Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tác động của chúng đối với Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật quốc tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do - FTA. Nghiên cứu thực trạng việc ký kết và gia nhập các FTA của Việt Nam và tác động của các FTA này đối với Việt Nam. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật của Việt Nam để tận dụng các lợi thế và hạn chế những tác động tiêu cực từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA)
MỞ ĐẦU
1. ính cấp thiết của đề tài
Năm 1994, Vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại (GATT) kết thúc thành công, thế giới đã chứng kiến
sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - một hệ thống thương
mại đa biên mới và hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay. WTO đã tạo ra một
động lực mới thúc đẩy sự phát triển của thương mại toàn cầu trong những
năm tiếp theo. Nhưng không được như sự mong đợi, WTO ngày càng tỏ ra
thiếu hiệu quả để tiến tới một môi trường thương mại thông thoáng và tự do
mang tính toàn cầu. Năm 2001, Vòng đàm phán Đô-ha đầy tham vọng của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) đã khởi động nhưng liên tục vấp phải những
trở ngại, thất bại và mất dần động lực. Ngay đến thời điểm này, triển vọng kết
thúc của Vòng đàm phán vẫn còn rất mờ mịt. Không một quốc gia thành viên
nào, dù là những thành viên trung thành nhất với Hệ thống thương mại đa
biên, còn đủ kiên nhẫn chờ đợi sự trở lại mạnh mẽ của WTO để rồi chấp nhận
đánh mất đi những cơ hội mở rộng thương mại, phát triển kinh tế. FTA nổi
lên như một cơ chế thay thế hữu hiệu. Xu thế đàm phán, thiết lập các khu vực
thương mại tự do trên thế giới liên tục được phát triển trong khoảng 10 năm
trở lại đây. Từ năm 2000 đến nay, thế giới đã có trên 300 thỏa thuận thiết lập
khu vực thương mại tự do (FTA) mới đã được đàm phán, ký kết hay đã đi
vào thực hiện. Các thỏa thuận FTA đang làm thay đổi đáng kể nền tảng
thương mại thế giới. Xu thế đó hấp dẫn hầu hết các quốc gia dù là nền kinh tế
phát triển hay đang phát triển.
Với Việt Nam, FTA không còn là một sân chơi mới mẻ. Chúng ta tham gia
AFTA từ năm 1996 và từ đó đến nay ta đã đàm phán, tham gia 7 FTA khu
vực và song phương với nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Một số thỏa
thuận mà Việt Nam tham gia thực chất đã có những cam kết hội nhập sâu hơn
rất nhiều so với các cam kết trong khuôn khổ gia nhập WTO vào năm 2007.
Trong giai đoạn tới, Việt Nam đang có cơ hội hội nhập sâu sắc hơn vào kinh
tế thế giới thông qua nhiều sân chơi phức tạp hơn đó là việc thực hiện Lộ
trình hướng đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, đàm phán Hiệp
định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định FTA song
phương Việt Nam – EU, Hiệp định FTA Việt Nam với Khu vực thương mại
tự do Châu Âu, FTA Việt Nam – Nga….Trong bối cảnh đó, nhận diện những
động cơ thực sự trong mỗi một cuộc đàm phán sẽ là chìa khóa để Việt Nam
có được kết quả đàm phán thành công, hiệu quả hơn, phục vụ tốt cho công
cuộc phát triển kinh tế.
Nhận thấy được tầm quan trọng và tác động mạnh mẽ của FTA đối với hoạt
động thương mại và sự phát triển của nên kinh tế, xu thế gia tăng các FTA
trên thế giới, đặc biệt tại khu vực ASEAN cũng như sự cần thiết phải nghiên
cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, tui đã quyết định lựa
chọn và nghiên cứu đề tài “Các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) và tác
động của chúng đối với Việt Nam” cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng ký kết, triển khai, chính sách và xu thế phát
triển của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và tác động của chúng đối
với Viêt Nam. Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc tận
dụng những cơ hội do FTA mang lại cũng như tránh hay hạn chế những tác
động tiêu cực có thể xảy ra.
3. ình hình nghiên cứu
Liên quan đến tác động của các FTAs đến nền kinh tế, đã có nhiều báo cáo,
bài viết, đề tài, công trình nghiên cứu dưới các góc độ, các ngành nghề khác
nhau. Tuy nhiên, chúng chưa hệ thống hoá được toàn bộ các tác động của
FTAs đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, có thể khẳng định đây là đề tài đầu
tiên nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối đầy đủ về thực trạng, các
giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện hơn nữa việc tận dụng các yếu tố tích cực
của FTAs đối với nền kinh tế cũng như hoàn thiện hơn nữa nội dung các
FTAs của Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vào thực trạng và xu thế phát triển của các
Hiệp định thương mại tự do FTA trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác
luận văn cũng đưa ra những phân tích đối với tác động của các FTA mà Việt
Nam đã và đang tham gia đàm phán ký kết đối với Việt Nam. Trong đó bao
gồm:
 Các FTA song phương giữa Việt Nam và một đối tác khác
o Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản
o Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chi-lê
 Các FTA nằm trong khuôn khổ là thành viên của ASEAN
o Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA)
o Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)
o Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)
o Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP).
o Hiệp đinh Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand
(AANZFTA)
o Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA)
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp
phân tích-tổng hợp, phương pháp diễn giải-quy nạp, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh đối chiếu… để đi từ nghiên cứu những diễn biến thực tế
đến khái quát và đưa ra đánh giá xu hướng chung. Bên cạnh đó, luận còn dựa
trên các quan điểm kinh tế, đường lối chính sách của các quốc gia liên quan
để làm sáng tỏ vấn đề. Luận văn cũng tham khảo ý kiến của một số chuyên
gia luật, kinh tế quốc tế nhằm đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do - FTA
- Chương 2: Thực trạng việc ký kết và gia nhập các FTA của Việt Nam và
tác động của các FTA này đối với Việt Nam
- Chương 3: Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật của
Việt Nam để tận dụng các lợi thế và hạn chế những tác động tiêu cực từ các
Hiệp định thương mại tự do (FTA)
Cuối cùng, tui trân trọng Thank Phó Giáo sư - Tiến sỹ Đoàn Năng đã tận tình
hướng dẫn tui trong suốt quá trình hoàn thành luận văn thạc sỹ này. tui cũng
gửi lời Thank đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa luật trường Đại học quốc gia
Hà Nội trong suốt hai năm học vừa qua đã truyền đạt và trang bị cho tui những
tri thức quý giá, không chỉ những kiến thức luật cơ bản, kiến thức chuyên môn
luật quốc tế mà còn cả những bài học đạo đức và kinh nghiệm sống quý
báu…làm hành trang cho tui vững bước vào tương lai. Thank gia đình và bạn
bè đã giúp đ , động viên tui trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
này.

Lmc0D5B0HP3708P

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status