Pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển và việc thực thi công ước Marpol 73/78 tại Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Luật quốc tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Chương 1: Khái quát chung về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển và công ước MARPOL 73/78: Tổng quan về ô nhiễm môi trường biển; Nội dung một số công ước quốc tế liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển; Một số nội dung cơ bản của công ước marpol 73/78 về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu. Chương 2: Pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam: Điều chỉnh của pháp luật đối với ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển; Pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển; Trách nhiệm thực thi Công ước; Thực thi pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam; Kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực thi công ước về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển của một số nước thành viên. Chương 3: Phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam hiện nay: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển; Giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công ước quốc tế và ngăn ngừa ô nhiễm biển tại Việt Nam
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG BIỂN VÀ CÔNG ƯỚC MARPOL 73/78
5
1.1. Tổng quan về ô nhiễm môi trường biển 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển 7
1.1.3. Nguy cơ ô nhiễm môi trường biển Việt Nam 11
1.1.4. Ô nhiễm môi trường biển do dầu 11
1.1.5. Ô nhiễm biển từ tàu, cảng biển và công trình biển 14
1.2. Nội dung một số công ước quốc tế liên quan đến ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường biển
16
1.2.1. Các Công ước quốc tế liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường biển
17
1.2.2. Các Công ước trực tiếp quy định về ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường biển từ tàu
20
1.3. Một số nội dung cơ bản của công ước marpol 73/78 về ngăn
ngừa ô nhiễm biển từ tàu
22
1.3.1. Khái quát chung về công ước 22
1.3.2. Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu từ tàu 24
1.3.3. Ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất lỏng độc hại chở xô gây ra 31 1.3.4. Ngăn ngừa ô nhiễm biển do chất độc hại đóng trong bao gói 32
1.3.5. Ngăn ngừa ô nhiễm biển do nước thải từ tàu 33
1.3.6. Ngăn ngừa ô nhiễm biển do rác từ tàu 34
1.3.7. Ngăn ngừa ô nhiễm không khí do tàu gây ra 35
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
BIỂN TẠI VIỆT NAM
36
2.1. Điều chỉnh của pháp luật đối với ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường biển
36
2.1.1. Nhu cầu điều chỉnh của pháp luật 36
2.1.2. Nguồn luật điều chỉnh ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển 37
2.1.3. Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật Việt Nam 37
2.2. Pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển 38
2.2.1. Các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các
quy định về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển
38
2.2.2. Các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh ngăn ngừa ô nhiễm
môi trường biển do dầu từ tàu
41
2.2.3. Quy định về kiểm tra, kiểm soát và chế tài áp dụng nhằm
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển
48
2.2.4. Các quy định về tổ chức, phối hợp thực hiện hoạt động ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường biển Việt Nam
50
2.3. Trách nhiệm thực thi Công ước 52
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong việc thực thi công ước 52
2.3.2. Áp dụng các quy định của công ước 53
2.4. Thực thi pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển ở
Việt Nam
54
2.4.1. Cơ chế tổ chức thực hiện 55
2.4.2. Yếu tố con người 58
2.4.3. Hệ thống pháp luật 59
2.4.4. Kiểm tra giám sát thực hiện công ước 61
2.4.5. Yếu tố kinh tế và trang thiết bị kỹ thuật 62 2.4.6. Hợp tác quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu với các nước 64
2.4.7. Những yếu tố tích cực và hạn chế còn tồn tại trong quá trình
thực hiện công ước
65
2.5. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực thi công ước về
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển của một số nước thành
viên
69
2.5.1. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật và thực thi công ước về
phòng chống ô nhiễm dầu của Trung Quốc
69
2.5.2. Pháp luật về bảo vệ môi trường biển của Singapore 73
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT VỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
77
3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường biển
77
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật 77
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường biển
81
3.1.3. Cơ chế tổ chức thực hiện 84
3.1.4. Kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật 85
3.1.5. Chính sách về con người 86
3.1.6. Hợp tác và thực hiện các công ước quốc tế liên quan đến ngăn
ngừa ô nhiễm biển
86
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công ước quốc tế
và ngăn ngừa ô nhiễm biển tại Việt Nam
87
3.2.1. Nâng cao năng lực thực thi công ước Marpol 73/78 và các
quy định về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam
87
3.2.2. Đề xuất các giải pháp nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển 91
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 104 1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam với bờ biển dài hơn 3.260 km và vùng biển rộng hơn một
triệu km2, cùng với hơn 3.000 đảo lớn nhỏ do vậy biển đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của đất nước nhưng chúng ta cũng
đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường biển đặc biệt là ô nhiễm do
dầu. Trong khi đó công tác ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển vẫn chưa
được quan tâm đúng mức, nếu để xảy ra ô nhiễm thì thiệt hại vô cùng to lớn
việc khắc phục hậu quả rất khó khăn đó là chưa kể chỉ một quốc gia nỗ lực là
không đủ mà cần có sự phối hợp cùng nhau ngăn ngừa ô nhiễm biển của cả
cộng đồng thế giới.
Ô nhiễm môi trường biển do việc khai thác dầu khí trên biển, rò rỉ dầu
từ dàn khoan cũng như các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu
hướng gia tăng cùng với sản lượng khai thác dầu khí trên biển gây ra các vệt dầu
loang trên mặt biển làm ngăn cản quá trình hòa tan oxy từ không khí, cặn dầu
lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển, nồng độ dầu cao trong nước
có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật biển. Ngoài ra hoạt động vận
tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển được
tổ chức môi trường thế giới thì ước tính hàng năm có khoảng 2,4 triệu tấn dầu
đổ ra biển, rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm
50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển nên nói đến ô nhiễm biển từ hoạt động vận
tải biển người ta thường nghĩ đến nguồn gây ô nhiễm biển do dầu.
Điển hình như: Vụ dầu tràn không rõ nguồn gốc vào bờ biển miền
Trung 02/2007 làm đen kịt các bãi biển du lịch trong đó đã vớt được 1.200 tấn
dầu, thiệt hại nặng nhất là tỉnh Quảng Nam với trên 600 tấn, lượng dầu này đã
tràn xuống tận Vũng Tàu - Côn Đảo; Ngày 02/10/2008, tàu New Oriental bị
chìm ở vùng biển tỉnh Phú Yên đã thu gom được khoảng 3.400 lít dầu FO; Ngày 17/06/2009 tàu Nhật Thuần bị nổ làm tràn gần 12.000 lít dầu ra khắp
mặt biển Bà Rịa - Vũng Tàu; Ngày 27/04/2010 tàu Biển Đông 50 bị chìm tại
biển Vũng Tàu làm dầu từ tàu chảy loang ra mặt biển, lúc xảy ra tai nạn, tàu
này chở 377 tấn dầu DO.
Để thực hiện được mục tiêu đảm bảo an toàn hàng hải và ngăn ngừa ô
nhiễm môi trường biển Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã xây dựng hàng
loạt các Công ước có nội dung điều chỉnh hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm biển
trong đó có Công ước Marpol 73/78 về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển từ
tàu. Việc gia nhập và thực thi nghiêm chỉnh Công ước quốc tế là một hướng
đi chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam để tạo
khung pháp lý toàn diện cho việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do tàu
thuyền gây ra. Bên cạnh tham gia các điều ước quốc tế phải đi liền với việc
thực thi có hiệu quả các điều ước, để phục vụ được mục tiêu phát triển đất
nước, thể hiện được ý thức trách nhiệm của Việt Nam trước cộng đồng quốc
tế đối với sự phát triển bền vững của môi trường toàn cầu.
Nhưng hiện tại Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác
đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện các
điều ước quốc tế về môi trường do trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển,
hệ thống pháp luật còn yếu kém, không tương thích để thực thi các điều ước
quốc tế đã tham gia theo nguyên tắc Pacta sunt servanda.
Thêm vào đó hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) tuy đã
có nhiều tiến bộ, song đến nay vẫn còn tản mạn, chồng chéo, mâu thuẫn về
chức năng, nhiệm vụ và khó áp dụng do đó hiệu quả ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường biển chưa cao. Còn thiếu các công trình nghiên cứu khoa học làm cơ
sở thực tiễn, lý luận cho việc xây dựng một hệ thống các quy phạm về ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường biển do dầu; vai trò của pháp luật trong hoạt động
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển còn chưa được đề cao; chưa xây dựng
được ý thức BVMT biển của cả cộng đồng; nhiều lĩnh vực, hoạt động gây ô
nhiễm biển còn chưa được điều chỉnh. Từ thực tế và những đòi hỏi này tác giả thấy rằng việc nghiên cứu kỹ
lưỡng nội dung các quy phạm pháp luật trong nước cũng như các quy định
của Công ước Marpol 73/78 là rất cần thiết tạo điều kiện, cơ sở thuận lợi cho
việc thực thi Công ước và tăng hiệu quả ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển
Việt Nam cũng như tạo cơ chế cho sự hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Do vậy tác giả đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường biển và việc thực thi công ước MARPOL 73/78
tại Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp Chương trình đào tạo Thạc sĩ luật học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do dầu đã được nhiều đề
tài nghiên cứu nhưng mới chỉ là những khái quát chung đối với những quy
định của pháp luật trong nước và Công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam
đã tham gia trong lĩnh vực phòng ngừa, xử lý và khắc phục ô nhiễm biển do
dầu như tác phẩm Bảo vệ môi trường biển - vấn đề và giải pháp của tiến sĩ
Nguyễn Hồng Thao... Có thể nói đến nay vẫn chưa có nhiều tài liệu đề cập
riêng đến hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu và
công tác tổ chức thực hiện Công ước Marpol 73/78 tại Việt Nam từ khi Công
ước này có hiệu lực. Vì vậy "Pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
biển và việc thực thi công ước MARPOL 73/78 tại Việt Nam" cần được đề cập
và nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu; chỉ ra những hạn chế, thiết
sót thông qua đó đề xuất những phương hướng, kiến nghị, giải pháp hoàn
thiện hệ thống pháp luật và nâng cao khả năng thực thi Công ước quốc tế về
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu
Với mục đích nói trên, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung
vào phân tích nội dung một số quy định chính của pháp luật Việt Nam điều
chỉnh hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm biển và nội dung cơ bản của Công ước
Marpol 73/78 về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu qua đó
đánh giá thực trạng và nêu ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện
pháp luật và thực thi Công ước hiệu quả tại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện
chứng để tiến hành nghiên cứu, cùng các phương pháp thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp để nghiên cứu làm rõ các nội dung, đạt được mục đích
của đề tài.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển và
công ước MARPOL 73/78.
Chương 2: Pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngăn ngừa
ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam hiện nay.


T9jg51Yr1h0eGbX

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status