Chức năng môi trường hồ chứa Quan Sơn và phát triển bền vững - pdf 25

Chia sẻ cho ae luận văn thạc sỹ

Nghiên cứu chức năng môi trường hồ chứa Quan Sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hồ chứa Quan Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội với diện tích
mặt nước khoảng 959ha, chứa trong mình gần 100 ngọn núi đá với thảm thực vật đa
dạng cùng nhiều di tích lịch sử, là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của địa phương.
Chính vì vậy mà Hồ Quan Sơn được mệnh danh là "Hạ Long trên cạn" là điểm du
kịch khá hấp dẫn đối với du khách.
Cách thủ đô Hà Nội 50km trên tuyến du lịch Chùa Hương - khu nước khoáng
Kim Bôi, hồ Quan Sơn có lợi thế nằm trong tổng thể cụm tam giác du lịch tâm linh
- nghỉ ngơi - giải trí - dưỡng bệnh. Đến Quan Sơn du khách không khỏi ngỡ ngàng
trước cảnh đẹp trời mây, sông núi trùng điệp nơi đây. Quan Sơn còn ẩn chứa nhiều
dấu ấn một vùng văn hoá mang đậm các sắc thái lễ hội truyền thống và nếp sống
thuần khiết của làng quê Việt Nam. Sự hấp dẫn của Quan Sơn là cái đẹp tự nhiên,
thuần phác đến mức hoang sơ. Điểm đầu tiên du khách chen chân tới là bến đò hồ
Giang Nội, một trong ba hồ lớn ở Quan Sơn. Đứng trên bờ, du khách đã nhìn thấy
những dãy núi đá trùng điệp soi mình dưới dòng nước xanh mát của hồ. Núi ở đây
có tới 20 ngọn lớn nhỏ, kéo dài và ôm ấp các hồ nước. Lại có nhiều hòn đá lớn,
vách dựng đứng nằm giữa lòng hồ trông xa như những hòn đảo nhỏ.
Ngoài chức năng du lịch hồ chứa Quan Sơn còn có chức năng chính là cung
cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của các xã trong huyện Mỹ Đức. Hệ thống
cấp nước từ hồ Quan Sơn cho các xã của huyện Mỹ Đức có 7 trục kênh chính sau:
1.) Trạm bơm và hệ thống kênh Đồi Mo: Diện tích phụ trách của hệ thống
kênh này giới hạn từ kênh Đồng Mít thuộc xã Đồng Tâm (ở phía Bắc) cho tới kênh
Đồng Thơn – thôn Nội xã Thượng Lâm (ở phía Nam). Phía Đông giáp kênh 7 xã và
phía Tây giáp hệ thống hồ Quan Sơn. Cụm công trình này tưới cho khoảng 305ha
lúa của 2 xã Đồng Tâm và Thượng Lâm.
2.) Cống lấy nước và hệ thống kênh hồ 1: Diện tích tưới của hệ thống này
nối tiếp với hệ thống kênh Đồi Mo và kéo dài tới thôn Quýt. Cống đầu mối bằng
BTCT có kích thước 1,6 x 2,6m, với lưu lượng thiết kế 4,2m3
/s. Hệ thống kênh
chính bằng đất có chiều dài 4.338m diện tích phục vụ thực tế của của cụm công
trình này là 337ha.
3.) Cống lấy nước và hệ thống kênh hồ 2: Phục vụ diện tích tưới của xã An
Mỹ 665ha. Nối tiếp với hệ thống tưới từ kênh hồ 1 và kéo dài tới giáp kênh An Mỹ.
Cống đầu mối bằng BTCT có kích thước 1,6 x 2,3m, với lưu lượng thiết kế 4,6m3
/s.
Hệ thống kênh chính có chiều dài 6.930m, diện tích phục vụ thực tế của của cụm
công trình này là 665ha, ngoài nhiệm vụ đưa nước tưới cho diện tích canh tác dọc
theo 2 bên bờ, kênh hồ 2 còn có nhiệm vụ đưa nước vào kênh 7 xã để cấp cho các
trạm bơm dã chiến: trạm bơm Mỹ Thành và trạm bơm An Mỹ, phục vụ diện tích
tưới khoảng 50 ha vùng phía dưới của xã Mỹ Thành.
4.) Cống và hệ thống kênh Đồng Bưởi: Tưới cho 1/2 diện tích lúa của xã An
Mỹ. Hệ thống kênh có chiều dài 1.372m. Cống đầu mối có kích thước 0,8x1,0m.
Diện tích tưới 137ha thuộc xã An Mỹ.
5.) Cống và hệ thống kênh Núi Mối: Tưới cho 1/2 diện tích còn lại của xã An
Mỹ và một phần của xã Tuy Lai. Chiều dài kênh 988m, mặt cắt kênh tương tự như
kênh Đồng Bưởi, diện tích phục vụ tưới 77ha cho 1 phần diện tích của 2 xã An Mỹ
và Tuy Lai.
6.) Cống và hệ thống kênh Bình Lạng: Đây là hệ thống kênh có chiều dài
tương đối lớn 4.514m. Cống đầu mối bằng BTCT có kích thước 2,2 x 2,7m, với lưu
lượng thiết kế 5,9 m3
/s. Diện tích phục vụ thực tế của của cụm công trình này là
886ha cho xã Hồng Sơn và 1 phần của xã Hợp Tiến.
7.) Cống và hệ thống kênh Cầu Dậm: Cống Cầu Dậm có 2 cửa kích thước
2,8x1,78m. Chiều dài kênh 8.599m, tưới cho 1.238ha lúa của các xã Hợp Tiến, Phù
Lưu Tế và 1 phần thị trấn Đại Nghĩa.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn: “Nghiên cứu chức năng môi
trường hồ chứa Quan Sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững” được
thực hiện nhằm nghiên cứu đánh giá các chức năng môi trường của hồ chứa Quan Sơn, các tác động đến môi trường hồ chứa từ đó có những định hướng sử dụng hợp
lý cho phát triển bền vững.
2. Cấu trúc của đề tài luận văn
Bản luận văn này bao gồm các nội dung chính sau;
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo và phụ lục


G96t0W1uS1erXYd
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status