Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Trong những năm gần đây, mua bán ngƣời (MBN) đã trở thành một vấn
nạn, gây nhiều bức xúc trong xã hội ở nƣớc ta. Tình hình tội phạm MBN diễn
biến ngày càng nghiêm trọng, tính chất và thủ đoạn hoạt động của bọn tội
phạm ngày càng phức tạp, tinh vi. Tội phạm MBN hoạt động dƣới nhiều hình
thức ngày càng đa dạng, nhiều trƣờng hợp có tổ chức chặt chẽ, có sự móc nối
với các tổ chức tội phạm ở nƣớc ngoài (mang tính chất xuyên quốc gia).
Nhận thức rõ sự nguy hiểm của tội phạm MBN, Đảng và Nhà nƣớc ta
rất quan tâm đến việc phòng, chống loại tội phạm này. Nhiều chính sách,
pháp luật đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ban hành nhằm phòng ngừa, ngăn chặn,
trừng trị tội phạm MBN. Một bộ máy tổ chức có sự tham gia của cả hệ thống
chính trị từ trung ƣơng đến địa phƣơng cũng đã đƣợc thiết lập cho công tác
này. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp tuyên
truyền, giáo dục trong nhân dân về các hành vi, thủ đoạn của những kẻ MBN,
đồng thời có các biện pháp giúp đỡ những nạn nhân bị mua bán phục hồi, hoà
nhập cộng đồng. Nhà nƣớc cũng đã phối hợp với các tổ chức quốc tế và các
quốc gia, đặc biệt là các nƣớc trong khu vực, để triển khai nhiều dự án hợp tác
về phòng, chống buôn bán ngƣời.
Nhờ những nỗ lực nêu trên, trong những năm gần đây, công tác phòng,
chống mua bán ngƣời (PCMBN) ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích
cực, tệ nạn MBN đã từng bƣớc đƣợc ngăn chặn. Tuy nhiên, trên thực tế tình
trạng MBN ở nƣớc ta vẫn đang diễn biến nghiêm trọng và phức tạp, đòi hỏi
cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các cơ chế pháp lý về phòng chống tệ
nạn này ở tất cả các cấp, đặc biệt là ở cấp địa phƣơng.
Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở phía Bắc Miền Trung, diện tích tự nhiên
11.116,34km vuông, chiếm 3,25 % tổng diện tích tự nhiên của cả nƣớc. Địa

hình Thanh Hoá rất phức tạp, thấp dần từ phía Tây sang phía Đông, vùng
miền núi, trung du chiếm phần lớn diện tích của tỉnh. Đồng bằng Thanh Hoá
lớn nhất khu vực miền Trung và lớn thứ 3 của cả nƣớc. Thanh Hoá có 27 đơn
vị hành chính trực thuộc, gồm một thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 24
huyện; có 639 đơn vị hành chính cấp xã. Theo kết quả điều tra dân số năm
2013, Thanh Hoá có 3,62 triệu ngƣời, đứng thứ 3 trong cả nƣớc, chỉ sau
Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội. Tỉnh Thanh Hóa có 7 dân tộc
chủ yếu là Kinh, Mƣờng, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú, dân cƣ phân bố
không đều giữa các vùng miền.
Trong những năm qua, công tác PCMBN luôn đƣợc các cấp ủy Đảng,
chính quyền tỉnh Thanh Hóa quan tâm, chỉ đạo thực hiện nên đã đạt đƣợc
nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do nhận thức pháp luật của ngƣời
dân còn hạn chế cùng với những khó khăn về kinh tế và công tác tổ chức thực
hiện pháp luật về PCMBN còn chƣa đồng nhất; nên Thanh Hóa hiện vẫn là
một trong những “điểm nóng” về tình trạng MBN trên cả nƣớc.
Là một cán bộ công tác và sinh sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tác
giả nhận thấy có nhiều bất cập, hạn chế trong công tác PCMBN ở địa phƣơng
và luôn trăn trở với các câu hỏi: Làm thế nào để thực hiện tốt pháp luật về
phòng, chống mua bán người? Liệu có giải pháp nào để thực hiện pháp luật
về phòng, chống mua bán người có hiệu quả hơn ở tỉnh Thanh Hóa? Vì vậy,
tác giả đã chọn đề tài "Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực
tiễn ở tỉnh Thanh Hóa" để làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
MBN là một vấn đề xã hội bức xúc nên trong thời gian qua việc phòng,
chống tệ nạn này ở nƣớc ta đã đƣợc nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm
nghiên cứu. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về PCMBN từ nhiều
góc độ và lĩnh vực khác nhau đƣợc công bố ở nƣớc ta, trong đó tiêu biểu nhƣ:
- Lê Thị Quý, Phòng chống buôn bán phụ nữ các tỉnh phía Bắc Việt
Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1999.
- Lê Thị Quý: Vấn đề ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam,
Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2000.
- Lê Thị Quý, „Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới‟,
Nxb Phụ nữ, HN, 2005.
- Vũ Ngọc Bình: "Phòng, chống buôn bán và mại dâm trẻ em", Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2002.
- Chu Thị Thoa, "Hoàn thiện pháp luật phòng, chống mua bán phụ nữ,
trẻ em ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2002.
- Nguyễn Quang Dũng: "Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ qua biên
giới nƣớc ta và hoạt động phòng ngừa của bộ đội biên phòng", Tạp chí Công
an nhân dân, số 7, 2003.
- Đặng Xuân Khang: "Tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới
Việt Nam - thực trạng và giải pháp", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ
Công an, 2004.
- Nguyễn Thị Lan: “Bàn về tội mua bán ngƣời trong dự thảo Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 1999”, Tạp chí Khoa học, Luật
học, ĐHQGHN, số 25, 2009.
Các công trình nêu trên đã cung cấp một khối lƣợng kiến thức, thông
tin lớn về PCMBN ở các góc độ, cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chƣa có công trình nào tập trung đề cập đến thực trạng pháp luật về
PCMBN ở cấp địa phƣơng nói chung, cũng nhƣ ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Thêm vào đó, hầu hết các công trình nghiên cứu nói trên đều đƣợc thực hiện
và công bố trƣớc khi Luật PCMBN đƣợc thông qua và có hiệu lực (năm 2011)
nên có nhiều thông tin, kiến thức và nhận định không còn phù hợp. Vì vậy,

vẫn cần có thêm những công trình nghiên cứu nữa về PCMBN ở nƣớc ta, đặc
biệt là những nghiên cứu tiếp cận, khảo sát thực trạng vấn đề ở cấp địa
phƣơng. Đề tài “Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở
tỉnh Thanh Hóa” đƣợc thực hiện nhằm góp phần khỏa lấp khoảng trống đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là cung cấp một cái nhìn tổng thể và chi tiết về
thực trạng công tác PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa, qua đó đề xuất những quan
điểm và giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật về PCMBN
của tỉnh, đồng thời cũng là những gợi ý cho việc nâng cao hiệu quả công tác
PCMBN ở các địa phƣơng khác trên cả nƣớc.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích làm rõ những cơ sở lý luận của công tác PCMBN, cũng nhƣ
khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về PCMBN ở tỉnh
Thanh Hóa; làm rõ không chỉ những thành tựu mà cả những tồn tại, hạn chế
trong công tác này; đồng thời phân tích chỉ ra nguyên nhân của những thành
tựu và tồn tại, hạn chế đó.
- Trên cơ sở những điểm nêu trên, đề xuất những quan điểm và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về PCMBN ở tỉnh Thanh
Hóa trong những năm tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là thực trạng thực hiện pháp luật về
PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa, cụ thể là cơ sở lý luận, pháp lý và những biện
pháp mà các cơ quan, ban ngành trong tỉnh đã áp dụng để ngăn ngừa và xử lý
tội phạm MBN, kết quả đã đạt đƣợc trong công tác này, những tồn tại, hạn
chế, nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và giải pháp khắc phục.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phù hợp với những yêu cầu của một luận văn thạc sĩ, tác giả đặt ra
những giới hạn cho nghiên cứu này nhƣ sau:
- Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu các biện pháp thực hiện
pháp luật về PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa. Vì thế, luận văn không phân tích chi
tiết mà chỉ đề cập khái quát đến khuôn khổ pháp luật quốc tế và quốc gia về
PCMBN để làm nền tảng cho việc nghiên cứu việc thực hiện khuôn khổ đó ở
tỉnh Thanh Hóa.
- Về địa lý, luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về
PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa mà không mở rộng đến công tác PCMBN trên
phạm vi cả nƣớc hay ở các địa phƣơng khác.
- Về thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện
pháp luật về PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 2008 đến nay mà không mở
rộng đến việc thực hiện công tác này ở tỉnh những năm trƣớc đó. Đây là
khoảng thời gian chuyển tiếp trong đó có một sự thay đổi lớn về khuôn khổ
pháp lý của nƣớc ta về PCMBN, với sự ra đời của Luật PCMBN năm 2011.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn áp dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ
bản của Đảng và nhà nƣớc ta về Nhà nƣớc, pháp luật và về PCMBN.
Cơ sở lý luận nêu trên là nền tảng để nghiên cứu thực tiễn thực hiện
pháp luật về PCMBN ở tỉnh Thanh Hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: thống kê,
tổng hợp, phân tích, so sánh… để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

2RyM2Q7T9jqp9qG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status