Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Quản lý giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Làm rõ cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ TTCM của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT tỉnh Lạng Sơn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển đất nƣớc, những năm qua sự nghiệp giáo dục
nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn: Quy mô đƣợc mở rộng, đa dạng
hoá các loại hình giáo dục, số lƣợng trƣờng học tăng mạnh ở các cấp học, bậc
học và ở các vùng, miền. Cơ sở vật chất trƣờng, lớp ngày càng đƣợc đầu tƣ
nâng cấp, trình độ dân trí ngày càng đƣợc nâng cao, trình độ kiến thức cơ bản
của học sinh phổ thông từng bƣớc phát triển vững chắc và có nhiều tiến bộ,
chất lƣợng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên sự nghiệp giáo
dục trong quá trình phát triển vẫn còn có những tồn tại, bất cập chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế Đổi mới và Hội nhập
quốc tế của đất nƣớc. Để khắc phục những yếu kém trong giáo dục, BBT TW
đã ra chỉ thị số: 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thƣ về việc
xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
xác định: “...Phải tăng cƣờng xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt,
vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lƣợc phát
triển giáo dục 2001-2010 và chấn hƣng đất nƣớc. Mục tiêu là xây dựng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đƣợc chuẩn hoá, đảm bảo chất
lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản
lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lƣơng tâm, tay nghề của nhà giáo; thông
qua việc quản lý, phát triển đúng định hƣớng và có hiệu quả sự nghiệp giáo
dục để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi
ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc [4].
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX khẳng định: “Phát triển
GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH -
HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”. [16]
Trong đội ngũ Nhà giáo, CBQL giáo dục thì đội ngũ TTCM có một vai
trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động chuyên môn trong
nhà trƣờng THPT. Xây dựng đội ngũ TTCM có phẩm chất tốt, có năng lực
chuyên môn vững vàng, có khả năng quản lý giỏi, nhiệt tình, mẫu mực, năng
động, sáng tạo, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục là yếu tố quan trọng góp
phần quyết định chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng, là nền tảng
cho chiến lƣợc phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH -
HĐH đất nƣớc.
Để đội ngũ TTCM thực sự là hạt nhân trong hoạt động chuyên môn
của trƣờng THPT, vai trò của ngƣời Hiệu trƣởng trong việc xây dựng và quản
lý đội ngũ TTCM là hết sức quan trọng. Thông qua đội ngũ này, Hiệu trƣởng
có thể thu thập thông tin đầy đủ, chính xác các hoạt động có liên quan đến
chuyên môn của nhà trƣờng. Từ đó xây dựng biện pháp quản lý phù hợp, góp
phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.
Những năm qua, ngành GD&ĐT đã có những chiến lƣợc và các giải
pháp để tăng cƣờng hiệu quả công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
và CBQL nhà trƣờng. Đặc biệt, công tác xây dựng và quản lý đội ngũ TTCM
đã đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ. Nhờ đó, hoạt động của nhà trƣờng THPT
từng bƣớc đƣợc vận hành theo đúng nguyên lý giáo dục của Đảng, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nƣớc. Tuy vậy, GD&ĐT
Lạng Sơn trong quá trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn và thách thức,
chất lƣợng giáo dục còn thấp; năng lực chuyên môn của một bộ phận GV còn
hạn chế, chƣa ý thức đƣợc một cách đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của ngƣời GV
trong giai đoạn hiện nay. Một số cán bộ quản lý thiếu chủ động trong suy
nghĩ, chƣa theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.
Ngƣời Hiệu trƣởng đã nhận thức đƣợc vai trò, vị trí của TTCM nhƣng các
biện pháp xây dựng và quản lý đội ngũ TTCM chƣa thật phù hợp. Việc bố trí
tổ trƣởng còn mang tính chủ quan, chƣa có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng một
cách bài bản. Việc tổ chức kiểm tra và đánh giá các hoạt động chuyên môn

chƣa thật cụ thể; chƣa phát huy đƣợc vai trò của đội ngũ TTCM trong nhà
trƣờng THPT. Những nguyên nhân trên ảnh hƣởng nhất định đến chất lƣợng
giáo dục của các nhà trƣờng. Việc tăng cƣờng quản lý đội ngũ TTCM ở các
trƣờng THPT là một việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài:
“Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT tỉnh Lạng Sơn”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ tổ trƣởng
chuyên môn ở các trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn, đề xuất các biện pháp quản lý
đội ngũ TTCM nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của các trƣờng
THPT của tỉnh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý nhân sự của Hiệu trƣởng các
trƣờng THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng đối với
đội ngũ TTCM ở các trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu phân tích rõ đƣợc lý luận về quản lý nhân sự ở trƣờng THPT của
Hiệu trƣởng, chỉ ra đƣợc thực trạng quản lý đội ngũ TTCM ở các trƣờng
THPT thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn thì có thể dề xuất đƣợc các biện pháp
quản lý phù hợp để phát triển đội ngũ TTCM của các nhà trƣờng, qua đó có
thể góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục THPT ở tỉnh Lạng Sơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Làm rõ cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý của hiệu trƣởng đối với tổ
trƣởng chuyên môn ở trƣờng THPT.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của Hiệu
trƣởng các trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ TTCM của Hiệu trƣởng nhằm

nâng cao chất lƣợng giáo dục ở các trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn.
6. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, tác giả giới hạn vào việc
khảo sát sâu công tác quản lý đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn của Hiệu trƣởng
ở 07 trƣờng THPT thay mặt cho các vùng miền của tỉnh Lạng Sơn: THPT Việt
Bắc, THPT Chi Lăng, THPT Bắc Sơn, THPT Tràng Định, THPT Lộc Bình,
THPT Hoà Bình, THPT Lƣơng Văn Tri.
Đề tài chỉ sử dụng số liệu thống kê về giáo dục THPT của Lạng Sơn từ
năm 2007 đến năm 2010.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống
hoá các tài liệu, văn bản, phân loại tài liệu... nhằm xây dựng cơ sở lý luận của
vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, quan sát sƣ phạm,
tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn, trao đổi... để khảo
sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn của
Hiệu trƣởng ở các trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn.
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý các kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ TTCM ở trƣờng THPT.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý đội ngũ TTCM ở các trƣờng THPT tỉnh
Lạng Sơn.
Chƣơng 3. Biện pháp quản lý đội ngũ TTCM ở các trƣờng THPT tỉnh
Lạng Sơn.



XFDMox33ds5611y

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status