó tranh chấp về vấn đề góp vốn, tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp
xảy ra tương đối nhiều. Mặt khác, pháp luật về doanh nghiệp luôn luôn được sửa
đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, văn hoá pháp lý về doanh
nghiệp của người dân Việt Nam còn thấp và hoạt động xét xử còn nhiều lúng túng
trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp. Chính vì những lý do đó, việc nghiên
cứu pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp là luôn cần thiết cho cả
công tác lý luận và thực tiễn. Bên cạnh pháp luật về doanh nghiệp, chúng ta không thể không nhắc tới sự
ra đời và phát triển của Pháp luật Dân sự, Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật đất
đai… đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển pháp luật về doanh nghiệp nói
riêng và việc phát triển kinh tế của đất nước nói chung.
Góp vốn thành lập doanh nghiệp không phải là một khía cạnh mới, nhưng
trong hệ thống các quy định pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, khía
cạnh này tuy đã được quy định nhưng vẫn chưa được đầy đủ, chi tiết và chặt chẽ
dẫn tới nhiều tranh cãi và hiểu sai, hiểu không toàn diện. Mặc dù Bộ Luật Dân sự
năm 2005 với tư cách là một đạo luật gốc cho các ngành luật trong đó có Luật
Doanh nghiệp, nhưng bản thân Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về các vấn đề
liên quan đến việc góp vốn thành lập doanh nghiệp vẫn còn có nhiều quan điểm
chưa thống nhất.
Hơn nữa, trong nền KTTT, lĩnh vực kinh tế tư nhân ngày càng được ưu tiên
phát triển. Việc làm ăn kinh doanh của người dân được thực hiện dưới hình thức
doanh nghiệp (pháp nhân) là một điều tất yếu và đang được khuyến khích thúc đẩy.
Trong bối cảnh đó, góp vốn kinh doanh trong nền KTTT ngày càng trở nên phức tạp
hơn. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về góp vốn giúp cho các
chủ thể kinh doanh hiểu biết thêm kiến thức pháp luật và dễ dàng quyết định việc góp
vốn của mình một cách an toàn và hiệu quả hơn. Mặt khác, Nền KTTT xuất hiện
nhiều yếu tố kinh tế mới ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như vấn đề “tài sản
ảo”, “giá trị thương hiệu”, ...những yếu tố này cần được hiểu rõ và phải được
pháp luật điều chỉnh theo xu hướng thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Góp vốn
thành lập doanh nghiệp tạo điều kiện cho phát huy nhiều năng lực sản xuất, tạo công
ăn việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp kinh doanh làm giàu cho cá nhân,
tổ chức. Dân giàu, nước mạnh là mục tiêu lớn mà Nhà nước ta luôn quan tâm.
Như vậy, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp là mảng đề tài đã và
đang được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Việc nghiên cứu tổng quát các
quy định pháp luật về vốn, góp vốn, tài sản góp vốn...giúp cho ta nhận thức rõ hơn
các quan điểm, quan niệm về các vấn đề này một cách có hệ thống và qua đó áp


Em0Y5S24V1K624v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status