Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày cơ sở lý luận của pháp luật về viên chức; chỉ ra sự khác biệt giữa viên chức với cán bộ, công chức. Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về viên chức ở Việt Nam. Đưa ra quan điểm và giải pháp hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về viên chức trong thời kỳ hội nhập ở Việt Nam
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua hơn 20 năm kể từ Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI (1986) của Đảng. Với tinh thần đổi mới, Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang từng bước đổi mới, hoàn thiện, nhằm
đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa được thực hiện tương đối đồng bộ, từ cải cách bộ máy nhà nước, cải
cách hành chính, cải cách tư pháp đến xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật
đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước, cung ứng các dịch vụ công trong điều kiện
kinh tế thị trường phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tổ chức và hoạt động của Nhà
nước Việt Nam còn nhiều hạn chế, trong đó có lĩnh vực viên chức. Việc tổ
chức hoạt động cung cấp các dịch vụ công chưa hiệu quả, hiệu lực thấp, chưa
đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu của nhân dân, mà ở đây còn
có nguyên nhân là một bộ phận viên chức năng lực, phẩm chất chưa đáp ứng
được các yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới, của quá trình hội nhập khu vực
và quốc tế.
Một trong những nguyên nhân quan trọng của tình hình trên là: ở nước
ta, pháp luật về viên chức đến nay chưa đầy đủ, còn nhiều vấn đề chưa được
điều chỉnh rõ ràng như: các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của
viên chức, về các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức, các
nguyên tắc quản lý viên chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức... Vì vậy
chưa có một hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ, hoàn thiện để xây dựng và đánh
giá năng lực của đội ngũ viên chức.
Qua hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh Cán bộ - công chức, đội ngũ
viên chức đã được nâng cao và phát triển về số lượng, chất lượng, từng bước
đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân. Nếu năm 2006, tổng số viên chức
của hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập là 1.435.000 người, đến nay đã
lên khoảng 1.650.000 người. Khi pháp luật về viên chức được xây dựng, ban
hành đầy đủ, đội ngũ viên chức sẽ có điều kiện phát triển mạnh hơn. Đồng
thời, hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ viên chức sẽ được khẳng định hơn
trong xã hội, qua đó hạn chế những tiêu cực, giảm các biểu hiện về thiếu tinh
thần trách nhiệm trong phục vụ người dân, yếu kém về năng lực và trình độ
nghề nghiệp ở một bộ phận viên chức sự nghiệp và hạn chế tình trạng phiền
hà, sách nhiễu người dân vốn tồn tại nhiều năm qua trong đội ngũ viên chức.
Mặt khác, bước sang thế kỷ XXI, sự phát triển kinh tế - xã hội trong
nước và quốc tế buộc nhà nước phải có sự chuyển đổi nhiệm vụ, chức năng, tổ
chức thực hiện cung cấp các dịch vụ công trong các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo,
y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, lao động -
thương binh và xã hội, thông tin - truyền thông và các lĩnh vực khác theo
hướng hiện đại, năng động và nâng cao chất lượng phục vụ người dân được tốt
hơn. Xã hội đòi hỏi việc cung cấp các dịch vụ công phải được thực thi nhanh
chóng, chất lượng, hiệu quả cao hơn; cần có đội ngũ viên chức với những phẩm
chất tương thích với nền kinh tế thị trường. Điều này tất yếu đòi hỏi phải hoàn
thiện pháp luật đối với viên chức hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp công
lập.
Theo dự báo, trong tương lai, đội ngũ viên chức sẽ lên đến hàng triệu
người, mới có thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhân dân, phục vụ cộng
đồng ở các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể
dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin - truyền
thông, tài nguyên - môi trường…
Vì vậy, việc chọn đề tài: "Pháp luật về viên chức ở Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập" làm đề tài luận văn cao học luật là đáp ứng nhu cầu thực
tiễn đang đặt ra hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những năm gần đây, ở Việt Nam việc nghiên cứu pháp luật về cán bộ,
công chức nói chung và viên chức nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu và đã có một số công trình khoa học được công bố. Các công trình
này chủ yếu đề cập những vấn đề cơ bản của cán bộ, công chức như: cán bộ,
công chức; đặc điểm của cán bộ, công chức; phân loại công chức...
- Tô Tử Hạ: "Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Tác giả đã giới thiệu
khái quát về hệ thống công vụ một số nước trên thế giới, có so sánh với pháp
luật cán bộ, công chức Việt Nam. Tác giả tập trung phân tích về nghĩa vụ,
quyền lợi công chức, tiêu chuẩn công chức, tuyển dụng, quản lý, sử dụng,
đánh giá công chức.
- Phạm Hồng Thái: "Cán bộ, công chức", Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004.
Công trình này đã giới thiệu các quan niệm khác nhau về công vụ, xác định
công vụ phải gắn với quyền lực nhà nước; bình luận các quy định pháp luật về
công chức; đưa ra quan niệm về công chức; có những nhận xét đánh giá khái
quát pháp luật về công vụ, công chức ở nước ta từ năm 1945 đến năm 2004.
- Nguyễn Đăng Dung: "Công chức và cải cách bộ máy hành chính
nhà nước", Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 9, 2006. Nêu những đặc điểm cần
có của công chức như: có chuyên môn, nghiệp vụ, thực thi công vụ liên tục,
không phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, xã hội...
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề
công vụ, công chức: "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", của



VihaIv1dk5jLmrq
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status