Pháp luật Trung Quốc về biển đảo nhìn từ góc độ Luật pháp quốc tế và thực tiễn tranh chấp Biển Đông - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm ngay trên ngã tƣ hàng hải quốc tế, với vị thế là hành lang hàng hải
chiến lƣợc nối liền Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, Biển Đông đƣợc đánh
giá là vùng biển trọng yếu nhất trên thế giới. Không một vùng biển nào với
diện tích tƣơng đƣơng ¾ Địa Trung Hải lại có tầm quan trọng về phƣơng diện
giao thông nhƣ Biển Đông. Biển Đông còn đƣợc biết đến với nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Vai trò, vị trí
chiến lƣợc của Biển Đông gắn liền với lợi ích thiết thân của không chỉ các
quốc gia trong khu vực mà cả các cƣờng quốc lớn nhƣ Mỹ, Nhật Bản...
Chính vị trí chiến lƣợc và nguồn lợi lớn từ tài nguyên thiên nhiên
đã khiến Biển Đông rơi vào tầm ngắm của các quốc gia trong khu vực và các
cƣờng quốc trên thế giới. Các quốc gia đều nhận thức đƣợc rằng: “Ai kiểm
soát biển và đất liền thì thống trị châu Âu – châu Á, ai thống trị châu Âu –
châu Á sẽ kiểm soát vận mệnh của thế giới” [48].
Vùng biển này đƣợc đặt trong bố trí chiến lƣợc của các quốc gia. Nhằm
vƣơn tới những lợi ích kinh tế và đạt đƣợc những mục tiêu chính trị, các nƣớc
trong khu vực đã đƣa ra tuyên bố chủ quyền đối với một phần hay toàn bộ
Biển Đông. Thêm vào đó, vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung
Quốc, Philippines và nhiều nƣớc khác tại quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa đã
làm tăng thêm tính phức tạp, biến Biển Đông trở thành điểm nóng về an ninh,
chính trị. Những năm gần đây, chiến lƣợc tiến ra biển cả, mở rộng chủ quyền
trên biển và khai thác tài nguyên thiên nhiên biển phục vụ cho phát triển kinh
tế đất nƣớc luôn là mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc. Trung Quốc đã
cho ban hành một loạt văn bản pháp luật về biển, đảo để tạo cơ sở pháp lý,
hợp thức hóa các hoạt động của mình trên các vùng biển tranh chấp. Điều này
đã ảnh hƣởng trực tiếp tới chủ quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/2/2007 của Hội nghị lần thứ tƣ Ban
Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa 9 về Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm
2020 đã xác định: “Nhiệm vụ cơ bản, lâu dài và xuyên suốt là xác lập chủ
quyền đầy đủ, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán vùng biển, thềm lục địa, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
và các quần đảo, đảo khác thuộc chủ quyền nước ta. Nhiệm vụ trước mắt là
phải bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lợi ích quốc gia trên vùng biển, đảo, duy
trì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển”. Một trong những giải pháp đƣợc
đƣa ra đó là: “Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, nắm chắc luật pháp và tập
quán quốc tế để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các tranh chấp biển, đảo;
không để xảy ra các điểm nóng. Xây dựng cơ sở pháp lý và lịch sử để đấu
tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Từ
những quan điểm thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc và để thực
hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc ta đối với vấn đề phân định biển, bảo vệ
chủ quyền trên biển, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật biển của
các quốc gia hữu quan trong đó có Trung Quốc là vô cùng cần thiết.
Trong thực tiễn, tranh chấp trên Biển Đông, tranh chấp chủ quyền giữa
Việt Nam và Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trƣờng Sa đã kéo dài nhiều thập kỷ
làm ảnh hƣởng đến hòa bình, an ninh trong khu vực nói chung và ảnh hƣởng
đến mối quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng. Những
năm qua, hai nƣớc đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán tuy nhiên vẫn chƣa tìm
đƣợc tiếng nói chung. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu
pháp luật Trung Quốc về biển, đảo để bảo đảm giữ vững chủ quyền và lợi ích
quốc gia khi tiến hành các cuộc đàm phán với Trung Quốc thời gian tới.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật Trung Quốc
về biển, đảo cũng xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Từ khi
thành lập nƣớc đến nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đã luôn quan tâm tới vấn đề bảo
vệ chủ quyền trên biển, xây dựng pháp luật biển quốc gia tuy nhiên pháp luật
Việt Nam hiện hành còn bộc lộ một số hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu hệ
thống pháp luật Trung Quốc về biển, đảo, Việt Nam có thể tìm đƣợc những
phƣơng hƣớng xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong nƣớc phù hợp.
Có thể thấy, pháp luật Trung Quốc về biển, đảo đã tác động nhất định
tới cục diện tranh chấp Biển Đông, gây nên những ảnh hƣởng tiêu cực tới cục
diện chung và trực tiếp ảnh hƣởng tới quyền và lợi ích chính đáng của các bên
tranh chấp trong đó có Việt Nam. Từ chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, yêu
cầu của thực tiễn và yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam, việc nghiên cứu,
hệ thống hóa các văn bản pháp luật Trung Quốc về biển, đảo, phân tích, chỉ ra
những điểm không phù hợp với pháp luật quốc tế trong các văn bản pháp luật
Trung Quốc là cần thiết. Do đó, tui đã lựa chọn đề tài “Pháp luật Trung Quốc
về biển, đảo nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế và thực tiễn tranh chấp Biển
Đông” làm đề tài luận văn của mình.
2. Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn có nhiệm vụ:
 Khái quát, hệ thống hoá một số nội dung cơ bản của pháp luật Trung
Quốc về biển, đảo.
 Nghiên cứu nội dung các văn bản pháp luật Trung Quốc về biển, đảo.
 Phân tích, đánh giá các văn bản pháp luật Trung Quốc về biển, đảo
trong mối tƣơng quan với pháp luật quốc tế; Chỉ ra những chế định
không phù hợp với pháp luật quốc tế trong các văn bản pháp luật của
Trung Quốc.
 Đánh giá tác động của chính sách pháp luật biển Trung Quốc đối với
tranh chấp Biển Đông.
 Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của chính sách pháp luật
biển Trung Quốc đối với cục diện Biển Đông.
 Đƣa ra những đối sách cho Việt Nam nhằm hạn chế, giảm thiểu những
tác động tiêu cực của chính sách pháp luật Trung Quốc tới tranh chấp
Biển Đông.
 Nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, trên cơ sở đó đƣa
ra những kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
về biển, đảo.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, luận văn nghiên cứu hệ thống pháp luật về biển,
đảo của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong giai đoạn từ năm 1949 đến
nay và tập trung nghiên cứu những văn bản pháp luật về biển, đảo có liên quan
trực tiếp tới tranh chấp Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
o Phƣơng pháp duy vật biện chứng;
o Phƣơng pháp phân tích tổng hợp;
o Phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch;
o Phƣơng pháp thống kê;
o Phƣơng pháp so sánh;
o Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
truyền thống và hiện đại khác.
5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn trên cơ sở nghiên cứu những văn bản pháp luật chủ yếu của
Trung Quốc về biển, đảo đƣa đến một cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp

Khái quát, hệ thống hoá một số nội dung cơ bản của pháp luật Trung Quốc về biển, đảo. Nghiên cứu nội dung các văn bản pháp luật Trung Quốc về biển, đảo. Phân tích, đánh giá các văn bản pháp luật Trung Quốc về
biển, đảo trong mối tương quan với pháp luật quốc tế; Chỉ ra những chế định không phù hợp với pháp luật quốc tế trong các văn bản pháp luật của Trung Quốc. Đánh giá tác động của chính sách pháp luật biển Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của chính sách pháp luật biển Trung Quốc đối với cục diện Biển Đông. Đưa ra những đối sách cho Việt Nam nhằm hạn chế, giảm thiểu những tác động tiêu cực của chính sách pháp luật Trung Quốc tới tranh chấp Biển Đông. Nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về biển, đảo


tnzbfz292E380cp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status