Luận văn Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam - pdf 25

Link tải miễn phí luận văn

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP VÀ PHÁP LUẬT
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN
6
1.1. Tranh chấp lao động cá nhân 6
1.1.1. Khái niệm tranh chấp lao động cá nhân 6
1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp lao động cá nhân 14
1.2. Pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 17
1.2.1. Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 17
1.2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 20
1.2.3. Hệ thống cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 24
1.2.4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 35
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM
37
2.1. cách giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 37
2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân 39
2.2.1. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua Hòa giải
viên lao động
40
2.2.2. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án 42
2.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân ở Việt Nam 58
2.3.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua
Hòa giải viên lao động
58
2.3.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án 61
2.3.3. Một số nhận xét về thực trạng các quy định của pháp luật về
giải quyết tranh chấp lao động cá nhân ở Việt Nam
63
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
CÁ NHÂN
66
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao
động cá nhân
66
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân nhằm ổn định quan hệ lao động
66
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại
Tòa án cần tính đến yếu tố đặc thù của tranh chấp lao động
71
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân
76
3.2.1. Về các quy định pháp luật 76
3.2.2. Về tổ chức thực hiện 84
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù tranh chấp lao động cá nhân là loại tranh chấp lao động mang
tính chất đơn giản, quy mô nhỏ nhưng trên thực tế đây là loại tranh chấp phổ
biến, dễ xảy ra và chiếm đa số trong các tranh chấp lao động. Trong bối cảnh
của nền kinh tế thị trường hiện nay, khi các tranh chấp lao động phát triển cả
về số lượng, quy mô và hình thức thì các tranh chấp lao động cá nhân theo đó
cũng tăng nhanh ở hầu hết các thành phần kinh tế. Nếu có một cơ chế giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân thích hợp, thấu đáo thì không chỉ bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân người lao động mà còn góp phần
củng cố, bảo vệ các quan hệ sản xuất, thúc đẩy xã hội phát triển.
Cùng với những nỗ lực của Nhà nước và các nhà làm luật, các quy
định của pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đã
đạt được hoàn thiện đáng kể, tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết, phần nào đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được
thì việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân trong thực tế hiện nay còn gặp
một số vướng mắc mà nguyên nhân chính xuất phát từ những thiếu sót, mâu
thuẫn của các quy định pháp luật. Mặt khác, các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền còn lúng túng, sai sót trong việc giải quyết nên trong nhiều trường hợp
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động vẫn chưa được bảo vệ. Do vậy
việc nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn về tranh chấp lao động
nói chung và tranh chấp lao động cá nhân nói riêng nhằm khắc phục những
điểm yếu, những điểm không phù hợp với tình hình thực tế đã và đang là mối
quan tâm hàng đầu của các bên tham gia quan hệ lao động. Đây là một vấn đề
cấp bách đặt ra cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cũng là một nội dung
quan trọng để các nhà làm luật hết sức quan tâm.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status