Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trẻ của Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Nghiệp vụ sư phạm
Miêu tả:Luận văn ThS. Quản lý giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến bồi dưỡng (BD) nghiệp vụ sư phạm và quản lý hoạt động BD nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên (GV) đại học. Khảo sát, đánh giá thực trạng BD nghiệp vụ sư phạm, quản lý hoạt động BD nghiệp vụ sư phạm cho GV trẻ của Trường Đại học Chính trị trong thời gian qua. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động BD nghiệp vụ sư phạm cho GV trẻ của Trường Đại học Chính trị đáp ứng với yêu cầu phát triển của nhà trường
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp đào tạo, BD đội ngũ cán bộ cách mạng nói chung, cán bộ
Quân đội nói riêng luôn được Đảng và Bác Hồ đặc biệt coi trọng. Đảng ta
khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và
được xã hội tôn vinh”[18, tr.38]. Vì thế Đảng chủ trương “Nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học”[18, tr.97]. Quán triệt
tinh thần đó và tinh thần Nghị quyết 93 và 94 của Đảng uỷ Quân sự Trung
ương (nay là Quân ủy Trung ương) về xây dựng NT chính quy, xây dựng đội
ngũ nhà giáo Quân đội; Nhiệm vụ đào tạo đội ngũ chính ủy, chính trị viên
của các NT Quân đội nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân
Việt Nam vững mạnh về chính trị đã và đang khẳng định vị trí, vai trò hết
sức to lớn của đội ngũ GV của NT nói chung, GVT nói riêng. Đây là lực
lượng sư phạm chủ yếu và trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả của
quá trình dạy - học. Với tư cách là nhà sư phạm quân sự, đội ngũ GVT trực
tiếp tham gia một cách tích cực vào quá trình GD - ĐT, nhằm BD, hình
thành và phát triển hệ thống các phẩm chất, năng lực cần thiết cho người
chính ủy, chính trị viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam vững mạnh về mọi mặt, trong đó lấy xây dựng về chính trị
làm cơ sở. Để sự nghiệp đó đạt được mục tiêu đặt ra, đòi hỏi đội ngũ GV
phải có chất lượng rất cao, vì họ là nhân tố quyết định đến chất lượng và
hiệu quả của quá trình GD - ĐT.
Đội ngũ GVT với ưu thế của sức trẻ, lòng nhiệt huyết và khát vọng
cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp cách mạng, cùng ý chí vươn lên tự
khẳng định bản thân, năng động, sáng tạo; lại được đào tạo rất cơ bản về mọi
mặt, nên họ luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong mọi hoạt động giảng
dạy, NCKH, xây dựng NT vững mạnh toàn diện. Đồng thời, họ là đội dự bị,
lực lượng kế cận quan trọng và chủ yếu cho sự nghiệp đổi mới toàn diện
nhiệm vụ GD - ĐT của NT trong những năm tiếp theo. Do đó, để nâng cao
chất lượng và hiệu quả GD - ĐT đội ngũ chính ủy, chính trị viên ở TĐHCT,
BQP thì đòi hỏi tất yếu khách quan là phải quan tâm chăm lo xây dựng đội
ngũ GV, đặc biệt là đội ngũ GVT không chỉ có đủ phẩm chất (chính trị, đạo
đức); năng lực chuyên môn; phong cách sư phạm, mà còn phải đặc biệt chú ý
BD NVSP cho họ. Chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục và dạy học
phụ thuộc rất lớn vào NVSP của người GV. Nếu người GV thực sự có NVSP
cao thì sẽ khảng định được năng lực chuyên môn, tạo được uy tín, sự kính
trọng của đối với đồng nghiệp và học viên trong quá trình hoạt động nghề
nghiệp của mình.
Thực tiễn quá trình GD - ĐT ở TĐHCT, BQP trong những năm qua
cho thấy: đội ngũ GVT đã thực sự có nhiều cố gắng và phát huy khá tốt vai
trò, trách nhiệm của nhà SPQS, khẳng định được vị trí, vai trò và uy tín của
mình trong việc giáo dục, BD xu hướng nghề nghiệp; trang bị hệ thống tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp nhằm hình thành, phát triển các phẩm chất
nhân cách cho đội ngũ cán bộ chính ủy, chính trị viên đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ khi ra trường; điều đó đã được các thế hệ học viên ghi nhận và đánh giá
khá cao. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân
Việt Nam vững mạnh về chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 51/NQ-TW
“Về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một
người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân
đội nhân dân Việt Nam”, đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao và có bước
phát triển mới về chất đối với nhiệm vụ GD - ĐT của NT. Theo đó, đòi hỏi tất
yếu khách quan là phải phát triển toàn diện cả về số lượng và chất lượng đội
ngũ GV; đặc biệt là GVT.
Nhưng trên thực tế, đội ngũ GVT ở TĐHCT, BQP hiện nay chỉ chiếm
khoảng 30% trong tổng số cán bộ giảng dạy, cán bộ khoa học; mặt khác, do
tuổi đời ít, thâm niên công tác và kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy chưa nhiều,
NVSP còn thiếu, chưa cao nên chất lượng của hoạt động giáo dục và dạy học
của đội ngũ GVT còn bộc lộ không ít những hạn chế, chưa đáp ứng và theo
kịp được đòi hỏi của tình hình thực tiễn GD - ĐT của NT hiện nay và những
năm tiếp theo.
Là một cán bộ tham gia quản lý GD - ĐT của TĐHCT. tui luôn quan
tâm đến hoạt động BD NVSP cho GV nói chung, đặc biệt là cho GV trẻ của
NT; tác giả nhận thấy vấn đề tổ chức quản lý hoạt động BD NVSP cho GV trẻ
của TĐHCT ngày càng trở nên cấp thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ này,
nâng cao chất lượng GD - ĐT của NT. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động BD NVSP để nâng cao chất lượng đội ngũ GV nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu học tập, giảng dạy cho đội ngũ GV nói chung, GVT nói riêng của
NT là vấn đề quan trọng được Đảng ủy, Ban Giám hiệu NT đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động BD
nghiệp vụ sƣ phạm cho GV trẻ của Trƣờng Đại học Chính trị, Bộ Quốc
phòng” để nghiên cứu với mong muốn tìm ra một số biện pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lượng BD NVSP cho GVT của TĐHCT, BQP nâng cao chất
lượng đội ngũ GV, góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT của NT.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận - thực tiễn về hoạt động BD nghiệp vụ sư
phạm cho GV của Trường Đại học Chính trị; đề xuất biện pháp quản lý hoạt
động BD nghiệp vụ sư phạm cho GV trẻ của Trường Đại học Chính trị, Bộ
Quốc phòng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến BD nghiệp vụ sư
phạm và quản lý hoạt động BD nghiệp vụ sư phạm cho GV đại học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng BD nghiệp vụ sư phạm, quản lý hoạt
động BD nghiệp vụ sư phạm cho GV trẻ của Trường Đại học Chính trị trong
thời gian qua.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động BD nghiệp vụ sư phạm
cho GV trẻ của Trường Đại học Chính trị đáp ứng với yêu cầu phát triển của
NT.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động BD GV của Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động BD nghiệp vụ sư phạm cho GV trẻ của
Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng.

e421hgkpYIK22Mr

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status