Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 8
1.1.1. Các nghiên cứu về nhận thức .................................................................. 8
1.1.2. Các nghiên cứu về tự kỷ........................................................................ 10
1.2.3. Các nghiên cứu nhận thức về tự kỷ....................................................... 14
1.2. Một số vấn đề về lý luận .......................................................................... 16
1.2.1. Nhận thức .............................................................................................. 16
1.2. 2. Rối loạn phổ tự kỷ................................................................................ 23
1.2.3. Nhận thức về tự kỷ ................................................................................ 31
1.3. Sinh viên các ngành chăm sóc SKTT ở Việt Nam .................................. 32
1.3.1. Ngành chăm sóc SKTT ......................................................................... 32
1.3.2. Sinh viên ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần ...................................... 32
1.3.3. Cách tiếp cận với tự kỷ của các ngành chăm sóc SKTT....................... 36
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 41
2.1. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................... 41
2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ................................................................ 41
2.1.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng, xử lý số liệu.......................................... 41
2.2. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu................................................................. 42
2.2.1. Trường Đại học Lao động - Xã hội....................................................... 43
2.2.2. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn .................................... 44
2.2.3. Trường đại học Sư phạm Hà Nội.......................................................... 45
2.2.4. Trường Đại học Giáo Dục- ĐH Quốc Gia Hà Nội ............................... 45
2.2.5. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương .............................................. 46
2.2.6. Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1..................................................... 46
2.3. Mẫu nghiên cứu........................................................................................ 47
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 49
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu........................................................... 49
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 49
2.4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi..................................................... 50
2.4.4. Phương pháp thống kê toán học............................................................ 51
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 52
3.1. Mô tả nhận thức của sinh viên về tự kỷ ................................................... 52
3.1.1. Mức độ biết đến tự kỷ của sinh viên..................................................... 52
3.1.2. Nguồn thông tin sinh viên biết đến tự kỷ.............................................. 53
3.1.3. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân tự kỷ .................................... 56
3.1.4. Nhận thức của sinh viên về triệu chứng, biểu hiện tự kỷ ..................... 57
3.1.5. Nhận thức của sinh viên về khả năng của trẻ tự kỷ .............................. 61
3.1.6. Nhận thức của sinh viên về điều trị cho trẻ tự kỷ ................................. 65
3.2. Mối quan hệ giữa các đặc điểm của sinh viên và nhận thức về tự kỷ ..... 74
3.2.1.Mối quan hệ giữa chuyên ngành, thời lượng học và nhận thức tự kỷ ... 74
3.3.2. Mối quan hệ giữa kinh nghiệm làm việc và nhận thức về tự kỷ........... 78

3.3. Nhận thức sai lầm về tự kỷ ...................................................................... 79
3.3.1. Nhận thức sai về nguyên nhân tự kỷ..................................................... 79
3.3.2. Nhận thức sai về biểu hiện tự kỷ........................................................... 80
3.3.3. Nhận thức sai về tiên lượng phát triển ở trẻ tự kỷ ................................ 82
3.3.4.Nhận thức sai của sinh viên về điều trị cho trẻ tự kỷ............................. 83
3.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu ............................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 91
1.Kết luận ........................................................................................................ 91
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 94
PHỤC LỤC .................................................................................................. 101

1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương và rất cần sự quan tâm chăm
sóc, bảo vệ. Vì vậy bất cứ vấn đề gì xuất hiện ở trẻ đều nhận được sự quan tâm
của toàn xã hội cũng như từ phía cha mẹ. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em do
tổ chức UNICEF đã được công bố ngày 20/11/1989 nhằm mục đích đảm bảo
mọi quyền lợi cho tất cả trẻ em trên thế giới.
Ngoài các trẻ em phát triển bình thường thì còn không ít trẻ gặp khó
khăn về phát triển ví dụ như vấn đề hành vi, rối loạn phát triển, vấn đề trí tuệ,
đặc biệt tự kỷ1 là một rối loạn phát triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tất cả
các lĩnh vực của một con người, bao gồm tâm lý, thể chất, học tập, lao động,
khả năng sống độc lập, khả năng lập gia đình, v.v.
Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề trẻ em bị tự kỷ đã
nhận được nhiều sự quan tâm bởi cộng đồng xã hội, bởi các phương tiện
thông tin và truyền thông khởi đầu là các bài viết trên các trang web thông tin
Vnexpress, Dân trí, VietnamNet như “Thần đồng có thể là dấu hiệu của tự
kỷ” của tác giả Thanh Nhàn 9/8/2006 [52]; “Đau lòng con tự kỷ không được
đến trường của tác giả” Nam Phương 30/3/2009[50]; “Phát hoảng vì tưởng
nhầm con bị tự kỷ” của tác giả Vương Linh 2/4/2010 [48]; “Truân chuyên
nuôi con tự kỷ” của tác giả Phan Giang 3/4/2012 [54]; “Trẻ tự kỷ dễ bị chẩn
đoán sót” của tác giả Phương Trang 23/5/2013 [49]. Đặc biệt phải kể đến bài
viết của tác giả Lâm Hà 28/7/2013 với tiêu đề “Trẻ tự kỷ - gập ghềnh đường
tới hòa nhập” cho rằng “Ở Việt Nam, số gia đình có con tự kỷ ngày càng
nhiều, nhất là tại các thành phố lớn. Nếu trẻ tự kỷ 1-3 tuổi được can thiệp kịp
thời về y tế, giáo dục, các em sẽ có cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Song,
công việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ hiện còn nhiều khó khăn, nhất là
vấn đề đội ngũ giáo viên chuyên biệt” [55].
Sự quan tâm của xã hội nói chung, và đặc biệt là của cộng đồng các gia
đình có trẻ bị tự kỷ đã tạo áp lực khiến các nhà chuyên môn và giới khoa học
bắt đầu vào cuộc. Các lĩnh vực khoa học chính liên quan đến tự kỷ bao gồm
tâm lý học, tâm thần học, giáo dục đặc biệt và công tác xã hội. Nhà chuyên
môn của các lĩnh vực này bắt đầu thực hiện các nghiên cứu khoa học về tự kỷ,
đưa các môn liên quan đến tự kỷ và chương trình giảng dạy cho sinh viên, và
bước đầu xuất hiện những hoạt động chuyên môn hướng ra cộng đồng cũng
như các hoạt động nâng cao nhận thức cho các gia đình có người bị tự kỷ,
không chỉ nhằm mục đích cung cấp kiến thức đúng về tự kỷ mà còn nâng cao
nhận thức về tự kỷ trong xã hội.
Tuy vậy có vẻ như trình độ và khả năng của các nhà chuyên môn trong
lĩnh vực tự kỷ chưa đáp ứng được nhu cầu của các gia đình và của xã hội,
được thể hiện qua kết quả của nhiều các nghiên cứu, các bài báo như:
Bài viết của tác giả Trần Văn Công và Vũ Thị Minh Hương trên Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn (2011) với tiêu đề “Xung
quanh vấn đề chẩn đoán trẻ tự kỷ hiện nay” đã cho rằng chẩn đoán về tự kỷ chưa
đúng, còn nhiều sự nhầm lẫn do ở Việt Nam ai cũng có thể chẩn đoán tự kỷ. Từ
những nhà giáo dục đặc biệt, cử nhân tâm lý, thậm chí cả những người không có
chuyên môn. Tác giả đưa ra khuyến nghị, ở Việt Nam nên xây dựng đội ngũ
chuyên gia được đào tạo bài bản về tâm bệnh trẻ em, có đủ chuyên môn và năng
lực để chẩn đoán như bác sĩ nhi và tâm thần, nhà tâm lý học lâm sàng, nhà giáo
dục đặc biệt, nhà công tác xã hội, nhà trị liệu lâm sàng [9].
Trong những nghiên cứu về nhận thức hay hiểu biết về tự kỷ, tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Anh, trong luận văn thạc sĩ tâm lý lâm sàng thực hiện tại
trường ĐH Giáo dục năm 2013 với tiêu đề “Nhận thức của cha mẹ về việc
giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình ở Thành phố Hà Nội”, đã thực hiện nghiên cứu
trên 72 bố mẹ trẻ tự kỷ. Kết quả cho thấy đa số cha mẹ trẻ tự kỷ đều có kiến
thức nhất định về công tác giáo dục trẻ tự kỷ tại gia đình nhưng nhận thức
chưa sâu, kiến thức chuyên môn còn chưa nhiều [3].
Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội có
bài viết “Bất cập trong giáo dục trẻ tự kỷ hiện nay” đăng trên báo Giáo dục
thời đại 6/6/2013. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 70% trẻ tự kỷ bị
chậm phát triển trí tuệ và khoảng 30% trẻ có trí tuệ phát triển bình thường. Do
đó viêc ̣ chăm chữa và giáo duc ̣ cho trẻ tự kỷ là môṭ điều hết sứ c khó khăn và
phứ c tap ̣ . Trong khi đó cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có đội ngũ cán bộ
y tế, tâm lý, giáo viên được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ tự kỷ [56].
Các nghiên cứu trên chỉ ra rằng trình độ và khả năng của các nhà
chuyên môn trong lĩnh vực tự kỷ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu
cầu của xã hội, việc tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao dẫn tới hiện trạng này
là điều cần thiết. Một trong những lý do có thể là chương trình đào tạo dành
cho những nhà chuyên môn ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần còn nhiều vấn
đề, và hầu hết sinh viên chỉ được học về tự kỷ như là được đề cập tới thông
qua các môn học khác, chứ chưa có môn học riêng về tự kỷ. Điều này có thể
dẫn tới nhận thức của sinh viên các ngành này trong nhà trường còn chưa
đúng, còn nhiều hạn chế. Tuy vậy các nghiên cứu về tự kỷ với các nội dung
khác nhau, mang tính cấp thiết đã được tiến hành nhưng hầu hết chưa mang
tính hệ thống. Các nghiên cứu về nhận thức và hiểu biết tự kỷ còn hạn chế, vì
vậy tự kỷ tuy được nói đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng
trong những năm gần đây, nhưng để hiểu đúng về tự kỷ còn cần nhiều các
nghiên cứu hơn nữa.
Theo tìm hiểu của chúng tui chưa có một nghiên cứu chính thức nào
cho vấn đề nhận thức về TK của sinh viên các ngành chăm sóc SKTT ở Việt
Nam. Vì vậy chúng tui lấy vấn đề “Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm
cuối các ngành chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của
mình. 2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức về TK của sinh
viên năm cuối các ngành chăm sóc SKTT ở Việt Nam.
- Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh
viên về nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện, tiên lượng phát triển, khả năng
phát triển, trên cơ sở đó đưa ra những chẩn đoán, đánh giá đúng về tự kỷ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các tài liệu
liên quan về nhận thức và rối loạn phổ tự kỷ để làm cơ sở lý luận cho đề tài
nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Thông qua các phương pháp thu thập
dữ liệu, tìm hiểu nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các ngành Tâm
lý, Tâm lý lâm sàng, Chuyên khoa tâm thần, Công tác xã hội, Giáo dục đặc
biệt trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về tự kỷ của sinh viên năm cuối các
ngành chăm sóc SKTT ở Việt Nam.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm cuối các ngành chăm sóc SKTT.
“Sinh viên” trong nghiên cứu này bao gồm cả tất cả những người đang đi học
ở các chương trình đào tạo chính quy tại các trường hay các viện. Vì vậy
trong nghiên cứu này “sinh viên” bao gồm cả sinh viên cao đẳng, sinh viên
đại học và học viên cao học.
5. Giới hạn đề tài
- 260 sinh viên các ngành Tâm lý học, Tâm lý lâm sàng, Công tác xã hội,
chuyên khoa Tâm Thần, Giáo dục đặc biệt đang theo học tại các trường ĐH
KHXH& NV, Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN, ĐH Lao động Xã hội, Bệnh
viên Tâm thần TW1, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm TW.
- Tất cả các trường và bệnh viện nằm trong khảo sát của đề tài đều nằm
trên địa bàn Hà Nội.

YC7Z9742i4PKwbz

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status