Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh thành phố Hà Nội - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ vai trò của ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) và quản lý
ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà
trường tiểu học
Sự phát triển khoa học công nghệ đã làm thay đổi nhanh chóng nền kinh tế thế
giới, yếu tố mang tính quyết định thay đổi đó chính là nguồn nhân lực chất lượng
cao, nguồn lực con người, một sản phẩm của xã hội nói chung và của giáo dục nói
riêng. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nước ta đang trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao là một nhu cầu cấp
bách. Xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của GD&ĐT đối với sự phát triển của đất
nước, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Cùng với
khoa học và công nghệ, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”. Thực hiện
được sứ mệnh to lớn mà Đảng và nhân dân trao phó cho GD&ĐT, chính là trách
nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) có vai trò quan
trọng. Để có được một nền giáo dục hiện đại hội nhập phải đổi mới toàn diện từ
mục tiêu đến nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, đặc biệt là đổi mới
quản lý trong đó vai trò người Hiệu trưởng hết sức quan trọng, quyết định sự thành
bại của một nhà trường, một cơ sở giáo dục.
Yêu cầu đổi mới GDPT, đổi mới hoạt động dạy học đòi hỏi phải đổi mới
hoạt động quản lý. Đổi mới quản lý trường học, trong đó quản lý hoạt động ứng
dụng CNTT vào dạy học của hiệu trưởng trở thành đòi hỏi cấp bách, có tác động
trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục.
Hơn bao giờ hết GD&ĐT cần đẩy mạnh nhanh chóng hội nhập, phát
triển ứng dụng CNTT không chỉ để bắt kịp sự phát triển của thế giới mà còn có
trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển của đất
nước trong tiến trình hội nhập toàn cầu.
Có thể nói “người học” là tâm điểm của Chiến lược phát triển giáo dục 2009
- 2020. Điều này được thể hiện trong quan điểm đầu tiên khẳng định mục tiêu đào
tạo của giáo dục Việt Nam là "đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện…"
Mặt khác chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020 đã
nhấn mạnh: “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, đảm bảo
đến năm 2020 có 100% giáo viên, giảng viên từ mầm non đến đại học được đánh
giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới”.
1.2. Xuất phát từ thực tiễn ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý ứng dụng
CNTT vào dạy học trong các trường tiểu học huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội còn có nhiều bất cập đặc biệt đứng trước yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ
thông
Đã có nhiều nhà khoa học trong nước, ngoài nước nghiên cứu những vấn đề
cơ bản và chung nhất về vấn đề quản lý trường học, đó là những thành tựu khoa học
rất đáng trân trọng, được các cán bộ quản lý nhà trường vận dụng và mang lại
những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt
động ứng dụng CNTT vào dạy học của hiệu trưởng của các trường tiểu học là chưa
nhiều.
Các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Anh, TP Hà Nội đã có nhiều
biện pháp đổi mới công tác quản lý nhà trường. Chất lượng giáo dục đã được cải
thiện. Tuy nhiên, trong quá trình đó, không tránh khỏi những hạn chế nhất định
trong quản lý trường học. Điều này đặt ra vấn đề hết sức cấp thiết là phải tìm ra các
biện pháp quản lý hiệu quả hơn để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay của đất nước.
Việc ứng dụng CNTT của GV tiểu học trong quá trình dạy học ở huyện
Đông Anh, TP Hà Nội vào mấy năm gần đây có tích cực nhưng chưa đều và thực
sự hiệu quả.
Từ những lý do về lý luận và thực tiễn trên, chúng tui thấy cần nghiên
cứu sâu hơn vấn đề quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học của hiệu trưởng
ở các trường tiểu học, nên đã chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông hiện nay để nâng cao chất lượng dạy học của các trường tiểu học, huyện
Đông Anh, TP Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý của Hiệu trưởng đối với ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
trong trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của
Hiệu trưởng các trường tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học ở các trường tiểu học.
4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học của Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các
trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Hiệu trưởng các trường tiểu học, huyện Đông Anh, TP Hà Nội đã rất quan
tâm đến quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tuy nhiên,
trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, công tác quản lý của hiệu trưởng đối
với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vẫn còn bất cập. Nếu đề
ra được các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học phù hợp hơn nữa thì sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học và chất lượng
giáo dục nói chung trong nhà trường tiểu học.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Đề tài luận văn nghiên cứu một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào
dạy học của hiệu trưởng tiểu học.
- Đề tài chỉ nghiên cứu quản lý ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy
của người GV tiểu học.
6.
2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng
CNTT vào dạy học ở 3 trường tiểu học: Trường Tiểu học Uy Nỗ, Trường Tiểu học
Thị Trấn, Trường Tiểu học Việt Hùng ở huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
6.3. Giới hạn về khách thể điều tra
Đề tài tập trung khảo sát các khách thể sau: CBQL nhà trường, tổ trưởng
chuyên môn, giáo viên 3 trường Tiểu học Uy Nỗ, Tiểu học Thị Trấn, Tiểu học Việt
Hùng.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tui sử dụng các phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài qua các văn bản chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục đào tạo.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Lập phiếu điều tra, sử dụng bảng câu hỏi đã soạn sẵn với hệ thống câu hỏi
nhằm thu thập ý kiến về các vấn đề nghiên cứu. Đối tượng điều tra là các tổ trưởng
chuyên môn, giáo viên trực tiếp giảng dạy, học sinh.
7.2.2. Phương pháp tọa đàm (trò chuyện, phỏng vấn)
Thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với các CBQL, phó hiệu
trưởng, GV, HS để nắm bắt thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài.
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Vận dụng lý luận về khoa học giáo dục để thu thập phân tích, khái quát hóa,
hệ thống hóa thực tiễn rút ra kết luận từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả
cao hơn.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được tiến hành thông qua việc tác động trực tiếp giữa
người hỏi và được hỏi nhằm thu thập thông tin phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của đề
tài
7.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng thông tin điều tra thống kê từ đó phân tích so sánh các đánh giá của
các đối tượng, từ đó rút ra kết luận.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy học ở trường tiểu học.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phát hiện được thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học của các trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội
hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học của Hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các
phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy
học trường tiểu học.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở
các trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Chương 3. Các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở
các trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

LGumkIuAsm8nAn7

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status