Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, phân tích nguyên nhân biến động và đề xuất biện pháp bảo vệ - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn:Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, phân tích nguyên nhân biến động và đề xuất biện pháp bảo vệ : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Chương trình đào tạo thí điểm)
Nhà xuất bản:Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường

Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Thực vật ngập mặn vùng vịnh Hạ Long nằm trong phân vùng tiểu khu I.1 (từ
Cửa Ông đến Cửa Lục), núi ăn sâu ra sát biển, rất ít sông nên thiếu phù sa, tác động
của nƣớc biển do bào mòn núi đá vôi tạo ra các vũng, eo nên thuỷ triều thoát nhanh,
nhiều chỗ tạo thành phễu xoáy với độ sâu 0,5m. Phù sa và các hợp chất khác trên
nền đáy thƣờng không ổn định kết hợp với bãi triều hẹp có cấu trúc từ cát bùn mặn.
Vai trò của vật lơ lửng và quá trình lắng đọng, bồi tụ ở tiểu khu này trong giai đoạn
hiện tại hầu nhƣ không đáng kể. Do hàm lƣợng muối trong nƣớc biển khá cao và ít
biến đổi, kết hợp hệ thống đảo che chắn ở phía ngoài nên rừng ngập mặn vẫn không
phát triển vì thiếu phù sa và nƣớc ngọt. Điều này làm cho rừng ngập mặn chủ yếu là
các loài có kích thƣớc nhỏ và cây bụi. [1]
Theo nhiều tài liệu, sự phân bố rừng ngập mặn ở Quảng Ninh, Hải Phòng
đƣợc chia ra nhƣ sau: (Mai Đình Yên, 1992): [30,31,34]
Khu vực I: Từ Mũi Ngọc (Móng Cái) đến mũi Đồ Sơn (Hải Phòng) gồm 3
tiểu khu. Địa hình của các khu vực này khác nhau dẫn đến quần xã ngập mặn cũng
có sự sai khác.
Tiểu khu I.1: Từ Móng Cái đến Cửa Ông: địa hình kiểu vịnh kín, điều kiện
tự nhiên thuận lợi nên quần xã ngập mặn ở đây có nhiều loài cây lớn, chủ yếu là
Mắm quăn (Avicenia lanata Ridl), Sú (Aegiceras corniculatum (L) Blanco), Vạng
hôi (Clerodendron inerma (L) Gaertn), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza (L) Lam),
Giá (Excoecaria agallocha L), Côi...
Tiểu khu I.2: Từ Cửa Ông đến Cửa Lục, núi ăn sát ra biển, ít sông nên
lƣợng phù sa cũng ít, có các vũng, eo. Rừng ngập mặn toàn các cây nhỡ, cây bụi.
Tiểu khu I.3: Từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn: nằm trong vùng cửa sông hình
phễu Hải Phòng – Quảng Yên. Biên độ triều lớn, diện tích bãi lầy ngập triều rộng,
thuận lợi cho RNM phát triển. Cây ngập mặn chủ yếu là Bần Chua (Sonnertia
caseonaris), Trang (Kandelia candel (L) Druce), Sú (Aegiceras corniculatum (L)
Blanco), Ô rô (Acanthus ilicifolius Linne). Hình 3.5 Phân bố rừng ngập mặn khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long và
vùng phụ cận
(Nguồn: Ban Quản lý vịnh Hạ Long, năm 2013)
Năm 2013, Tác giả đã cùng với Ban quản lý vịnh Hạ Long đã tiến hành
nghiên cứu, khảo sát các vị trí có rừng ngập mặn khu vực ven biển Hạ Long. Sau
khi định vị các khu nghiên cứu có RNM bằng thiết bị GPS, sử dụng phần mềm GIS
tính toán diện tích các khu khảo sát có RNM và cuối cùng là biên tập, tổng hợp
thành bản đồ ảnh vệ tinh. Dƣới đây là sự phân bố cụ thể của các vùng nghiên cứu:
Khu vực sông Bắc Cửa Lục, Cầu Bang, Nhiệt điện Hà Khánh
Diện tích có phân bố rừng ngập mặn là 855,38ha. Do hầu hết khu vực tiếp
giáp bờ đã bị san lấp hay đắp đầm nuôi thủy sản và nền đáy bùn có độ sét cao nên
thành phần cây ngập mặn tƣơng đối đơn giản, chủ yếu là Đâng (Đƣớc vòi
Rhizophora stylosa), ngoài ra cũng có một số cây nhƣ Mắm (Avicennia marina), Sú
(Aegiceras corniculatum), Trang (Kandelia candel) mọc ở khu vực phía ngoài giáp
với dòng chảy, thiếu đi những loài cây xâm nhập mặn thƣờng sống giữa các cây
ngập mặn và cây trên cạn nhƣ tra, giá biển…
p
bố rừng ngập mặn

/file/d/0B3i-z- ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status