Nghiên cứu giải pháp phát triển và nâng cao năng lực thông tin đường sắt thuộc tổng công ty đường sắt Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Trình bày tổng quan về hệ thống viễn thông đường sắt và hiện trạng hệ thống viễn thông đường sắt Việt Nam, đi sâu tìm hiểu thực trạng của hệ thống truyền dẫn và các thiết bị đang được sử dụng, đặc biệt một số tổng đài số đang được sử dụng trên mạng viễn thông đường sắt, từ đó đưa ra một số giải pháp kỹ thuật của hệ thống thông tin đường sắt Việt Nam, cách vận hành khai thác hệ thống và xây dựng trung tâm điều hành thông tin
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VIỄN THÔNG ĐƯỜNG SẮT
1.1 Giới thiệu
1.2 Cấu trúc mạng viễn thông đường sắt
1.3 Các cách truyền dẫn
1.4 Hệ thống chuyển mạch
Chương 2: Hệ thống truyền DẫN
2.1 Hệ thống thông tin dây trần
2.1.1 Máy tải ba
2.1.2 Thiết bị thông tin chuyên dụng đường sắt
2.2 Hệ thống thông tin vô tuyến
2.2.1 Vi ba SIS
2.2.2 Vi ba G COM
2.3 Hệ thống thông tin quang
2.3.1 Tổng quan
2.3.2 Cấu hình mạng
2.3.3 Mạng quản lý hệ thống SDH
2.3.4 Thiết bị truyền dẫn SDH
2.3.4.1 Thiết bị 1660SM
2.3.4.2 Thiết bị 1650SMC
2.3.4.3 Thiết bị 1640FOX
2.3.4.4 Thiết bị kết nối chéo 1515 CXC
2.3.4.5 Thiết bị ghép kênh 2Mb/s 1511BA
2.3.4.6 Quản lý mạng
2.3.5 Hệ thống thiết bị kết nối với quân đội
2.3.5.1 Thiết bị MP 2100
2.3.5.2 Thiết bị DXC 8R
Chương 3: Hệ thống chuyển mạch
3.1 Tổng đài SR1000
3.2 Tổng đài Definity
3.3 Tổng đài Mattra 6550
Chương 4: Các giải pháp nâng cao năng lực mạng viễn thông đường sắt
4.1 Phương hướng hiện đại hoá mạng viễn thông đường sắt
4.2 Lựa chọn công nghệ và phương án kỹ thuật
4.2.1 Hệ thống truyền dẫn
4.2.2 Hệ thống đồng bộ
4.2.3 Hệ thống quản lý mạng SDH
4.2.4 Hệ thống chuyển mạch
4.2.5 Hệ thống thông tin chuyên dùng
4.2.6 Hệ thống giám sát, cảnh báo, đo tại tuyến
4.2.7 Hệ thống truyền số liệu
Kết luận
Tµi liÖu tham kh¶o Më ®Çu
Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng
bảo vệ tổ quốc và công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong xu thế hội nhập quốc tế.
Là doanh nghiệp nhà nước chủ lực về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông
tin tín hiệu đường sắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang tiếp tục từng
bước tự đổi mới, tiếp tục phát triển. Nhưng thực tế cơ sở hạ tầng và thông tin tín
hiệu đường sắt chỉ mới thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển, hiện đại hoá chứ
chưa thực hiện được chiến lược hội nhập và phát triển.
Trong bối cảnh các hệ thống thông tin số hiện đang phát triển rất mạnh
mẽ trên toàn thế giới và đã thay thế hầu hết các hệ thống thông tin tương tự, ở
nước ta, có thể nói rằng hiện nay gần như tất cả các hệ thống chuyển mạch và
truyền dẫn của ngành Bưu điện đều đã được số hoá. Nhưng đối với ngành
Đường sắt, tiến trình số hoá các hệ thống thông tin tín hiệu mới bắt đầu triển
khai ở một số tuyến một cách không đồng bộ. Hiện tại các hệ thống truyền dẫn
đường trục và hệ thống chuyển mạch đang được gấp rút hoàn thiện để đưa vào
vận hành khai thác.
Điều quan trọng là khi Việt Nam ra nhập WTO, thị trường Việt Nam (bao
gồm thị trường khoa học công nghệ) được mở cửa, cần thiết phải nhận thức rõ
vai trò và tầm quan trọng của WTO đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu nói
chung cũng như sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Ngành
Đường sắt Việt Nam đã coi đây là một bước quan trọng trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Do đó cơ sở hạ tầng và thông tin tín hiệu phải được đầu tư hợp
lý một cách đồng bộ để nâng cấp, thay mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến
trên thế giới. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và nâng cao chất
lượng với tất cả các loại hình dịch vụ của vận tải đường sắt.
Trong Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), hệ thống thông tin đường sắt đóng
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn chạy tàu, điều độ chỉ huy chạy
tầu, trực tiếp liên quan đến an toàn và hiệu quả sản xuất của kinh doanh vận tải
đường sắt. Tuy nhiên hiện nay trên hầu hết các tuyến đường sắt, hệ thống thông
tin đều đang sử dụng các thiết bị kỹ thuật tương tự. Hệ thống này đã không còn
thoả mãn chiến lược tăng tốc phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Với việc
nghiên cứu “Hệ thống thông tin Đường sắt và các giải pháp nâng cao năng lực
thông tin” đã trở thành nội dung quan trọng cho chiến lược “Hiện đại hoá thông
tin tín hiệu đường sắt Việt Nam”.
Hệ thống thông tin được nghiên cứu trong luận văn dựa trên cơ sở tổng
hợp các công nghệ tiên tiến đã được triển khai rộng rãi trong ngành đường sắt ở Để thực hiện mục tiêu đó và để đạt mục tiêu nâng cao năng lực thông tin,
ngành đường sắt đang từng bước thay thế các tổng đài cơ điện bằng các tổng đài
điện tử số hiện đại đồng thời sử dụng các cách truyền dẫn cáp quang để
thay thế cách truyền dẫn dây trần trên một số tuyến trọng điểm và sẽ tiếp
tục phát triển tại các tuyến khác.
4.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển
Phương hướng chung để phát triển hệ thống là: “Làm mới hệ thống thông
tin cáp quang, tổng đài điện tử số, tín hiệu bán tự động tiến đến tự động. Tham
gia thị trường viễn thông chung để tận dụng hết năng lực của Ngành Đường sắt”.
Do đó giải pháp công nghệ và kỹ thuật được lựa chọn cho hệ thống TTTH ĐS
phải đảm bảo cấc yêu cầu:
- Có công nghệ tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của công nghệ trên thế
giới, có tính kế thừa trong tương lai. Hệ thống TTTH được đầu tư phải có
cấu trúc mở, tính linh hoạt trong việc nâng cấp mở rộng, thỏa mãn các
tiêu chuẩn của liên minh Viễn thông quốc tế và các tiêu chuẩn kỹ thuật
của Việt Nam
- Hệ thống phải phù hợp với qui hoạch phát triển chung của ngành Đường
sắt, định hướng đến năm 2020.
- Hệ thống phải phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất, quản lý của ngành
Đường sắt, phù hợp với đặc điểm về địa hình và điều kiện thời tiết Việt
Nam, đáp ứng đầy đủ và hiệu quả các yêu cầu sản xuất, kinh doanh của
ngành Đường sắt.
- Hệ thống phải đảm bảo hoạt động an toàn, tin cậy, tiện lợi trong vận hành,
bảo dưỡng, thay thế và có hiệu quả trong đầu tư.
- Có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ thông tin đa dạng: thoại, hình ảnh,
dữ liệu … với chất lượng cao, ổn định.
Cụ thể là:
- Xây dựng mạng điện thoại quay số trung kế thuê bao kết nối với mạng quốc gia
với tắc nghẽn lưu lượng nhỏ nhất.
- Mạng thông tin truyền theo kiểu điểm - điểm và điểm-đa điểm với chất lượng
cao.
- Có băng tần rộng dùng cho các yêu cầu truyền dữ liệu đặc biệt là sử dụng cho
hệ thống điện thoại hội nghị truyền hình đa điểm.
- Xây dựng một mạng vô tuyến cung cấp đầy đủ và liên tục tiếng nói và dữ liệu
cho toàn bộ hệ thống thông tin đường tàu và điều khiển đoàn tàu.

7u6fuIeS4vSAUVK

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status