Nghiên cứu xây dựng mô hình Quản lý tổng hợp đới bờ vịnh Hạ Long - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
Vịnh Hạ Long thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, một trong bảy kỳ quan thiên
nhiên mới của thế giới đã hai lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên
thế giới. Với đƣờng bờ biển dài 120km, rộng 1.553 km2 gồm vùng lõi và vùng đệm,
vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, vùng biển vịnh Hạ Long có vị trí
chiến lƣợc vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã
hội của khu vực Vịnh Bắc Bộ - cửa ngõ giao lƣu lớn của Việt Nam ra thế giới.
Theo báo cáo điều tra vịnh Hạ Long cho thấy, kết quả phát triển ở đới ven
biển vịnh Hạ Long cho đến nay chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của vùng và còn
nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế
biển và bảo vệ vùng đới ven bờ. Ảnh hƣởng của hoạt động dân sinh và hoạt động
phát triển kinh tế xã hội ven bờ và trên vịnh thực tế đã làm chất lƣợng nƣớc vịnh
suy giảm và có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, các thông số TSS, BOD, DO.... đều vƣợt
quy chuẩn Việt Nam nhiều lần. Trƣớc thực tế đó việc quản lý, bảo vệ môi trƣờng
cho vịnh Hạ Long đã và đang đƣợc các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo thực
hiện. Vấn đề đặt ra cho vùng vịnh Hạ Long là cần có một chƣơng trình quản lý
tổng hợp đới bờ phù hợp nhằm khắc phục những bất cập vốn có do phƣơng thức
quản lý đơn ngành, riêng lẻ đã tồn tại từ trƣớc. Một mô hình quản lý tổng hợp đới
bờ phù hợp sẽ giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng
hợp lý và hiệu quả tài nguyên biển, phòng ngừa thiên tai, bảo vệ, duy trình những
chức năng sinh thái của đới bờ và tăng cƣờng cơ chế quản lý đa ngành, đa mục tiêu
với sự tham gia rộng rãi của cộng đồng dân cƣ.
Dựa trên việc xem xét, nghiên cứu, phân tích các bài học kinh nghiệm của
các dự án quản lý tổng hợp đới bờ trong và ngoài nƣớc những năm gần đây. Mặt
khác mục đích vận dụng những kiến thức đã học ở bậc cao học thuộc chuyên ngành
Môi trƣờng trong phát triển bền vững, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô
hình Quản lý tổng hợp đới bờ vịnh Hạ Long” làm đề tài nghiên cứu, hi vọng sẽ góp
phần bổ sung cơ sở lý luận đề xuát xây dựng một mô hình tham khảo Quản lý tổng hợp đới bờ vùng vịnh Hạ Long phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh
Quảng Ninh.
Kết cấu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình Quản lý tổng hợp đới
bờ vịnh Hạ Long” của nghiên cứu có những phần cơ bản nhƣ sau:
- Mở đầu
- Chƣơng I: Tổng quan về Cơ sở lý luận Quản lý tổng hợp đới bờ
- Chƣơng II: Địa điểm, thời gian, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp
nghiên cứu
- Chƣơng III: Kết quả nghiên cứu
- Kết luận và Kiến nghị
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TỔNG HỢP
ĐỚI BỜ
1.1 Định nghĩa về đới bờ và quản lý tổng hợp đới bờ
1.1.1 Định nghĩa về đới bờ
Đới bờ (coastal zone) là một thuật ngữ dùng để chỉ khu vực tiếp giáp giữa
đất và biển. Giới hạn của đới bờ đƣợc xác định theo hai thành phần là dải đất ven
biển (landward area) và dải ven bờ (seaward area). Giới hạn về phía đất liền của đới
bờ có thể thay đổi từ vài trăm mét cho các khu vực bờ biển có vách biển (sea cliff)
đến vài km cho các khu vực có giồng cát mở rộng hay các cửa sông ven biển. Giới
hạn về phía biển của đới bờ là ranh giới mép của thềm lục địa và ít nhất cách vài km
tính từ đƣờng bờ.
Thực tế, đới bờ đƣợc xác định một cách tƣơng đối, phụ thuộc vào ranh giới
hành chính, khả năng và mục tiêu quản lý.
Hình 1-1 Sơ đồ khu vực đới bờ
Định nghĩa đới bờ trong mối tƣơng tác giữa môi trƣờng biển và lục địa mang
tính khái quát và đƣợc sử dụng khá rộng rãi là: “Đới bờ là một vùng chuyển tiếp mà
ở đó môi trường biển và môi trường lục địa tương tác lẫn nhau và hình thành một
môi trường thống nhất” (Barbara E.Brown, 1997).


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status