Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Khái quát chung về lao động nước ngoài và pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, làm rõ kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng lao động nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở phân tích những yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật, đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới

MỤC LỤC Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
7
1.1. LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI - MỘT LOẠI LAO ĐỘNG CÓ TÍNH ĐẶC THÙ 7
1.1.1. Khái niệm yếu tố nước ngoài trong pháp luật lao động 7
1.1.2. Phân loại lao động nước ngoài 10
1.2. PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 12
1.2.1. Sự cần thiết phải có quy định riêng đối với lao động nước ngoài
tại Việt Nam
12
1.2.2. Nguyên tắc về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam 14
1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam 16
1.2.4. Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật về sử dụng lao động
nước ngoài tại Việt Nam
22
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
33
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng lao động
nước ngoài
33
1.3.2. Những bài học cho Việt Nam 46
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
49
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC
NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
49
2.1.1. Về những đối tượng được phép sử dụng lao động nước ngoài 49
2.1.2 Về các hình thức vào Việt Nam làm việc của lao động nước ngoài 52
2.1.3. Về điều kiện đối với người nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam 56
2.1.4. Về trình tự, thủ tục tuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam 59
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC 61
NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Quản lý lao động nước ngoài trước hết bằng "công cụ" Giấy
phép lao động
61
2.2.2. Quản lý những lao động nước ngoài không thuộc diện phải xin
Giấy phép lao động
65
2.2.3. Xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động và chủ
sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
66
2.2.4. Sự phối hợp quản lý của các cơ quan nhà nước về người lao
động nước ngoài tại Việt Nam
67
2.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
69
2.3.1. Ưu điểm 69
2.3.2. Hạn chế 70
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
81
3.1. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
81
3.1.1. Về mặt khách quan 81
3.1.2. Về mặt chủ quan 83
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
84
3.2.1. Về các quy định pháp luật 84
3.2.2. Về quá trình tổ chức thực hiện 92
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan trong xu thế toàn
cầu hóa. Hội nhập giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn trong sự hợp tác
cùng có lợi nhưng cũng khiến các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức.
Trong xu thế đó, cùng với dòng di chuyển của hàng hóa và vốn, di chuyển lao
động là điều không tránh khỏi. Theo đánh giá của tổ chức di dân quốc tế
(IOM), tính đến năm 2005, cả thế giới có khoảng 185 triệu người đang ở
ngoài lãnh thổ quốc gia mình, trong đó có 85 triệu người di dân vì mục đích
làm việc [48]. Di chuyển lao động không chỉ có ý nghĩa đối với người dân
(cần việc làm và tiền lương) mà còn có ý nghĩa đối với quá trình xây dựng
chính sách lao động của mỗi quốc gia. Xuất hay nhập khẩu lao động tùy thuộc
tình hình kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển của mỗi nước.
Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc không phải là điều mới mẻ
và đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh đối tượng này. Bộ luật Lao
động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã có những quy định riêng cho một số loại lao
động đặc thù, trong đó có lao động nước ngoài tại Việt Nam. Hướng dẫn
thực hiện Bộ luật Lao động là những nghị định, thông tư được sửa đổi, bổ
sung và thay thế nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, tình
hình kinh tế - xã hội và thực trạng lao động của Việt Nam luôn thay đổi, đặc
biệt việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 khiến
Việt Nam phải chịu sự ràng buộc với những cam kết của mình. Một tất yếu
xảy ra khi chúng ta chưa chuẩn bị tốt cho cuộc hội nhập quốc tế là các văn
bản pháp luật điều chỉnh những vấn đề phát sinh sau hội nhập. Một khối
lượng lớn lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới nhiều hình thức
nhưng các văn bản pháp luật hiện hành chưa bao quát hết những vấn đề mà
thực tiễn đòi hỏi. Chính vì vậy, pháp luật lao động về người lao động nước
ngoài tại Việt Nam được sửa đổi, bổ sung và thay thế nhiều lần nhưng vẫn
còn nhiều bất cập, việc thực hiện các quy định đó lại chưa nghiêm túc trên
phạm vi cả nước, từ người lao động, chủ sử dụng lao động đến những cơ
quan quản lý nhà nước về lao động.
Từ tình hình trên tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài "Pháp luật về sử
dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình, với
mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn
của pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài ở nước ta.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gồm hai mặt là:
- Phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng
các quy định pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam.
- Từ đó, rút ra những kết luận cần thiết, những ý kiến đề xuất nhằm
góp phần hoàn thiện chế độ pháp lý về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt
Nam, cũng như áp dụng có hiệu quả chúng trong thực tiễn đời sống.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Khái quát chung về lao động nước ngoài và thực trạng lao động nước
ngoài tại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về sử dụng lao động
nước ngoài tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
- Ngoài ra, luận văn còn nêu lên những điểm hạn chế, bất cập trong
các quy định pháp luật hiện hành về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt
Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao
động nước ngoài tại Việt Nam.
4. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam là
một đề tài khá mới mẻ trên cả bình diện lý luận và thực tiễn. Đã có một số bài
báo và một vài công trình nghiên cứu về vấn đề này, như:
- Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học (1996), "Đổi mới và hoàn
thiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối với người nước ngoài ở nước ta
hiện nay", của Bùi Quảng Bạ.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2005), "Bảo hiểm xã hội đối với
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam", của Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2005), "Vấn đề di chuyển thể
nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Khóa luận tốt nghiệp (2010), "Pháp luật về tuyển dụng, quản lý
người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực trạng và một số kiến nghị", của
Nguyễn Tú Anh - sinh viên lớp K51 - Chất lượng cao, Khoa Luật, Đại học
quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, còn một số bài báo cũng đề cập đến lao động nước ngoài tại
Việt Nam như: "Không quản được lao động nước ngoài", của Phạm Hồ -
Nam Dương đăng trên Báo Người lao động số ra ngày 02/07/2009 hay "Lao
động nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập" của Cao Nhất Linh
đăng trên Báo Lao động và Xã hội số ra từ ngày 01 đến 15/6/2007, v.v...
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chủ yếu tiếp cận vấn đề từ
khía cạnh xã hội mà chưa quan tâm nhiều đến khía cạnh pháp lý hay chỉ tập
trung một vấn đề nhỏ về lao động nước ngoài tại Việt Nam. Do vậy, có thể
nói rằng, đề tài "Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam" là
công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối toàn diện việc sử dụng
lao động nước ngoài dưới góc độ pháp luật. Trước thực tiễn lao động nước
ngoài ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu có hệ thống vấn đề này mang
tính thời sự cao. Với kết quả đạt được, luận văn hy vọng là tài liệu tham khảo
hữu ích cho những người làm công tác nghiên cứu, học tập, thực thi pháp luật,
những người muốn tìm hiểu về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và
mong muốn được góp phần hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động nước
ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả lấy phép biện chứng của
triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra, phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, khảo sát, thu thập,…
được sử dụng phù hợp với từng mặt, từng lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực lao động liên
quan đến người nước ngoài là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình
nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về lao động nước ngoài và pháp luật về sử
dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại
Việt Nam.

b57B1l4RKVfZ56x
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status