Xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học chương "Cơ chế di truyền và biến dị" Sinh học 12 trung học phổ thông - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Luận văn ThS. Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dụng và sử dụng graph trong dạy học sinh học nói chung và dạy học chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, Sinh học 12 trung học phổ thông nói riêng. Điều tra thực trạng việc dạy và học chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, Sinh học 12 trung học phổ thông bằng sử dụng phương tiện graph. Đề xuất các nguyên tắc, quy trình xây dựng graph nội dung trong dạy học chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, sinh học 12 trung học phổ thông. Xây dựng các graph để sử dụng graph vào dạy học chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, sinh học 12 trung học phổ thông. Đề xuất các nguyên tắc và quy trình sử dụng graph vào dạy học chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, sinh học 12 trung học phổ thông vào các khâu của quá trình dạy học. Sử dụng phương pháp graph để xây dựng các giáo án và triển khai thực nghiệm để chứng minh cho giả thuyết đã nêu ra
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Sự thâm nhập sâu sắc và thường xuyên của khoa học vào nền đại công
nghiệp đã làm xuất hiện một lĩnh vực khoa học chuyên biệt: Công nghệ. Tư
tưởng công nghệ đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực sản xuất, kể cả nền sản xuất ra
của cải tinh thần, trong đó có giáo dục. Ngày nay công nghệ dạy học hiện đại đã
trở thành một xu thế chung của thế giới trong việc canh tân giáo dục. Việc
chuyển hoá những thành tựu của rất nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác nhau
vào thực tiễn dạy học và lý luận dạy học là một tiềm năng vô tận và to lớn, tạo
nên sức mạnh vô giá của công nghệ dạy học hiện đại.
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một mục tiêu quan trọng của
sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay ở nước ta, trong đó đổi mới phương pháp
dạy học được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược. Hiện nay, đổi mới
phương pháp dạy học đang là một nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục trong
bối cảnh áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào dạy học đã trở thành một xu
thế chung của thế giới. Xu thế chung của việc đổi mới phương pháp dạy học có
nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học
sinh, chuyển từ hình thức giáo viên chỉ giới hạn vào việc truyền đạt thông tin cho
học sinh sang hình thức giáo viên tổ chức hoạt động độc lập nhận thức của học
sinh qua đó phát huy tính tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh.
Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đó là phải đổi mới phương tiện,
mục tiêu, phương pháp dạy học để hướng mọi hoạt động dạy học vào người học,
lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên
cho người học.
Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam (khoá VIII, 1997) khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục
đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo
của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện
hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên
cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”.
1.2. Xuất phát từ các đặc trưng cơ bản của chương trình Sinh học cấp trung
học phổ thông
Đó là các kiến thức khái niệm, hiện tượng, quy luật, cơ chế, quá trình Sinh
học và kiến thức ứng dụng thực tiễn... đều xuất phát từ các kết quả thực nghiệm.
Phần Di truyền học, đặc biệt là chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, Sinh học
12 được trình bày logic và mang tính hệ thống cao, có mối liên hệ mật thiết, gắn
kết với nhiều nội dung Sinh học khác, đồng thời cũng rất trừu tượng. Tuy nhiên,
khối lượng kiến thức ấy lại có mối liên thông với nhau rất rõ ràng, logic. Nếu
biết cách hệ thống hóa, khái quát hóa thành những sơ đồ, bảng biểu trong những
hệ thống nhất điịnh thì lại đem lại hiệu quả cao đối với việc học của người học.
Giúp HS rèn luyện được nhiều kĩ năng phát huy tính tích cực, chủ động trong
học tập. Với đặc trưng các kiến thức chương như thế, GV cần có phương pháp,
phương tiện dạy học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức. Một
trong những phương tiện, phương pháp phù hợp là sử dụng phương pháp graph.
1.3. Xuất phát từ tình hình và thực trạng dạy học hiện nay của giáo viên
Tình hình và thực trạng dạy học hiện nay của GV mà cụ thể là GV bộ môn
Sinh học cấp THPT là chưa tận dụng tối ưu và tối đa các phương pháp và
phương tiện dạy học.
Giờ học Sinh học từ trước đến nay chủ yếu vẫn là giảng dạy theo phương
pháp truyền thống, thầy truyền đạt kiến thức, trò thụ động tiếp thu tri thức, ít tính
tích cực và sáng tạo. Các phương pháp dạy học tích cực ít được sử dụng hoặc
chủ yếu chỉ sử dụng trong các giờ thao giảng. Vì vậy HS chưa yêu thích môn học
và khả năng vận dụng kiến thức kém. Việc nghiên cứu tìm cách đưa các phương
pháp hiện đại vào dạy học Sinh học nhằm phát huy tính tích cực và năng lực học
tập của HS, tạo cho các em có cơ hội để tìm tòi nhận thức là hết sức cần thiết.
1.4. Xuất phát từ lợi thế của phương tiện graph trong dạy học
Do lợi thế của phương tiện graph trong dạy học có thể đem lại hiệu quả
cao: Mỗi graph được xây dựng phải trải qua các phân tích, so sánh, tổng hợp,
phát hiện cái chung và cái riêng nên rất thuận lợi cho quá trình dạy học trong các
khâu như dạy học hình thành kiến thức mới, dạy học củng cố, ôn tập, hoàn thiện
kiến thức và trong kiểm tra, đánh giá.
Việc chuyển hoá những thành tựu của rất nhiều ngành khoa học kỹ thuật
khác nhau vào dạy học là một tiềm năng vô tận tạo nên sức mạnh cho công nghệ
dạy học hiện đại. Trong đó đáng chú ý là việc chuyển hoá các thành tựu của toán
học và công nghệ thông tin vào dạy học. Phương pháp graph cùng với phương
pháp alglorit và tiếp cận môđun là những công cụ phương pháp luận đắc lực
trong việc xây dựng quá trình dạy học thành quy trình công nghệ hoá.
Hiện nay, việc sử dụng phương pháp graph trong dạy học không còn là
điều mới mẻ. Tuy nhiên, về phương pháp xây dựng và cách sử dụng chúng như
thế nào sao cho hiệu quả thì vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, đặc
biệt là trong lĩnh vực dạy học sinh học. Sinh học là môn khoa học nghiên cứu sự
sống và các quá trình Sinh học ở các cấp độ tổ chức khác nhau, từ cấp độ phân tử
đến cấp độ sinh quyển. Các mối quan hệ đó có thể diễn đạt dưới dạng sơ đồ, bản
đồ khái niệm… Như vậy, nếu sử dụng sơ đồ, bản đồ khái niệm trong dạy học
Sinh học sẽ rất thuận lợi trong việc mô hình hoá, hệ thống hoá kiến thức.

lWwDytrV1YoBuP3

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status