Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Tổng quan về quản lý nhà nước, quỹ tín dụng và một số vấn đề về hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tìm ra nguyên nhân nếu hoạt động Quỹ tín dụng chưa đạt hiệu quả cao. Đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động QTDND phù hợp với thực trạng hoạt động tín dụng và điều kiện phát triển của Bắc Ninh: Đổi mới phương pháp triển khai cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật; Kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ tại Chi nhánh; Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước của Chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Ninh đối với các QTDND; Đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát các QTDND; Tăng cường vai trò định hướng, hỗ trợ hoạt động cho các QTDND; Đổi mới mô hình Quỹ tín dụng nhân dân; Nâng cao trách nhiệm về cấp và thu hồi giấy phép hoạt động các QTDND theo thẩm quyền; Nâng cao chất lượng thu thập thông tin và tổng hợp báo cáo trên địa bàn

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU... 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN.. 5
1.1. Khái lược về quản lý nhà Nước .. 5
1.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước 5
1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước 6
1.2. Khái lược về Quỹ tín dụng nhân dân. 9
1.2.1. Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân 9
1.2.2. Đặc điểm Quỹ tín dụng nhân dân 11
1.2.3. Vị trí, vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân 12
1.2.4. Các hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.. 14
1.3. Các hình thức quản lý nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân15
1.3.1. Sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước.. 15
1.3.2. Sự quản lý của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương . 28
1.3.3. Sự quản lý của Uỷ ban nhân dân các cấp ... 29
1.4. Cơ sở lý luận và Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hệ thống Quỹ
tín dụng nhân dân.. 31
1.4.1. Nội dung pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động của Quỹ tín
dụng nhân dân ... 31
1.4.2. Đánh giá việc ban hành và áp dụng Pháp luật về quản lý nhà nước đôi với
QTDND 33
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH ... 35
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng nhân
dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh... 35
2.1.1. Giai đoạn thí điểm (1995 - 1999) 35
2.1.2. Giai đoạn tiếp tục củng cố và phát triển (2000 - 2012)... 37
2.2. Những kết quả trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống
Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .. 41
2.2.1. Hoạt động quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tín dụng
nhân dân Trung Ương và Uỷ ban nhân dân các cấp.. 41
2.2.2. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân 45
2.3. Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống
Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .. 47
2.3.1. Công tác tham mưu, triển khai văn bản quy phạm pháp luật... 47
2.3.2. Quản lý công tác huy động vốn .. 49
2.3.3. Quản lý hoạt động sử dụng vốn và an toàn vốn... 50
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện. 55
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH.. 63
3.1. Các quan điểm và định hướng đổi mới hoạt động quản lý nhà nước
đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 63
3.1.1. Đổi mới phù hợp với tiềm năng và định hướng phát triển tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2011- 2016 ... 63
3.1.2. Định hướng đổi mới của Chính phủ đối với hệ thống quỹ tín dụng
nhân dân... 64
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối
với hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân... 65
3.2.1. Đổi mới phương pháp triển khai cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật 65
3.2.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ tại Chi nhánh.67
3.2.3. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước của Chi nhánh NHNN tỉnh Bắc
Ninh đối với các QTDND. 69
3.2.4. Đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát các QTDND .. 70
3.2.5. Tăng cường vai trò định hướng, hỗ trợ hoạt động cho các QTDND 74
3.2.6. Đổi mới mô hình Quỹ tín dụng nhân dân 77
3.2.7. Nâng cao trách nhiệm về cấp và thu hồi giấy phép hoạt động các
QTDND theo thẩm quyền. 80
3.2.8. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin và tổng hợp báo cáo trên địa bàn 82
KẾT LUẬN. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 89

1
MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế xã hội nông thôn, Ban
Bí thư Trung ương Đảng đã cho chủ trương thí điểm thành lập mô hình Quỹ
tín dụng nhân dân. Ngày 27/7/1993 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
390/TTg cho phép triển khai Đề án thí điểm thành lập QTDND. Sau hơn 14
năm triển khai đến nay đã thực hiện được mục tiêu hình thành và phát triển
mô hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tín dụng trên địa bàn nông thôn.
QTDND được thành lập và hoạt động chủ yếu ở địa bàn xã, phường, thị trấn
đã khai thác được nguồn vốn tại chỗ góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản
xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống của thành viên, góp phần thực hiện mục
tiêu xoá đói giảm cùng kiệt và hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn. Những kết
quả đã đạt được trong quá trình thí điểm đã khẳng định chủ trương đúng đắn
về phát triển mô hình QTDND.
Đảng ta đã khẳng định, QTDND là một loại hình tổ chức tín dụng hợp
tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên,
nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực
hiện có hiệu quả các loại hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống,
hoạt động của QTDND phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ để phát
triển. Chỉ thị số 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ trước
mắt và lâu dài phải củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, với 26 QTDND cơ sở và chi nhánh QTDND
Trung ương hoạt động trên khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Hệ thống
QTDND tỉnh Bắc Ninh đó và đang có những đóng góp tích cực vào phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

mi559zdnSaFasj4

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status