Phân loại thương nhân theo pháp luật Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đường lối đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng
từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) cho đến nay đã tạo ra
những chuyển biến mạnh mẽ có tác động tích cực đến mọi mặt đời sống kinh
tế - xã hội. Trong sự thành công này, pháp luật đã đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc tạo dựng nền tảng pháp lý cho sự chuyển đổi từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhiều văn bản pháp luật đã
dần được ban hành theo tư duy kinh tế thị trường, chẳng hạn như: Luật Thương
mại 1997 và tiếp theo đó là Luật Thương mại 2005 cùng với Luật Doanh
nghiệp 1999 và tiếp theo là Luật Doanh nghiệp 2005. Các đạo luật này đã
thừa nhận và thúc đẩy cho sự ra đời và lớn mạnh của một tầng lớp thương
nhân ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên các văn bản pháp luật này đã chứa
đựng những bất cập mà nay đang được nghiên cứu sửa đổi. Bản thân chúng
đã mâu thuẫn, chồng chéo không tạo thành một hệ thống thống nhất. Vì vậy
phần nào đó gây khó khăn cho thương nhân. Trong các bất cập đó cần kể
đến là quan niệm và phân loại thương nhân.
Đối với khoa học pháp lý, phân loại là một kỹ thuật quan trọng để
thiết kế các qui định pháp luật điều chỉnh đối với từng phân loại. Việc phân
loại thiếu chính xác đáng về mặt khoa học hay thực tiễn sẽ gây ra những bất
cập làm cho pháp luật khó đi vào đời sống xã hội. Ở một chừng mực nào đó
luật thương mại được coi là luật của các thương nhân. Do đó phân loại thương
nhân là một vấn đề pháp lý quan trọng giúp cho việc thiết qui chế pháp lý
đúng đắn và phù hợp cho từng loại thương nhân.
Vì vậy việc nghiên cứu để hoàn thiện các quy định của pháp luật về
thương nhân là một đề tài rất cần thiết - nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi
nước ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tham
gia tích cực vào quá trình tự do hóa thương mại quốc tế.
Xuất phát từ nhận thức trên, tui mạnh dạn chọn đề tài: "Phân loại
thương nhân theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
với mong muốn nghiên cứu có hệ thống về phân loại thương nhân, qua đó tìm
hiểu sâu về bản chất pháp lý của từng loại thương nhân ở nước ta hiện nay.
Từ việc nghiên cứu đó, tui xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về phân loại thương nhân ở nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định thương nhân là nội dung quan trọng của pháp luật thương
mại, được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên
cứu. Ở những phạm vi và mức độ khác nhau đã có những công trình đề cập
đến quy chế pháp lý về thương nhân, về doanh nghiệp, cụ thể như:
- "Giáo trình luật thương mại - phần chung và thương nhân" của
PGS.TS Ngô Huy Cương được xuất bản tại Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2013. Trong giáo trình này, tác giả đã phân tích tương đối hệ thống
những vấn đề lý luận về thương nhân, các loại thương nhân theo quan niệm
chung của các nền tài phán và theo quan niệm của pháp luật Việt Nam.
- "Chuyên khảo luật kinh tế" của PGS.TS Phạm duy Nghĩa được xuất
bản tại Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004. Cuốn chuyên khảo đã phân
tích, đánh giá về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
- "Giáo trình luật kinh tế Việt Nam" do PGS.TS Nguyễn Như Phát làm
chủ biên được xuất bản tại Nxb Tư pháp, Hà Nội, năm 2013. Trong giáo trình
(cụ thể: Chương 2), viết tổng quan về luật thương mại, đã trình những vấn đề
lý luận về luật thương mại mà trong đó tác giả đã trình bày khái quát về
thương nhân và hành vi thương mại.
- "Giáo trình luật thương mại" do TS. Bùi Ngọc Cường làm chủ biên
được xuất bản tại Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2008. Giáo trình đã phân tích,
bình luận lý thuyết về thương nhân, dấu hiệu xác định thương nhân, các loại
thương nhân theo pháp luật Việt Nam.
- "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh
nghiệp ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ luật học của Đồng Ngọc Ba, Trường Đại
học Luật Hà Nội, năm 2005. Luận án này đã phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn
của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp. Trong đó tác giả đã trình bày
cơ sở phân loại doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, hướng hoàn thiện
pháp luật về doanh nghiệp.
- "Các công ty trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ" của PGS.TS Lê
Hồng Hạnh đăng trên Tạp chí Luật học của Đại học Luật Hà Nội, số 2, năm
1994. Tác giả Lê Hồng Hạnh đã giới thiệu khái quát các loại hình công ty
trong hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ, qua đó có thể tham khảo để hoàn thiện
luật công ty ở Việt Nam.
- "Thương gia theo thương luật Hoa Kỳ" của TS. Trần Đình Hảo đăng
trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật của Viện Nhà nước và Pháp luật, số 2,
năm 2002. Tác giả giới thiệu khái quát về các loại hình công ty đối nhân và
đối vốn theo pháp luật của Hoa Kỳ nhằm cung cấp thông tin so sánh để học
hỏi kinh nghiệm nước ngoài nhằm hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam.
- "Sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: phân tích, bình luận và kiến
nghị" của PGS.TS Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 10 (266), Kỳ 2 - Tháng 05/2014. Bài viết này đã đưa ra phân tích và bình
luận một số đặc thù lớn của Luật Doanh nghiệp 2005 và của Dự thảo sửa
đổi đạo luật này mà trong đó có nêu ra quan điểm liên quan tới phân loại
thương nhân.
- "Dự án sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: Bình luận những vấn đề
pháp lý chủ yếu", của PGS.TS Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 13 (269), Kỳ 1 - Tháng 07/2014. Bài viết này đã lý luận sâu sắc
về ý nghĩa pháp lý của sự phân loại thương nhân thành thương nhân thể nhân
và thương nhân pháp nhân. Tuy nhiên không trình bày toàn bộ nội dung của
sự phân loại này.
Ngoài các công trình kể trên còn có những luận văn, luận án nghiên
cứu riêng về từng loại hình công ty.
Những công trình kể trên đã có những thành tựu quan trọng nhất liên
quan tới việc xây dựng pháp luật về thương mại ở Việt Nam. Tác giả luận văn
kế thừa những luận điểm khoa học của các công trình đó trong quá trình viết
luận văn. Tuy nhiên, đề tài mà tác giả nghiên cứu chuyên sâu về phân loại
thương nhân. Vì vậy, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
luận văn không hoàn toàn trùng lặp với các công trình đã công bố nêu trên.
3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn là làm rõ những vấn đề lý
luận về phân loại thương nhân để từ đó xem xét những bất cập chủ yếu của
luật thực định và kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan.
3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn
Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề pháp lý, không đi sâu nghiên
cứu các vấn đề kinh tế, xã hội liên quan tới thương nhân nói chung và phân
loại thương nhân nói riêng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp tới phân
loại thương nhân và các qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành về phân
loại thương nhân để kiến nghị sửa hoàn thiện pháp luật hiện hành. Luận văn
không phân tích sâu về lịch sử pháp luật liên quan và không nghiên cứu từng
hình thức thương nhân cụ thể trừ khi đề cập tới các vấn đề đó với tính cách là
một phương pháp để hướng tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cách thức phân loại chủ yếu về
thương nhân chia thương nhân thành: thương nhân thể nhân và thương nhân
pháp nhân. Luận văn không nghiên cứu các cách thức phân loại khác về


0VRVMGgZtndvX9t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status