Ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên trong thời kỳ hiện nay - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên, vai trò của thanh, thiếu niên trong thời kỳ hiện nay. Thực trạng nhận thức và ý thức pháp luật của thanh thiếu niên, nguyên nhân thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật; từ đó phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên. Nghiên cứu, xác định nội dung, hình thức giáo dục pháp luật phù hợp, đáp ứng yêu cầu về giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên hiện nay. Xây dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp có hiệu quả trong việc nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên
Chương 1: NHỮ NG VẤ N ĐỀ LÝ LUÂṆ CƠ BẢ N VỀ Ý THỨC
PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về ý thức pháp luật
1.1.1. Khái niệm và chức năng của ý thức pháp luật
1.1.1.1. Khái niệm ý thức pháp luật
1.1.1.2. Chức năng của ý thức pháp luật
1.1.2. Cơ cấu của ý thức pháp luật
1.1.3. Vai trò của ý thức pháp luật
1.1.3.1. Ý thức pháp luật và hoạt động xây dựng pháp luật
1.1.3.2. Ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về ý thức pháp luật của thanh,
thiếu niên
1.2.1. Khái niệm thanh, thiếu niên
1.2.1.1. Khái niệm thanh niên
1.2.1.2. Khái niệm thiếu niên
1.2.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của thanh , thiếu niên
1.2.3. Đặc điểm, vai trò ý thứ c pháp luâṭ của thanh thiếu niên và những
yếu tố tác đôṇ g đến ý thứ c pháp luâṭ của thanh thiếu niên
1.2.3.1. Những đăc̣ điểm cơ bản của yth́ ứ c pháp luâṭ của thanh thu niên iế 1.2.3.2. Các yếu tố tác đôṇ g đến ý thứ c pháp luâṭ của thanh thiếu niên
1.2.3.3. Vai trò ý thứ c pháp luâṭ của thanh thiếu niên trong viêc̣ thưc̣ hiêṇ
pháp luật và xây dựng lôi sôn g phù hơp̣ vớ i đaọ đứ c của ho ̣
Chương 2: THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦ A THANH
THIẾU NIÊN
2.1. Khái quát tình hình thanh, thiếu niên và hệ thông văn bản
pháp luật về thanh, thiếu niên
2.1.1. Khái quát tình hình thanh, thiếu niên và những vấn đề liên
quan đến thanh, thiếu niên
2.1.2. Hê ̣thống văn bản pháp luâṭ về thanh thiếu niên
2.1.2.1. Luâṭ thanh niên
2.1.2.2. Luâṭ bảo vê,̣ chăm sóc và giáo duc̣ trẻ em
2.1.2.3. Pháp luật hình sự về ngươi chưa thành niên phạm tội
2.1.2.4. Quy định của Bộ luật tô tụng hình sự đôi với ngươi chưa
thành niên phạm tội
2.1.2.5. Pháp luật xư lý vi phạm hành chinh đôi với ngươi chưa
thành niên
2.2. Thực trạng ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên
2.2.1. Tình hình vi phạm pháp luật và thực trạng nhận thức pháp
luâṭ của thanh thiếu niên
2.2.2. Nguyên nhân thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật
2.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân từ nhận thức và tâm lý
lứa tuổi)
2.2.2.2. Nguyên nhân khách quan
Chương 3: NHỮ NG GIẢI PHÁP CƠ BẢ N NHẰM NÂNG CAO Ý
THỨC PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN
3.1. Tinh tất yếu khách quan phải nâng cao ý thức pháp luật của
thanh, thiếu niên 3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức pháp luật của
thanh, thiếu niên thơi kỳ hiện nay
3.2.1. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật về
thanh thiếu niên (môi trương pháp lý thuận lợi cho sự hình
thành, phát triển và giáo dục nâng cao ý thức của thanh,
thiếu niên)
3.2.2. Giải pháp tăng cương và đổi mới giáo dục pháp luật cho
thanh thiếu niên theo hướ ng kết hơp̣ giáo duc̣ pháp luâṭ ,
giáo dục đạo đức và ky năng sông cho ho
3.2.4. Giải pháp xư lý nghiêm minh moi hành vi phạm pháp luật
nhằm nâng cao ý thứ c pháp luâṭ của thanh thiếu niên
3.2.5. Giải pháp khác trong việc nâng cao ý thức pháp luật của
thanh thiếu niên
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương 3
NHỮ NG GIẢI PHÁP CƠ BẢ NNHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT
CỦA THANH THIẾU NIÊN
3.1. TINH TẤ T YẾ U KHÁ CH QUAN PHẢ I NÂNG CAO Ý THƢ́ C PHÁ P
LUÂṬ CỦ A THANH THIẾ U NIÊN
Giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên là cần thiết ,
trước hết xuất phát từ v ai trò qua n troṇ g của thanh thiếu niên . Bác Hồ dạy:
"Kiến thiết cần có nhân tài". Hiện nay công cuộc đổi mới đất nước đang bước
vào thời kỳ công nghiệp hóa , hiện đại hóa và hôị nhâp̣ kinh tế quốc tế , con
người là nguồn lực chủ yếu và quyết định thành công. Đất nước đang và sẽ
cần nhiều những nhà khoa học giỏi, những nhà doanh nghiệp, những nhà tư
tưởng và chính khách tầm cỡ... Để đáp ứng yêu cầu thực tế này, chúng ta phải
tin cậy, tin tưởng và dựa vào sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ cán
bộ, sĩ quan, trí thức trẻ, những danh nhân trẻ của đất nước...
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Điều 66 nói về thanh niên: "Thanh niên được gia đình, nhà nước và xã hội tạo
điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về
đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa,
đi đầu trong công cuộc sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc".
Điều 16 Luật thanh niên năm 2005 quy định "Thanh niên có quyền và
nghĩa vụ trong việc nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân".
Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị khóa V về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên chỉ rõ: "Làm tốt công tác thanh niên là bảo
đảm sự phát triển không ngừng của chế độ ta, bảo đảm hiện tại cũng như tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam". Nghị quyết còn nhấn mạnh "Nhà
nước coi thanh niên là một bộ phận của chiến lược kinh tế-xã hội". Tiếp theo
tinh thần đó, Nghị quyết 25 Bộ Chính trị khóa VI nêu rõ: "Đảng, Nhà nước và
toàn dân ta phải hết lòng bồi dưỡng, phát huy tiềm năng và vai trò chủ động
của thanh niên trên mọi lĩnh vực của công cuộc đổi mới, coi đó là nhiệm vụ
ưu tiên trong chiến lược con người".
Không những thế, ý thức pháp luật là một trong những yếu tố quan
trọng trong việc hình thành nhân cách, xác lập lý tưởng, ý nghĩa cuộc sống,
các thang bậc giá trị, đồng thời điều chỉnh các hành vi sai lệch, chống các
biểu hiện tiêu cực ở mỗi cá nhân và xã hội, đặc biệt là ở thế hệ thanh, thiếu
niên trong thời kỳ hiện nay.
Ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý là bộ phận kiến trúc thượng tầng xã
hội, là một hình thái ý thức xã hội. Cũng như các hình thái ý thức khác, ý thức
pháp luật bao gồm trong nó các yếu tố được giáo dục và rèn luyện từ nhỏ,
được hình thành lưu lại trong trí nhớ, trong bộ óc nhạy cảm của thời niên
thiếu trở thành tri thức cơ bản khó phai mờ, được củng cố, hoàn thiện, nâng
cao trong suốt cuộc đời và nó trở thành những thói quen, hành vi tự giác sống,
làm việc theo pháp luật của mỗi công dân.
Để pháp luật ăn sâu, bám rễ vào cách sống, lối sống của cộng đồng xã
hội Việt Nam và trở thành chuẩn mực về nhân cách trong xử sự của mỗi
người công dân thì một trong những giải pháp quan trọng của Đảng, Nhà
nước ta đề ra là tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thanh, thiếu niên là đối tượng cơ bản, hết sức quan trọng của việc phổ
biến, giáo dục pháp luật, trước hết vì ý thức pháp luật được hình thành chủ
yếu trong lứa tuổi thanh, thiếu niên và được bổ sung hoàn thiện trong suốt quá
trình trưởng thành của con người; mặt khác, luật pháp đối với họ là mới mẻ
hơn đối với những đối tượng cao tuổi khác, đồng thời họ là lực lượng nhaỵ
cảm, năng động và dễ bị tổn thương nhất trong mối quan hệ với pháp luật.
Chình vì vậy, việc phổ biến, giáo dục không thể chỉ được thực hiện trong thời
gian ngắn mà phải được bồi đắp dần dần., thường xuyên, liên tục trong suốt
quá trình sống, đặc biệt là ở tuổi trẻ nhằm nâng cao ý thức pháp luật, hướng
tới xây dựng người công dân tốt cho xã hội. Ý thức pháp luật với chức năng
định hướng, điều chỉnh nhận thức và hành vi , là điều thanh thiếu niên không
thể thiếu trong một xã hội được vận hành bằng hệ thống các quy phạm pháp
luật. Việt Nam đang trên con đường xây dựng nhà Nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho
mỗi người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên - lứa tuổi dễ chịu những tác động
của tâm sinh lý dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật.
Thanh, thiếu niên đều có nhu cầu hiểu biết và nâng cao ý thức pháp
luật của mình nhằm thực hiện tốt hoạt động của mình trong cuộc sống và làm
việc, sản xuất và tự bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia và các quan hệ xã
hội. Nhu cầu có được thông tin pháp luật lại tỏ ra càng cần thiết đối với các
đối tượng thanh niên; tình trạng thiếu hiểu biết về pháp luật của thanh niên
cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho thanh niên trong cuộc sống; thanh niên
chưa tạo được thói quen thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, sử dụng những
quyền và nghĩa vụ pháp lý đó trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
dẫn đến dễ bị người khác lợi dụng, lạm dụng gây thua thiệt cho chính bản
thân. Rất nhiều vụ bạo hành, lạm dụng sức lao động, lôi kéo dụ dỗ thanh niên
vi phạm pháp luật mà chính bản thân thanh, thiếu niên do không có thông tin
về pháp luật đã không ý thức được, không tự bảo vệ được chính bản thân hoặc
vi phạm pháp luật.
Như vậy, cần tăng cường giáo dục nâng cao ý thức pháp luật đối
với thanh, thiếu niên, xuất phát từ yêu cầu xây dựng pháp luật đối với thanh,
thiếu niên và tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật của đất nước hiện nay.
Mục đích của việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên
hình thành hệ thống tri thức pháp luật - gọi là mục đích gần: nâng cao sự am
hiểu pháp luật; hình thành lòng tin pháp luật - mục đích trung gian; hình


H6rA4m13xs4K4Zk
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status