Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về cách thanh toán tín dụng chứng từ và hệ thống quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong thanh toán tín dụng chứng từ. Phân tích các tranh chấp phổ biến trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Việt Nam và cách giải quyết, đánh giá thực thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp. Đưa ra các kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam và các kiến nghị nhằm tăng cường tính hiệu quả của các cách giải quyết tranh chấp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động
ngoại thương đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng không ngừng. Các
quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế cũng nhờ thế mà gia tăng với số lượng và
quy mô ngày một lớn, kéo theo sự phát triển của hoạt động thanh toán. Trải
qua những tiến bộ về kỹ thuật, từ chỗ chỉ đơn thuần là sự giao nhận trực tiếp
giữa người giao tiền và người nhận tiền, việc thanh toán ngày nay đã được
thực hiện thông qua hệ thống thanh toán điện tử với thời gian lưu chuyển tiền
tính bằng phút. Từ chỗ việc thanh toán diễn ra đồng thời với chuyển giao
hàng hóa và tiềm ẩn đầy bất trắc, ngày nay sự ra đời của những cách
thanh toán hiện đại đã tạo ra sự ràng buộc trách nhiệm các bên, giúp giảm
thiểu tối đa rủi ro cho cả người mua cũng như người bán.
Trong những hình thức thanh toán, đặc biệt là thanh toán quốc tế
thông dụng hiện nay, thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng phổ
biến hơn cả. Với sự đảm bảo một cách hợp lý quyền lợi chính đáng của hai
bên: người bán chỉ nhận được tiền sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng,
người mua chỉ thanh toán khi yên tâm là hàng hóa đã được giao, cách
thanh toán thanh toán tín dụng chứng từ giúp cho các doanh nghiệp bất kỳ ở
các nước khác nhau dù chưa hiểu biết về nhau nhưng vẫn có thể tham gia giao
dịch. Đối với các doanh nghiệp của một nền kinh tế mới mở cửa, vẫn đang
trong quá trình tìm kiếm đối tác và gây dựng quan hệ ngoại thương như các
doanh nghiệp Việt Nam thì những đảm bảo của thanh toán bằng tín dụng
chứng từ càng tỏ ra ưu việt. Điều này đã lý giải vì sao tín dụng chứng từ là
cách có sử dụng tỷ lệ cao nhất trong tổng số các giao dịch thanh toán
ở Việt Nam hiện nay.
Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng do sự đa dạng của các chủ thể tham gia
quan hệ thanh toán bằng tín dụng chứng từ cùng những khác biệt về tập quán
kinh doanh, ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa, pháp lý… và bản thân sự phức tạp
trong quy trình nghiệp vụ của cách này đã làm nảy sinh trên thực tế
một số lượng không nhỏ các vụ tranh chấp. Các tranh chấp phát sinh trong
giao dịch bằng tín dụng chứng từ thường liên quan đến các chủ thể không
cùng quốc tịch và chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau,
giải quyết tranh chấp phát sinh trong cách này cũng vì thế mà trở nên
phức tạp. Ở Việt Nam các tranh chấp trong hoạt động thanh toán bằng tín
dụng chứng từ diễn ra rất phổ biến song việc giải quyết tranh chấp còn nhiều
bất cập và chưa đáp ứng được đòi hỏi của các quan hệ kinh tế. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng lý do chủ yếu nhất là do các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động chứng từ
còn chưa rõ ràng và đầy đủ.
Nghiên cứu thực trạng các quy phạm được sử dụng để giải quyết tranh
chấp và từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn của
tranh chấp cũng như giải quyết hiệu quả các tranh chấp từ cách thanh
toán tín dụng chứng từ đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết mà thực tế đang
đặt ra. Vì lý do đó tui đã chọn: "Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh
trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam" làm đề tài
cho khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam cho đến nay thanh toán bằng thư tín dụng là một đề tài
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, bên cạnh các bài viết, bài
phân tích trên các tạp chí, có thể kể ra ở đây một số công trình nghiên cứu:
- "Vận dụng UCP 500 để giải quyết các tranh chấp trong thanh toán
xuất nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ", Luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Xuân Thu, 1998, Trường Đại học Ngoại thương. Với đề tài này, tác giả đi sâu vào phân tích những tranh chấp có thể có trong hoạt động thanh
toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ theo UCP và vận dụng những quy định
của UCP để giải quyết những tranh chấp đó.
- "Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam và thực tiễn
áp dụng", Luận văn thạc sĩ của Đỗ Văn Sử, 2004, Khoa luật Đại học Quốc gia
Hà Nội. Trong đề tài này tác giả đã tìm hiểu các quy định hiện hành về thanh
toán bằng thư tín dụng, so sánh đối chiếu với thông lệ quốc tế và tìm kiếm
giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thanh toán bằng tín dụng
chứng từ.
- "Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế", Luận văn thạc sĩ của Cao Xuân Quảng, 2008,
Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại đây tác giả đã nghiên cứu bản chất
của thư tín dụng, thực tiễn các tranh chấp phát sinh phổ biến từ đó đề ra
phương hướng về việc xây dựng một văn bản có tính pháp lý cao điều chỉnh
hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.
Các đề tài trên đã đóng góp những kết luận khoa học có giá trị trong
quá trình tìm hiểu cách thanh toán thú vị này, tuy nhiên vẫn chưa đi
sâu nghiên cứu những đặc trưng của tranh chấp trong thanh toán tín dụng chứng
từ cũng như thực trạng pháp luật giải quyết các tranh chấp này ở Việt Nam.
Vì thế tác giả nhận thấy đề tài nghiên cứu của mình là hoàn toàn cần thiết,
phù hợp với xu thế chung và không có sự trùng lặp trong quá trình nghiên cứu
so với những đề tài khác đã được đưa ra cho tới thời điểm hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khẳng định vai trò của phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ trong đời sống kinh doanh cũng như sự
tồn tại phổ biến của các tranh chấp về cách này trên thực tế, đồng
thời luận văn cũng chứng minh sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống quy
phạm pháp luật để giảm thiểu rủi ro xảy ra tranh chấp và giải quyết hiệu quả


Cn1F24eI1jHU0iT
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status