Nghiên cứu khả năng phục hồi tự nhiên trên các trạng thái Ic và IIa tại tỉnh Bắc Kạn - pdf 25

Chia sẻ cho ae luận văn thạc sỹ lâm nghiệp
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, tái sinh ở trạng thái rừng phục hồi IIA, IIB tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng có vai trò rất quan trọng và không thể thay thế đƣợc, nhƣng hiện
nay rừng đang dần bị mất đi. Dƣới những tác động tiêu cực của con ngƣời
không những diện tích rừng bị mất đi mà còn làm tài nguyên rừng bị suy giảm
đáng báo động. Nhiều loại động, thực vật rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng, chất lƣợng rừng giảm, đa dạng sinh học giảm dần dẫn đến mất cân
bằng sinh thái.
Ở nƣớc ta, rừng tập trung chủ yếu ở khu vực vùng núi cao nơi mà trình
độ dân trí của ngƣời dân còn thấp, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài
nguyên rừng, nhƣng lại thiếu ý thức bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá
đó. Do những tác động tiêu cực của con ngƣời diện tích rừng đang dần mất đi
làm cho nguồn tài nguyên rừng bị suy giảm đáng báo động, nhiều loại động,
thực vật rừng bị quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, chất lƣợng rừng giảm
dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái.
Nhận thấy vai trò to lớn của rừng với đời sống kinh tế, xã hội và môi
trƣờng Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách đúng
đắn về quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Nên tài nguyên rừng dần phục hồi,
phát triển, diện tích đất trống đồi trọc giảm, độ che phủ rừng tăng lên đáng kể.
Chợ Mới là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn có trên 85% diện tích đất lâm
nghiệp, trong đó diện tích rừng phục hồi lớn 25.126 ha chiếm 41,43 % tổng
diện tích đất lâm nghiệp [18]. Tuy nhiên do việc sử dụng rừng không hợp lý,
chƣa có biện pháp tác động hiệu quả vào rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng
còn nhiều hạn chế làm cho số lƣợng, chất lƣợng rừng ngày càng suy giảm,
hiệu quả của rừng đối với đời sống của con ngƣời không đƣợc đảm bảo, có
nhiều tác động tiêu cực đến môi trƣờng sống của con ngƣời nhƣ lũ quét, lở
đất, hạn hán ...


TÓM TẮT
Nghiên cứu khả năng phục hồi tự nhiên ở trạng thái Ic và trạng thái rừng IIa được tiến hành trên 36
ô tiêu chuẩn (OTC) thuộc 3 huyện Na Rì, Chợ Mới, Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, kết quả cho thấy:
Trạng thái IIa, có tổ thành loài cây gỗ cấu trúc đơn giản, các loài chủ yếu như: Dẻ, Bồ đề, Kháo,
Lim xẹt, Tông dù, Táu muối… nhưng có vai trò quan trọng cho quá trình tái sinh hạt dưới tán rừng
và khu vực lân cận. Tổ thành cây tái sinh trạng thái Ic và IIa chủ yếu là các loài ưa sáng mọc
nhanh, các loài Kháo, Muồng, Sồi gai, Dẻ trắng, Thành ngạnh, Trám trắng thuộc nhóm cây tái sinh
mục đích, cần duy trì để phục hồi thành rừng. Mật độ cây tái sinh dao động từ 2720-3600 cây/ha
(Ic) và 4960- 5520cây/ha (IIa), sinh trưởng trung bình và 60-80% tái sinh từ hạt, phân bố ngẫu
nhiên trên bề mặt đất rừng. Ngoài ra các đặc điểm về đất đai, độ tàn che, độ che phủ cây bụi thảm
tươi đều có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng phục hồi tự nhiên của rừng. Trên cơ sở các kết quả
phân tích, các giải pháp phục hồi rừng được đề xuất cụ thể dựa theo mật độ cây tái sinh triển vọng,
các đặc điểm cơ bản về đất đai, địa hình cho từng trạng thái Ic và IIa tại khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên, yếu tố ảnh hưởng, phân loại, giải pháp



KiSgWZLuJ1RI7Vf
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status