Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị Công ty cổ phần - pdf 25

Link tải miễn phí luận văn


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hình thức CTCP ra đời là một tất yếu trong quá trình vận động của nền kinh
tế, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong việc huy động vốn từ nhiều
nguồn khác nhau để mở rộng quy mô kinh doanh. Ở Việt Nam, kể từ khi Đảng và
Nhà nước chủ trương thực hiện đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra cơ hội, và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân
phát huy khả năng sản xuất kinh doanh. Từ đó, hình thức CTCP ngày càng phổ biến
và chứng minh được vai trò tích cực của nó trong nền kinh tế. Để phát huy thế mạnh
của hình thức công ty này trong nền kinh tế thì trước hết trong nội tại CTCP phải
hoạt động có hiệu quả, mà vấn đề được quan tâm đầu tiên là quản trị CTCP, tổ chức
quản lý trong chính nội bộ công ty. Nhận thức vai trò quan trọng của yếu tố quản trị
trong CTCP, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có nhiều chế định liên quan, tạo cơ
sở pháp lý chung để những nhà quản lý DN áp dụng vào thực tiễn công ty mình,
nhằm làm cho bộ máy CTCP vận hành có hiệu quả.
Tiếp thu kinh nghiệm pháp luật công ty của các nước phát triển trên thế giới,
trong thời gian qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong nhận thức và
thực tiễn thi hành pháp luật, nếu so sánh với những quy định về CTCP nói chung và
vấn đề quản trị CTCP nói riêng thì pháp luật của nước ta đã có cách tiếp cận và phát
triển khá bài bản, đã giải quyết được những yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước và nhu cầu mở rộng, hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng cao, pháp luật về quản trị CTCP đang bộc lộ nhiều vấn đề
chưa hoàn thiện. Nhiều vụ việc tranh chấp nội bộ, nhiều hành vi lợi dụng vai trò,
ảnh hưởng của người quản lý để trục lợi, làm thiệt hại đến lợi ích của cổ đông vẫn
xảy ra thường xuyên mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những bất cập và thiếu
sót của pháp luật về quản trị CTCP. LDN 2014 đã có nhiều đổi mới về vấn đề quản
trị CTCP nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện, nhiều bất cập từ LDN 2005
vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung tr

iệt để, đặc biệt cần đồng bộ LDN 2014 với các văn bản luật chuyên ngành, văn
bản dưới luật để tạo thành một hệ thống thống nhất. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu
nhằm hoàn thiện vấn đề pháp lý liên quan đến quản trị CTCP trong giai đoạn này là
việc làm cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
quản trị CTCP” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Bằng việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về
quản trị CTCP về phương diện lý luận cũng như trong thực tiễn thi hành, luận văn
tập trung phân tích những điểm bất cập, hạn chế, những điểm chưa phù hợp trong
quy định của pháp luật hiện hành qua đó kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về
quản trị CTCP ở Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục đích tổng quát đề ra, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề chung về quản trị CTCP, cơ sở lý luận và
thực tiễn cho việc hoàn thiện vấn đề quản trị CTCP ở Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá quy định pháp luật về quản trị CTCP ở Việt Nam và thực
tiễn thi hành các quy định này trên thực tế;
- Tìm hiểu bộ phận pháp luật tương ứng của một số quốc gia trên thế giới trong
mối tương quan, so sánh với pháp luật Việt Nam về quản trị CTCP;
- Chỉ ra những yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện quy định pháp luật về
quản trị CTCP và đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
vấn đề này.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về CTCP nói chung và quản trị CTCP nói riêng là vấn đề được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
- Luận văn thạc sỹ luật học, “Chế độ pháp ly về quản trị CTCP theo LDN”
(2006) của Trần Lương Đức, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn tập
trung làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn của quy định pháp luật về quản trị CTCP của Việt Nam theo quy định của LDN 2005. Trong luận văn này, đã có sự so
sánh giữa LDN 1999 và LDN 2005, phân tích chỉ ra những điểm mới, tiến bộ của
LDN 2005 về quản trị CTCP và đề xuất các giải pháp đề áp dụng pháp luật trong
thực tiễn.
- Luận văn thạc sĩ luật học, “Pháp luật về quản ly nội bộ trong CTCP ở Việt
Nam” (2002) của Lưu Tiến Ngọc, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Trong
luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý như cơ cấu quản lý
nội bộ, vốn, cổ đông của quản trị nội bộ CTCP theo LDN 1999 trên cơ sở so sánh,
đối chiếu với quy định về quản trị CTCP trong pháp luật của một số nước trên thế
giới, từ đó kiến nghị một số nội dung cần hoàn thiện về CTCP ở Việt Nam, tiếp cận
từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
- Sách: “LDN bảo vệ cổ đông pháp luật và thực tiễn” (2011) của TS. Bùi Xuân
Hải. Cuốn sách này tập trung phân tích làm rõ thực trạng pháp luật về quyền của cổ
đông, cách thức và biện pháp bảo vệ cổ đông CTCP trên cơ sở có so sánh với pháp
luật của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung LDN
năm 2005 nhằm tăng cường bảo vệ cổ đông CTCP.
- Bài viết “Một số so sánh về CTCP theo LCT Nhật Bản và LDN Việt Nam”,
của Nguyễn Thị Lan Hương, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 25/2009; Bài báo cáo
“Một số vấn đề về mô hình quản trị công ty trên thế giới và Việt Nam”, của TS. Bùi
Xuân Hải, Hội thảo khoa học: Pháp luật về quản trị công ty - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn, 2011; Bài viết: “So sánh cấu tŕc quản trị công ty điển hình trên thế
giơi” của TS. Phạm Văn Tuyết, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2006; Bài viết “Tạo
thuận lợi hơn cho việc thực hiện quyền cổ đông trong Luật Liên minh châu Âu và
luật Đức - Kinh nghiệm cho Việt Nam”, của Phan Huy Hồng, Tạp chí khoa học
pháp lý, tháng 3/2010;...
Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật về quản trị
CTCP ở Việt Nam, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu phân tích làm
rõ một số khía cạnh pháp lý trong quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của
CTCP, quyền và nghĩa vụ của cổ đông CTCP, cơ cấu tổ chức ĐHĐCĐ, HĐQT,
BKS... Tuy nhiên, các vấn đề trên mới được đề cập dưới góc độ của LDN 2005 và
các văn bản hướng dẫn thi hành nên chưa làm rõ được những vấn đề cần hoàn thiện
của hệ thống pháp luật về quản trị CTCP sau khi LDN 2014 được thông qua. Vì
vậy, đề tài đi sâu nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về
quản trị CTCP, tuy nhiên tập trung nghiên cứu toàn diện những hạn chế, bất cập
trong quy định pháp luật Việt Nam theo LDN 2014 về quản trị CTCP trên cơ sở so
sánh, đối chiếu với các quy định của LDN 2005, các quy định pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
CTCP với tư cách là một loại hình kinh doanh trong nền kinh tế là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Do đó, luận văn không tập trung
nghiên cứu về vấn đề quản trị CTCP dưới góc độ của khoa học kinh tế mà chỉ
nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý. Theo cách tiếp cận của luận văn, tác giả
không nghiên cứu toàn bộ các vấn đề pháp lý về quản trị CTCP mà chỉ tập trung
vào các quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là LDN 2014 về quản trị CTCP
trên cơ sở phân tích, đánh giá pháp luật thực định và thực tiễn thi hành trên cơ sở so
sánh với pháp luật về quản trị CTCP của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa
học luật, cụ thể:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng chủ yếu
trong Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề chung lý luận cơ bản về quản trị
CTCP, cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về quản trị CTCP ở
Việt Nam;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh luật học được sử dụng chủ yếu ở
Chương 2 khi phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về quản trị CTCP và
chỉ ra những điểm bất cập trong pháp luật về quản trị CTCP ở Việt Nam;

92NXDCf8yTAAzVF

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status