Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chương hàm số lượng giác và phương trình lượng giác - giải tích 11 - ban nâng cao - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Toán học) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của Phương pháp thực nghiệm khách quan (PP TNKQ) có thể vận dụng vào Kiểm tra (KT), Đánh giá (ĐG) kết quả học tập môn Đại số 11 của học sinh Trung học phổ thông (THPT). Nghiên cứu mục đích, yêu cầu, nội dụng của chương trình Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác đồng thời vận dụng lý thuyết TNKQ để soạn thảo câu hỏi. Xây dựng bộ câu hỏi TNKQ cho phần hàm số lượng giác và phương trình lượng giác để sử dụng trong quá trình lên lớp và KT ĐG hết chương, hết học kỳ, cuối năm
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại nào cũng vậy, cải cách GD là một bộ phận của tiến bộ XH.
Nó vừa góp phần thúc đẩy tiến bộ XH, nhƣng nó cũng đƣợc quyết định bởi những
nhu cầu của tiến bộ XH. Chính vì vậy mà GD phải luôn luôn cần đƣợc cải tiến và
đổi mới. Nƣớc ta đã trải qua nhiều cuộc cải cách, hiện nay với thời đại Cách mạng
Khoa học công nghệ đòi hỏi phải có cuộc cải cách GD mang tính đồng bộ và toàn
diện để đƣa những thông tin tinh lọc nhất, hệ thống nhất, có chất lƣợng cao nhất,
vào ND chƣơng trình PTTH. Và hiện nay cả nƣớc đang tiến hành xây dựng chƣơng
trình mới và SGK mới cho trƣờng THPT. ND, PP dạy và học có nhiều vấn đề mới.
SGK thực hiện theo phƣơng châm giảm tải, tăng thực hành, gắn thực tiễn, chú ý rèn
luyện kỹ năng. Điều đó cũng có nghĩa GD không chỉ tập trung chú ý đến ND
chƣơng trình mà cần tập trung chú ý vào PP và phƣơng tiện DH.
Thực tiễn cho thấy trong tình hình hiện nay phần lớn GV vẫn DH theo kiểu
thuyết trình, HS nghe theo, làm theo, bị động và hoàn toàn lệ thuộc vào thầy trong
quá trình học tập, các kỳ KT, ĐG thi cử đa số là PP KT viết tự luận, KT vấn đáp.
Phƣơng pháp KTĐG bằng TNKQ đã tỏ ra có một số ƣu điểm nổi trội: Đảm bảo
đƣợc tính khách quan, trung thực, công bằng, tránh học tủ, học lệch, tiết kiệm thời
gian chấm bài, dễ dàng sử dụng các phƣơng pháp thống kê toán học trong việc xử lý
kết quả kiểm tra.... Nhiều nƣớc đã nghiên cứu vận dụng loại hình KTĐG này, ở
nƣớc ta một số môn cũng đã vận dụng phƣơng pháp KTĐG này và đã đƣợc nhiều ý
kiến đồng tình. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau. Với nhận thức và
kinh nghiệm của bản thân, chúng tui thấy: Nếu xây dựng đƣợc một hệ thống câu hỏi
TNKƢ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và biết cách sử dụng hợp lý trong giờ học thì
giáo viên sớm có đƣợc thông tin phản hồi từ học sinh trong mỗi giờ học. Đó cũng là
một cách góp phần thay đổi PPDH “Phát huy tính tích cực tự giác của ngƣời học”.
Từ đó đề tài đƣợc chọn là:
“Sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập chƣơng Hàm số lƣợng giác và phƣơng trình lƣợng giác – Giải tích 11 – Ban
nâng cao”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng đƣợc một hệ thống câu hỏi TNKQ để đánh giá kết quả học tập
chƣơng Hàm số lƣợng giác và phƣơng trình lƣợng giác Đại số 11 ban nâng cao và
sử dụng chúng trong quá trình lên lớp nhằm có đƣợc thông tin phản hồi từ học sinh
trong mỗi giờ học, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học Đại số 11 ở trƣờng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của PP TNKQ có thể
vận dụng vào KT, ĐG kết quả học tập môn Đại số 11 của HS THPT.
 Nghiên cứu MĐ, yêu cầu, ND của chƣơng trình Hàm số lƣợng giác và
phƣơng trình lƣợng giác đồng thời vận dụng lý thuyết TNKQ để soạn thảo
câu hỏi.
 Xây dựng bộ câu hỏi TNKQ cho phần Hàm số lƣợng giác và phƣơng trình
lƣợng giác để sử dụng trong quá trình lên lớp và KTĐG hết chƣơng, hết học
kỳ, cuối năm.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng đƣợc một hệ thống câu hỏi TNKQ đảm bảo đƣợc những yêu
cầu cơ bản nhƣ đã chỉ ra trong lý luận thì sẽ góp phần nâng cao kết quả dạy và học
chƣơng Hàm số lƣợng giác và phƣơng trình lƣợng giác Đại số 11 ban nâng cao ở
trƣơng THPT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa các khái niệm và những vấn đề thuộc về
KTĐG bằng THKQ, để có thể vận dụng trong quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi
phực vụ dạy học chƣơng Hàm số lƣợng giác và phƣơng trình lƣợng giác Đại số 11
ban nâng cao ở trƣờng THPT.
 Phƣơng pháp điều tra khảo sát: Xây dựng một số phiếuđiều tra nhận thức của
học sinh và giáo viên về sử dụng câu hỏi TNKQ, cũng nhƣ ƣu nhựơc điểm của
phƣơng pháp này ở trƣờng THPT, qua đó qua đó nắm bắt đƣợc kết quả học tập
chƣơng Hàm số lƣợng giác và phƣơng trình lƣợng giác.
 Thực nghiệm sƣ phạm: Dạy thực nghiệm sƣ phạm một số tiết có sử dụng câu
hỏi TNKQ đã biên soạn và tiến hành kiểm tra 15p, 45p một số lần để có cơ sở đánh
giá tính khả thi của đề tài.
 Lấy ý kiến giáo viên: Tham khảo ý kiến GV có nhiều kinh nghiệm để soạn
thảo câu hỏi TNKQ.
6. Phạm vi nghiên cứu
 Các câu hỏi TNKQ để đánh giá kết quả học tập chƣơng Hàm số lƣợng giác
và phƣơng trình lƣợng giác Đại số 11 ban nâng cao ở trƣờng THPT.
 Thực nghiệm sƣ phạm tại một số lớp 11 của trƣờng THPT Hàng Hải.
7. Bố cục luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của luận văn gồm ba chƣơng
Chƣơng 1: Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của phƣơng pháp kiểm tra
trắc nghiệm khách quan
Chƣơng 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập chƣơng
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

3rsBeJ68WJ49SxF

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status